TTLA: Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

Thứ năm - 11/08/2016 05:01

   THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hoàng Hưng          

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19-07-1979                                      

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.  

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Điều chỉnh tên đề tài luận án, Quyết định: 209/QĐ-SĐH, ngày 9 tháng 2 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới                   Mã số: 62.22.03.11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Phan Hải Linh, Hướng dẫn phụ: GS. Phan Huy Lê

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Phát hiện 1: Trong thời Kamakura hay thời Lê sơ, ruộng đất vẫn được coi là loại hình tài sản cơ bản nhất được chính quyền quan tâm. Đây cũng là loại tài sản được sử dụng phổ biến cho mối quan hệ trao và hưởng thừa kế.

Phát hiện 2: Ngự thành bại thức mục là văn bản pháp luật được Mạc phủ Kamakura ban hành để tạo ra cơ sở pháp lý, bảo vệ nền tảng kinh tế cho đẳng cấp võ sĩ và cân bằng quyền lực với các thế lực đương thời.

Phát hiện 3: Cùng với sự phát triển của chính quyền Kamakura, quyền sở hữu và quản lý tài sản được nhất thể hóa vào vị trí của trưởng nam. Sự độc lập về kinh tế của người phụ nữ trong gia đình võ sĩ ngày càng yếu thế và dần trở nên phụ thuộc vào gia đình võ sĩ nhà chồng.

Phát hiện 4: Chế độ phong kiến của Mạc phủ Kamakura dựa trên mối quan hệ tôn chủ - bồi thần mang tính phân quyền sâu sắc. Mối quan hệ này càng trải qua xung đột trong đất nước càng trở nên gắn bó, mạnh mẽ nhưng lại dễ tổn thương sau khi nhận tác động từ các thế lực vũ trang hải ngoại.

11. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Những kết quả nghiên cứu này, sẽ gợi mở về phương pháp tiếp cận nghiên cứu các bộ luật khác của các Mạc phủ sau đó cho những nghiên cứu của bản thân, của sinh viên…

- Được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy môn Lịch sử Nhật Bản thời trung thế.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu về các quy định về ly dị, đối tượng chính là phụ nữ thời kỳ Kamakura, dưới góc độ giới (gender)

- Nghiên cứu chế độ phong kiến Nhật Bản dưới góc độ thừa kế tài sản

- Nghiên cứu các quy định về nhận con nuôi thời trung thế Nhật Bản

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

(1). Phạm Hoàng Hưng (2014), "Võ sĩ Nhật Bản thời trung thế và ý thức thừa kế", Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Lịch sử,Văn hóa và ngoại giao: Sức sống của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 99-117.

(2). Phạm Hoàng Hưng (2016), "Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục", Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (179), tr. 70-79.

 

INFORMATION ON THE DOCTORAL THESIS

1. Full name: Pham Hoang Hung                           2. Sex:  Male

3. Date of birth: 19th July 1979                              4. Place of birth:  Hanoi

5. Admission decision number: 3676/QĐ-SĐH, dated 28th October 2009 by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:  Decision No. 209/QĐ-SĐH of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi dated 9th February, 2015 on giving permission to change the thesis title.

7. Official title of thesis: Property inheritance in Goseibai shikimoku and comparision with Quoc trieu hinh luat

8. Major: World History                                         Code:  62.22.03.11

9. Supervisor: First Supervisor: Assoc. Prof, Dr.  Phan Hai Linh, Second Supervisor: Prof. Phan Huy Le

10. Summary of thesis’s new findings:

- In the Kamakura period or period of Le so, the land is still considered the most basic type of property concerned by the authority. This is also the commonly used type of property for giving inheritance and inheriting.

- Goseibai shikimoku is the legal texts issued by the Kamakura to create a legal basis for protecting the economic base for warriors and balancing warriors’ power with the contemporary forces’.

- Along with the development of the Kamakura authority, the powers of property ownership and management are embodied in the primary son’s position. Women’s economic independence in the warrior families has become weaker and dependent on their husband's warrior families.

- Feudalism of the Kamakura is based on the deeply-decentralized master-vassal relationship. The more this relationship experienced the domestic conflicts, the more cohesive and powerful it became. However, it was more vulnerable after being impacted by the oversea armed forces.

11. Practical applicability, if any:           

- The findings of this study will suggest approaches to research other laws of the following Kamakura periods;

- The findings are used as a reference for the subject of Japanese History in the medieval period.

12. Further research directions, if any:

- Research on regulations concerning divorce and women of Kamakura period from the gender perspective.

- Research on the Japanese feudalism from the perspective of property inheritance.

- Research on the child adoption in the medieval period.

13. Thesis - related publications: 

 (1). Pham Hoang Hung (2014), "Japanese warriors and their inheritance thoughts in the medieval period", International conference celebrating the 40th anniversary of their diplomatic relationship: History, Culture and cultural diplomacy:  revitalizing Vietnam - Japan relations in the new regional and international context, Vietnam National University Press, Hanoi.

(2). Pham Hoang Hung (2016), "Property inheritance in Goseibai shikimoku", Vietnam Review of Northeast Asian Studies (179), pp. 70-79.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây