Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thu Hiền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/5/1978
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 149/SĐH, ngày 06/7/2005 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định cho phép tạm ngừng học tập số 1892/QĐ-SĐH, ngày 27/5/2009, của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ 01/6/2009 đến ngày 01/6/2011.
- Quyết định cho phép gia hạn số 570/QĐ-SĐH, ngày 12/7/2011, của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, thời hạn từ 06/7/2011- 06/7/2012.
- Quyết định trả về cơ quan số 593/QĐ-SĐH ngày 06/7/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV.
7. Tên đề tài luận án: “Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông”
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
9. Mã số: 62 22 01 21
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn và GS.TS. Trần Ngọc Vương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án phác họa được quá trình điển phạm hóa văn học nhà Nho ở Việt Nam, đồng thời qua đó cũng có thể nhìn nhận tiến trình văn học Việt Nam một cách liền mạch và có hệ thống từ góc độ sự ảnh hưởng của Nho giáo tới văn học.
- Luận án xác định được những đặc trưng của văn học nhà Nho, từ đó soi chiếu các tác giả Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông và nhất là tác phẩm của họ dưới góc độ điển phạm hóa của văn học nhà Nho.
- Nhận diện được sự vận động của từng yếu tố văn học qua ba tác giả trong quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có sử dụng để biên soạn giáo trình văn học Việt Nam thế kỷ X- XIX, đồng thời có thể trở thành chuyên luận tham khảo và giảng dạy cho sinh viên cũng như học viên cao học của ngành Văn học.
13: Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu quá trình giải điển phạm và xác lập điển phạm mới của sau thế kỷ XV.
- Xem xét quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho Việt Nam trong bối cảnh khu vực Đông Á.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Đỗ Thu Hiền (2006), “Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIV- đầu thế kỷ XV- nhìn từ nhân tố giáo dục khoa cử”, Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 165-178.
2. Đỗ Thu Hiền (2006), “Sự chuyển đổi loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thế kỷ XIV”, Tạp chí khoa học- Khoa học xã hội và nhân văn (3), Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 11-19.
3. Đỗ Thu Hiền (2007), “Các loại hình tác giả trong văn học thời Lý- Trần”, Văn học Việt Nam thế kỷ X- XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 379-403.
4. Đỗ Thu Hiền (2012), “Băng Hồ di sự lục của Nguyễn Trãi và vấn đề con người thực Trần Nguyên Đán”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (3), tr. 73-86.
5. Đỗ Thu Hiền (2012), “Hình tượng con người trong thơ văn Nguyễn Phi Khanh”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (335), tr. 55-60.
6. Đỗ Thu Hiền (2013), “Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Trãi”, Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Ngành Hán Nôm (1972-2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 427-444.
1. Full name: DO THU HIEN
2. Sex: female
3. Date of birth: 30/5/1978
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 149/SĐH, dated 06/7/2005, by President of Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Deferring decision number 1892/QD-SDH, dated 27/5/2009, by President of Vietnam National University Hanoi, from 01/6/2009 to 01/6/2011.
- Extending decision number 570/QD-SDH, dated 12/7/2011, by Rector of University of Social Sciences and Humanities, from 06/7/2011 to 06/7/2012.
- Finishing decision number 93/QD-SDH, dated 06/07/2012 by Rector of University of Social Sciences and Humanities.
7. Offical thesis title: The Canonization of Confucian Literature, from Tran Nhan Tong through Nguyen Trai to Le Thanh Tong
8. Major: Vietnamese Literature
9. Code: 62 22 01 21
10. Supervisors: Ass.Prof. PhD. Nguyen Kim Son, PhD
Prof. PhD. Tran Ngoc Vuong
11. Summery of the new findings of the thesis:
- The thesis studies the process of the canonization of Confucian literature. Vietnamese medieval literature is considered as a continuous and systematic progress from the aspect of the influence of Confucianism on literature.
- Authors Tran Nhan Tong, Nguyen Trai and Le Thanh Tong and their works are determined in the canonization of the Confucian literature.
- The thesis contributes to point out the evolution of the literary factors in the canonization of the Confucian literature.
12. Practical applicability:
There thesis might be a part of textbook on Vietnamese Literature History from the 10th to the 19th Century course. It also might become content of a course for student and graduated student of the Literature major.
13. Further research direction:
- Studying the decanonization and the canonization after the 15th century.
- Studying the canonization of Vietnamese Confucian literature in the context of East Asia.
14. Thesis-related publication:
1. Do Thu Hien (2006), “Vietnamese Literature from the late 14th Century to the Early 15th Century- from the Viewpoint of Confucian Education and Examination”, New Issue in Researching and Teaching Literature, Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 165-178.
2. Do Thu Hien (2006), “The Change of the Writer Styles in Vietnamese Literature in the 14th Century”, Journal of Science- Social Science and Humanities (3), Vietnam National University, Hanoi, pp. 11-19.
3. Do Thu Hien (2007), “The Writer Styles in Literature in the Ly- Tran Dynasties”, Vietnamese Literature from the 10th Century to the 19th Century, Vietnam Education Publishing House, Hanoi, pp. 379-403.
4. Do Thu Hien (2012), “Nguyen Trai’s Bang Ho Di Su Luc and the Very Nature of Tran Nguyen Dan”, Literature Studies (3), pp. 73-86.
5. Do Thu Hien (2012), “Human Image in Nguyen Phi Khanh’s Literature Works”, Culture and Arts Magazine (335), pp. 55-60.
6. Do Thu Hien (2013), “The relationship between aesthetical subject and object in Nguyen Trai’s poetry”, 40 Years of Training and Researching Classical Chinese and Sino Nom(1972-2012), Vietnam National University Press, Hanoi, pp. 427-444.
Tác giả: Đỗ Thu Hiền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn