TTLA: Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam

Chủ nhật - 28/08/2016 23:13

   THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Kim Bình

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/02/1969

4. Nơi sinh: Quảng Ngãi

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH, ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam

8. Chuyên ngành: Lưu trữ học                      Mã số: 62.32.24.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, TS. Nguyễn Thị Liên Hương

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn tiễn hoạt động của các TĐKTNN từ khái niệm, lịch sử hình thành phát triển đến đặc điểm tổ chức, vị trí và vai trò  của chúng đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, phân tích xu hướng hoàn thiện và phát triển các Tập đoàn này trong tương lai khi thực hiện tái cơ cấu kinh tế. Luận cũng làm rõ thành phần, nội dung, ý nghĩa và nêu bật tính đặc thù TLLT hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ hợp doanh nghiệp này.

- Hệ thống lại cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý công tác lưu trữ để thấy được những bất cập khi được vận dụng vào thực tiễn công tác lưu trữ của các TĐKTNN.

- Tổng kết thực tiễn tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của một số TĐKTNN trong thời gian qua; phân tích các nguyên nhân của những bất cập trong tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các Tập đoàn hiện nay.

- Đề xuất các nguyên tắc và một số giải pháp để tổ chức và quản lý công tác lưu trữ phù hợp đặc điểm tổ chức, hoạt động, đặc thù tài liệu của các TĐKTNN hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án đánh giá một cách toàn diện thực tế công tác lưu trữ của các TĐKTNN. Qua đó có thể thấy được những điểm mạnh, những hạn chế để có hướng khắc phục, hoàn thiện từ các góc độ khác nhau của công tác lưu trữ của các TĐKTNN nói riêng, của ngành lưu trữ Việt Nam nói chung.

- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các Tập đoàn, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trong việc tổ chức và quản lý công tác lưu trữ của các TĐKTNN nói riêng, ngành lưu trữ nói chung nhằm bảo quản an toàn, khai thác sử dụng có hiệu quả các giá trị, ý nghĩa tự thân của TLLT phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và cho đất nước. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu cho các trường đại học có đào tạo chuyên ngành lưu trữ học; các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ của các cơ quan quản lý ngành và của các TĐKTNN.

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Khối lượng, thành phần các loại hình tài liệu hình thành ở các đơn vị thành viên của từng TĐKTNN;

- Tác động của chỉnh lý khoa học tài liệu đến chất lượng hồ sơ lưu trữ tại các TĐKTNN;

- Tình hình khai thác sử dụng TLLT phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKTNN;

- Nghiên cứu xây dựng bảng kê thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu khoa học kỹ thuật hình thành trong quá trình hoạt động của các TĐKTNN;

- Trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ cán bộ lưu trữ của các TĐKTNN;

- Quản lý nhà nước công tác lưu trữ của các TĐKTNN đáp ứng với xu hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu….

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Kim Bình (2004), “Một số biện pháp bước đầu nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ của các doanh nghiệp”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (5), tr 131-134.

2. Nguyễn Thị Kim Bình (2008), “Những vấn đề cần xem xét trong quản lý công tác lưu trữ ở các Tập đoàn kinh tế Việt Nam”,  Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam  (4), tr 5-8.

3. Nguyễn Thị Kim Bình (2009), Quản lý tài liệu lưu trữ khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thành viên ở đơn vị thành viên các Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam,  Đề tài NCKH cấp cơ sở.

4. Nguyễn Thị Kim Bình (2010),Giá trị tài liệu lưu trữ của doanh nghiệp phục vụ nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”,  Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân Văn,  NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 141-155.

5. Nguyễn Thị Kim Bình (2009), “Cơ sở pháp lý của việc quản lý tài liệu khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thành viên ở đơn vị thành viên các Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam  (6), tr 12-16.

6. Nguyễn Thị Kim Bình (2012), “Vấn đề quản lý tài liệu lưu trữ khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (4), tr 5-9.

7. Nguyễn Thị Kim Bình (2013),Giá trị của tài liệu hình thành trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và giải pháp lưu trữ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Phát huy gía trị tài liệu lưu trữ nhân dân, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr 373-396.

8. Nguyễn Thị Kim Bình (2014), “Đặc điểm tài liệu lưu trữ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam  (12), tr 5-10.

9. Nguyễn Thị Kim Bình (2015), “Quy định lưu trữ tài liệu doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam  (10), tr 10-16.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Name: Nguyen Thi Kim Binh                                2. Sex: Female

3. Date of birth: February 23, 1969                           4. Place of birth: Quang Ngai

5. Admission decision number: 3202/QĐ-SĐH   Dated: Nov 08, 2010 by President of the Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: None.

7. Official thesis title: Organize and manage the archive system of Vietnam Economic Groups. 

8. Major: Archival Science                                       Code: 62.32.24.01

9. Supervisors: Professor Sc.D. Nguyen Van Tham, PhD. Nguyen Thi Lien Huong

10. Summary of the new findings of the thesis

- Clarifying the issues of ratiocination and from practical operations of State-owned Economic Groups (SEG) from their concept, founding and establishing history to the characteristics, positions and roles in the National economy). Besides, the dissertation analyses the completion and development trend of those groups in the future during when implementing economic restructuring. It also clarifies the compositions, contents, significance and highlights the specific characteristics of archive formed during the operation of those SEG.

- Re-systematizing the rationales and legal foundation of archive work in order to find the inadequacies when it is applied in the SEG.

- Summarizing the result and analysing the inadequacy reasons of organizing and managing of archive work in the SEG in the recent years.

- Recommending the principles and solutions of archive work which are suitable with the current characteristics of the SEG’s organizing, activities and specific documentation and development trend in the future.   

11. Practical applicability

- The dissertation comprehensively assesses the actual archive work of SEG, thereby be able to spot out their strengths and limitations in order to figure out solutions for improvement from different angles of archive work of SEG in particular and of the Vietnam archive branch in general.

- The dissertation can be used as the reference documentation for the Authorities Groups , Departments, especially for the State Records Management and Achives Department of Vietnam in organizing and managing the archive work of SEG in particular and the archive branch in general in order to preserve safety, exploit and utilize effectively the values and significances of Archive to serve the operation activities of enterprises of the country. Moreover, this study can be used as the reference document for teaching, researching activities of universities which have Archive major; specialized training classes for staffs of the archive branch management bodies and SEG.    

 12. Further research directions 

- The volume, the elements of documents formed in the subsidiaries of each SEG;

- The impact of scientific documentation revising to quality of archives in SEG;

- The status of exploiting and utilizing the archives in serving the manufacturing and business activities of SEG;

- Study of establishing the schedule of preserving period of technical scientific documentations which are formed during operation of SEG;

- The quality of archive staff of SEG to meet the work requirements;

- State managing the archive works in SEG to meet the trend of ownership diversification.

13. Thesis -related publications

1.  Nguyen Thi Kim Binh (2004), “Some initial methods for implementing the state management to enterprise’ archive work”, Vietnam Archive Magazine (5), pp 131-143

2. Nguyen Thi Kim Binh (2008), “Issues should be considered in managing the archive work in Vietnam Economic Groups”, Vietnam Archive Magazine (4), pp 5-8

3. Nguyen Thi Kim Binh (2009), Managing the archives when changing the ownership form of the subsidiaries of Vietnam SEG, Seminar at Basic Science Research level. 

4. Nguyen Thi Kim Binh (2010), “The values of Corporate archives in supporting the research about Economy – Social development in Vietnam during reform period”,   Record of Science Workshop: Exploit and promote the values of archive in researching Social Sciences and Humanities, Publisher: Hanoi National University, pp 141-155

5. Nguyen Thi Kim Binh (2009), “Legal foundation of document management when changing the ownership form of the subsidiaries of Vietnam SEG”, Vietnam Archive Magazine (6), pp 12-16

6. Nguyen Thi Kim Binh (2012), “Issues in archives management when changing the ownership form of national corporates” , Vietnam Archive Magazine (4), pp 5-9.

7. Nguyen Thi Kim Binh (2013), “Values of documents formed during the business activities of private company and archive solution”, Record of International Science Workshop: Promote the values of people archive, Publisher Hanoi National University, pp 373-396.

8. Nguyen Thi Kim Binh (2014), “The archive characteristics of Vietnam SEG”, Vietnam Archive Magazine (12), pp 5-10.

9. Nguyen Thi Kim Binh (2015), “Regulations in enterprise archiving in Enterprise Law 2005 and Enterprise Law 2014”, Vietnam Archive Magazine (10), pp 10-16.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây