TTLA: Quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (1989 - 2009)

Thứ hai - 15/08/2016 04:20

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Thu Giang  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15. 07. 1977                                        

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3676/QĐ-SĐH, ngày của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (1989 - 2009)

8. Chuyên ngành:  Đông Nam Á học                         Mã số: 62.31.50.10

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh

10. Tóm tắt kết quả mới của luận án:

- Phát hiện 1: Luận án đã chỉ ra rằng những chuyển biến trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (1989 – 2009) chịu ảnh hưởng rõ nét từ sự thay đổi của tình hình quan hệ quốc tế, khu vực và trong nước sau Chiến tranh Lạnh và phản ánh rõ sự thay đổi trong nhận thức của mỗi bên về đối tác trong diễn biến mới của tình hình thế giới và khu vực.

- Phát hiện 2: Luận án cho thấy quan hệ Hàn Quốc – ASEAN ban đầu xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an ninh nhưng phát huy hiệu quả nhất trên lĩnh vực kinh tế. Trước chiến tranh lạnh, quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an ninh nhưng cũng không đạt được hiệu quả thiết thực do còn chịu quá nhiều ảnh hưởng từ sự chi phối của Mỹ. Sau chiến tranh lạnh, bên cạnh nhu cầu đảm bảo an ninh và đối phó với những biến động trong tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợp tác kinh tế xuất hiện.

- Phát hiện 3: Luận án đã chỉ ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại của ASEAN và Hàn Quốc trong giai đoạn 1989 - 2009 nhằm hòa vào dòng chảy của khu vực nhưng vẫn chưa khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong dòng chảy đó do bị phân tán bởi nhiều vấn đề trong và ngoài nước.

- Phát hiện 4: Thông qua việc phân tích sự biến đổi trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như những lợi thế của mỗi bên trong tình hình quốc tế khu vực, luận án đã chỉ ra những đặc điểm và tác động của mối quan hệ này đối với mỗi chủ thể, đối với mối quan hệ ASEAN – Hàn Quốc và với trật tự quan hệ quốc tế khu vực Đông Á. Luận án cũng có được nhận định rằng quan hệ ASEAN – Hàn Quốc có thể trở thành một nhân tố hàng đầu trong việc cân bằng các mối quan hệ đang có nhiều biến động giữa các nước láng giềng ở Đông Á nếu biết tận dụng vị trí địa – chính trị độc đáo và những ưu thế đặc biệt trong khu vực.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án đã góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về quan hệ ASEAN – Hàn Quốc ở các giai đoạn sau cũng như về quá trình phát triển của mối quan hệ này. Đồng thời, luận án cũng cung cấp cứ liệu thực tế cho các nghiên cứu lý thuyết về quan hệ quốc tế châu Á, đặc biệt là về vai trò của các quyền lực hạng trung trong quan hệ quốc tế cũng như các nghiên cứu về khu vực Đông Á.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, vai trò của quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc để làm rõ những chuyển biến trong nhận thức về đối phương của hai thực thể quan hệ, ở một mức độ nhất định, luận án đóng góp các luận cứ khoa học cần thiết giúp cho việc hoạch định các chính sách trong quan hệ với Hàn Quốc với tư cách là thành viên của ASEAN, giúp cho Việt Nam hình thành các ý tưởng thúc đẩy quan hệ ASEAN – Hàn Quốc, Hàn Quốc – Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế khu vực nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu những biến chuyển trong quan hệ đối tác ASEAN – Hàn Quốc.

- Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc trên các lĩnh vực và giữa các thành viên Hiệp hội.

- Nghiên cứu chính sách đối ngoại của ASEAN và Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế khu vực.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Lê Thị Thu Giang (2012), “Các chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (10-140), ISSN: 0868 – 3646, tr. 15 - 24.

- Lê Thị Thu Giang (2014), “Quan điểm và chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với vấn đề liên kết Đông Á”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (2-156), ISSN: 0868 – 3646, tr.9 – 20.

- Lê Thị Thu Giang (2015), “Hàn Quốc trong quan hệ với ASEAN: từ đối tác đối thoại đến đối tác toàn diện (2991 - 2009)”, Tạp chí điện tử trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=515.

- Lê Thị Thu Giang (2015), 아세안 – 한국 관계: 대화 파트너에서 전발적 동발자로 (1991 – 2009), The 11th Wordlwide Consortium of Korean Studies Centers Workshop: Integrating into future – the Spreading of Korean Studies in Developing Regions, Fudan University, Sanghai, pg. 178 – 208. (“Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc: từ đối tác đối thoại đến đối tác toàn diện (1991 - 2009)”, Hội thảo Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc học quốc tế lần thứ 11: Hội nhập tương lai – Sự phát triển của nghiên cứu Hàn Quốc học tại các quốc gia đang phát triển, Đại học Phú Đan,Thượng Hải, tr. 178 - 208.

- Lê Thị Thu Giang (2015), “Quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc trong cục diện chính trị Đông Á (1989 - 1991)”, Phương Đông truyền thống và hiện đại, ISBN: 978-604-77-1830-6, Nxb Thế giới, tr. 171 – 188.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Le Thi Thu Giang                    2. Sex: Female

3. Date of Birth: 15. 07. 1977                       4. Place of Birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 3676/QĐ-SĐH, by the President of Vietnam National University - Ha Noi.

6. Changes in academic process: No

7. Thesis title: The process of building ASEAN - ROK comprehensive cooperation partnership (1989 - 2009)

8. Major:  Southeast Asian Studies                Code: 62.31.50.10

9. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Quang Minh

10. Summary of the new findings of the thesis:

- Finding 1: The thesis points out the changes in the process of building a comprehensive cooperation partnership between ASEAN - South Korea (1989 - 2009) that have been directly influenced from the changes in international relations, regional and local context after the Cold War and reflected the changes in the perception of each side on the partners in the new developments in the world and regions. 

-  Finding 2: The thesis has also examined that Korean relations - ASEAN originally derived from the need to ensure security, especially in economic sectors. Before the Cold War, the relations between Korean-ASEAN came from the need to ensure security, however, the practical results have not been effectively achieved due to the influence from the domination of the US. After the Cold War, beside the need to ensure security and deal with these changes in the regional and the world context, the needs for economic cooperation appearred.

- Finding 3: The thesis points out the changes in ASEAN and Korean foreign policy during the period 1989 - 2009 in order to merge into the flow of the region, However, they have not yet confirmed the role and position in that flow due to being distracted by national and international problems. 

- Finding 4: By analyzing the changes in the ASEAN - Korean relations as well as the advantages of each side in regional and international context, the thesis points out the characteristics and the impact of this relationship for each subject, for ASEAN relationship - South Korea and the order of international relations in East Asia. The thesis also has confirmed that the ASEAN - South Korean relations may become a leading factor in balancing the relationships that are volatile between neighboring countries in East Asia in case of taking an unique geopolitical advantages in the region

11. Practical applicability, if any:

- The thesis has contributed to provide the scientific basis for the study of relations between ASEAN - South Korea in the later stages as well as the development process of this relationship. At the same time, the thesis also provides practical evidence for the theoretical study of international relations in Asia, especially the role of the power middle in international relations and East Asian studies.  

- Based on analyzing and reviewing the achievements, limitations and the role of the comprehensive cooperation partnerships between ASEAN – Korea, we clarify the changes in the perception on the relationship the two entities. At a certain level, the thesis contributes the necessary scientific foundation to help the formulation of policy in relation to South Korea as a member of ASEAN and help Vietnam shape the ideas to promote ASEAN- Korean relations, Korea - Vietnam relations as well as international relations in general.

12. Further research directions, if any:

- Continue to study the transition in partnership relation between ASEAN - South Korea.

- Relations between ASEAN - South Korea on the field and between the members of the Association.  

- Look at the foreign policy of ASEAN and Korea in international and regional context.

13. Thesis –related publications:

- Le Thi Thu Giang (2012), “The policy of the Korean government to issue of  Korean peninsula unification”, Journal of Northeast Asian studies, No. 10 (140), ISSN: 0868-3646, pp.15 - 24.   

- Le Thi Thu Giang (2014), “The views and policies of the Korean government to the East Asian linkage issues”, Journal of Northeast Asian studies, (2-156), ISSN: 0868-3646, pp.9 - 20.  

- Le Thi Thu Giang (2015), Korea in relation to ASEAN: from dialogue partners to comprehensive cooperation partnership(2991 - 2009)”, Electronic Journal of Research Center Korea, Institute Northeast Asian studies, http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=515.

- Le Thi Thu Giang (2015), 아세안 – 한국 관계: 대화 파트너에서 전발적 동발자로 (1991 – 2009), The 11th Wordlwide Consortium of Korean Studies Centers Workshop: Integrating into future – the Spreading of Korean Studies in Developing Regions, Fudan University, Sanghai, pp. 178 – 208.

- Le Thi Thu Giang (2015), “The process of building a ASEAN - ROK comprehensive cooperation partnership in East Asia politics (1989 - 1991)”, Oriental Tradition and Contemporary, ISBN: 978-604-77-1830-6, World Publishing House, pp. 171-188.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây