TTLA: Nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng – nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ)

Thứ tư - 25/11/2015 22:41

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Lan Anh 

2. Giới tính: Nữ                              

3. Ngày sinh: 25 – 10 – 1981 

4. Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng – nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ)

8. Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ              Mã số: 62.22.01.01                 

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã hoàn thành việc phân tích và chứng minh sự chuyển đổi chức năng - nghĩa trong ba loại từ loại cơ bản (danh từ, động từ và tính từ) của tiếng Việt trên ngữ liệu thuật ngữ khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó khẳng định bản chất và nguyên nhân của sự chuyển đổi từ thường thành thuật ngữ trong tiếng Việt và đây là một trong những con đường cấu tạo và phát triển hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng tiếng Việt không chỉ xảy ra sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ lĩnh vực đời thường sang một lĩnh vực chuyên môn mà nó còn có khả năng chuyển đổi sang nhiều lĩnh vực chuyên môn khác. Thậm chí trong một lĩnh vực chuyên môn, một thuật ngữ còn bao hàm nhiều nội dung chuyên môn khác nhau. Sự chuyển đổi này xảy ra theo hai phương thức chuyển nghĩa chính là ẩn dụ và hoán dụ ngữ nghĩa. Kết quả từ việc thống kê và phân tích về sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng đã cho thấy ngoài những ưu điểm về tính tiết kiệm, tiện lợi cho việc hình thành hệ thống thuật ngữ tiếng Việt thì cũng có những bất cập và hạn chế, đó là xảy ra tình trạng đa nghĩa thuật ngữ và đồng nghĩa thuật ngữ. Trước những thực trạng đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học, tính chính xác cho thuật ngữ. Trong đó, giải pháp đồng âm hóa để đơn khái niệm hóa thuật ngữ đa khái niệm, đa nội dung giải thích trong từ điển là cần thiết. Nó không những giúp chuẩn hóa nhận diện về nội dung nghĩa thuật ngữ là nghĩa biểu niệm, đơn nghĩa trong hệ thống thuật ngữ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả tri nhận cho người tiếp nhận tri thức qua từ điển. Đây cũng là giải pháp góp phần giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm từ điển.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Luận án phần nào cung cấp nguồn tư liệu cho các công trình nghiên cứu sự phát triển của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, bởi hệ thuật ngữ là một bộ phận của vốn từ vựng phản ánh sự biến đổi và phát triển của xã hội Việt Nam nhanh nhất, mạnh nhất trong thời hiện đại. Kết quả nghiên cứu đóng góp tư liệu cho việc chuẩn hóa, giữ gìn sự trong sáng và sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế; giúp ích cho công việc nghiên cứu và biên soạn các loại từ điển đang rất cần thiết và phát triển hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Tiếp tục nghiên cứu sự chuyển đổi chức năng - nghĩa thuật ngữ sang từ thường. Tiến tới biên soạn một cuốn sách chuyên khảo về quá trình chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

- Lê Thị Lan Anh (2006), “Thử ứng dụng một số cách giải nghĩa từ cho người nước ngoài học tiếng Việt ở trình độ cơ sở”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Việt Nam học và Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.7-13.

- Lê Thị Lan Anh (2007), “Về hiện tượng chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi danh từ tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (6), tr.12-16.

- Lê Thị Lan Anh (2010), “Về hiện tượng chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi tính từ tiếng Việt”, Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc 2010: Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ ở Việt Nam, tr.3-7.

- Lê Thị Lan Anh (2015), “Thuật ngữ hóa từ thông thường: một trong các con đường tạo thành thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (5), tr.19-23.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name:  Le Thi Lan Anh                    2. Sex: Female

3. Date of birth: October 25th, 1981            4. Place of birth: Hanoi, Vietnam

5. Admission of decision number: 3676/QD-SDH, date October 28th, 2009, issued by the President of Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: none

7. Official thesis title: A study of the transformation of function and meaning of lexical units in Vietnamese language (based on terminological materials)

8. Major: Theory of Linguistics                   Code: 62.22.01.01

9. Supervisors:  Prof. Dr. Le Quang Thiem

10. Summary of the new findings of the thesis:

This thesis has completed the analysis and proved the transformation of function and meaning of commonly used words into terminology, which occurs in three main categories (noun, verb and adjective) in Vietnamese language (based on scientific terminology materials), both in the field of natural sciences and in the field of social sciences and humanities. The outcome of an analysis from eight special dictionaries points out that this transformation happened from the everyday style into not only a scientific sector but also many different scientific sectors. Even in one science sector, a single term signifies several concepts. This is one of the ways to establish and contribute to development of the Vietnamese terminology system effectively and economically. Besides that, there are also some certain limitations and shortcomings such as phenomena of polysemous terms and synonymous terms. That breaks the rule that terms need to contain one meaning to avoid ambiguity and misunderstanding. Facing this reality, the thesis gives some solutions to ensure the accuracy and science of terms. In particular, polysemantic terms split into homonymous terms is a critical solution. This not only helps standardize the identification of terminological concepts as scientific concepts and nomosemy in a terminology system, but also contributes to improving the efficiency of receiving cognitive knowledge through dictionaries. This solution also contributes to standardization, preserving the purity of the Vietnamese language and improving the quality of dictionaries.

11. Practical applicability:

This thesis partly provides resources for researching about the development of Vietnamese lexical-semantics because the terminology system, which is a part of the vocabulary, reflects the all the changes and development of Vietnam society in the quickest and clearest way. The research results contribute materials to the standardization of Vietnamese language, preserving the purity and the development of the Vietnamese language during the process of industrialization, modernization, regional integration and international cooperation; they are also useful for researching and compiling of dictionaries.

12. Further research direction:

Continue to study the transformation of function and meaning of terminology into commonly used words, towards compiling a textbook about the transformation of function and the meaning of lexical units in Vietnamese language.

14. Thesis-related publications

- Le Thi Lan Anh (2006), “Applying some ways of explanation for word meaning for foreigners learning Vietnamese at basic level”, Yearbook of Scientific Conference: Vietnamese studies and Vietnamese language, Vietnam National University Publishing House, pp.7-13.

- Le Thi Lan Anh (2007), “About the transformation of function and meaning of Vietnamese nouns (based on terminological materials)”, Language and life (6), pp.12-16.

- Le Thi Lan Anh (2010), ““About the transformation of function and meaning of Vietnamese adjectives”, National Linguistics Conference 2010: Linguistics and languages in Vietnam, pp.3-7.

- Le Thi Lan Anh (2015), “The transformation of everyday vocabulary into terminology: one of the ways to establish the Vietnamese terminology system”, Language and life (5), pp.19-23.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây