TTLA: Xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện na

Thứ năm - 01/06/2023 22:42
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Anh Dũng        2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 28/9/1990                               4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 3013 /2019/QĐ-XHNV ngày 30 tháng7 năm 2019 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
Thứ nhất, kéo dài thời gian đào tạo từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023 theo quyết định của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Thứ hai, Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh số 1599/QĐ-XHNV ngày23/06/2022 từ “Phát triển nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay” thành “Xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay”.
7. Tên đề tài luận án: Xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS             9. Mã số: 9229001.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Mai Quang Hiện
                                                     TS. Trần Thị Điểu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu:
Khái quát lý luận cơ bản về xây dựng lực lượng Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay; trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp mang lại hiệu quả cao trong quá trình xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay, đáp ứng yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đối tượng nghiên cứu:
Những nội dung bản chất về xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Đề tài luận án vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp tiếp cận giá trị để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp; khái quát hoá, trừu tượng hoá; hệ thống và cấu trúc; lôgíc và lịch sử; so sánh; điều tra xã hội học và phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia.
11.3. Các kết quả chính và kết luận
11.3.1. Các kết quả chính
- Làm rõ những vấn đề bản chất về xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
- Đánh giá thực trạng và yêu cầu cơ bản xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
 - Đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
11.3.2. Kết luận
Xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay là vấn đề hết sức phong phú, sâu sắc về mặt lý luận. Quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn ở các cơ quan, đơn vị cũng đa dạng và luôn có sự vận động, biến đổi không ngừng. Kết quả nghiên cứu của luận án đã bước hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, tập trung trên các khía cạnh cụ thể là:
- Những luận điểm của Hồ Chí Minh về Công an nhân dân vừa thể hiện rõ đặc trưng về bản chất, nguồn gốc hình thành chức năng, nhiệm vụ, vừa hàm chứa những tư tưởng sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đồng thời, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách người Công an nhân dân được thể hiện ở các chuẩn mực về phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác, đòi hỏi đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói chung, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Công nhân dân công tác tại cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc nói riêng.
- Thực chất xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay là quá trình liên tục giải quyết các mâu thuẫn nội tại liên quan đến hiện trạng còn hạn chế về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của mỗi chủ thể cán bộ, chiến sĩ Công an với yêu cầu đòi hỏi cao về hệ thống các yếu tố cấu thành nhân cách người Công an nhân dân cần phải có để tương xứng với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao trong tình hình hiện nay. Quá trình xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan, trong đó nổi lên là: Sự quy định của chất lượng đào tạo ở các trường Công an nhân dân; sự quy định của môi trường, cơ chế và chính sách bảo đảm trong quá trình công tác; sự quy định của chất lượng bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn công tác; sự quy định từ nhân tố chủ quan của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc
- Nhìn chung, quá trình triển khai thực hiện xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay ở các cơ quan, đơn vị có những chuyển biến tích cực, xu hướng tiến bộ ngày càng thể hiện rõ nét và có cơ sở khoa học, có tính bền vững cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, những ưu điểm đạt được thì vẫn còn tồn tại những bất cập, những hạn chế, khuyết điểm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại.
- Trên cơ sở khung lý luận và thực trạng, luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay. Mỗi giải pháp mặc dù có vị trí, vai trò và sự tác động không ngang bằng nhau đối với quá trình xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc hiện nay; tuy nhiên, nó luôn nằm trong tính chỉnh thể thống nhất, không tách rời và thường xuyên có sự tác động qua lại, thâm nhập và bổ sung cho nhau. Do đó, quá trình triển khai vận dụng trên thực tiễn bên cạnh việc tính toán tính trọng tâm, trọng điểm tùy theo tình hình nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, còn cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, không tuyệt đối hoá hay xem nhẹ bất cứ giải pháp nào để mang lại hiệu quả tác động cao nhất.

11.3.3. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
- Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý thuyết nghiên cứu về nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở, từ đó góp phần củng cố thêm luận cứ trong việc xây dựng và phát triển nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở không chỉ trên địa bàn Tây Bắc mà còn có thể nhân rộng trên phạm vi cả nước.
- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về các môn học liên quan đến đạo đức học trong các trường Công an nhân dân; gợi ý một số giải pháp để xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trong tình hình hiện nay.
- Những đề xuất của luận án có ý nghĩa nhất định trong việc thay đổi nhận thức của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cấp trong Công an nhân dân, từ đó góp phần hoạch định chính sách phù hợp, bám sát với tình hình thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây Bắc.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu các đặc điểm, nội dung, phương pháp mới tác động tới hoạt động xây dựng nhân cách người Công an nhân dân cấp cơ sở trên địa bàn Tây bắc trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Lê Anh Dũng (2020), “Phát triển nhân cách của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí tổ chức nhà nước (473), tr.37-41, ISSN: 2588-137X.
2. Lê Anh Dũng (2020), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên Công an nhân dân cấp cơ sở hiện nay”, Hội thảo khoa học: Trách nhiệm xã hội của thanh niên, sinh viên lý thuyết, thực tiễn, và những vấn đề đặt ra, Học viện quản lý giáo dục, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2020, tr. 157-161, ISBN:978-604-315-485-6.
3. Le Anh Dung (2020), “Pros and cons of social networks in education of human’s personality development”, Symposium On Social Science 2020, pp. 125-128, ISSN: 2745-8385.
4. Lê Anh Dũng (2021), “Xây dựng nhân cách người chiến sĩ công an nhân dân tiếp cận từ góc độ văn hóa”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (09), tr. 106-109, ISSN: 0866-8655.
5. Le Anh Dung (2021), “Идея хо ши мина по обучению личности народной полиции во Вьетнаме сегодня”, Государственная служба и кадры (No3), pp.132-134, ISSN: 2312-0444.
6. Le Anh Dung (2021), “Некоторы решения для улучшения революционной этики сотрудников Народной общественной безопасности в новой ситуации”, Образованние наук научный кадры (No4), pp. 263-265, ISSN: 2073-3305.
 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Le Anh Dung
  2. Sex: Male
  3. Date of birth: 28/09/1990
  4. Place of birth: Hoa Binh
  5. Amission decision number 3013/2019/QĐ-XHNV dated 30/7/2019 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
  6. Changes in academic prcess
Firstly, extending the training period from July 2022 to July 2023 according to the decision of the Univ ersity of Social Sciences and Humanities.
Secondly, Decision on adjusting the doctoral thesis topic of PhD student No.    1599/QĐ-XHNV dated 23/6/2022 from "Developing the personality of grassroots People's Public Security officers in the Northwest region today" into "Building the personality of grassroots People's Public Security officers in the Northwest region today".
  1. Officical thesis title: Building the personality of the grassroots People's Public Security Forces in the Northwest region today
  2. Major: CNDVBC&CNDVLS
  3. Code: 9229001.01
  4. Supervisors: Associate Professor Ph.D Mai Quang Hien
                                            Ph.D Tran Thi Dieu
  1. Summary of the new findings of the thesis
11.1. Purpose and research object of the thesis
Research purposes:
Overview of the basic theory of building grassroots People's Public Security force in the Northwest region today; on that basis, assess the current situation and propose solutions to bring about high efficiency in the process of building the character of the grassroots People's Public Security Forces in the Northwest region today, meeting the requirements of the position and position of the People's Public Security Forces. responsibilities and duties assigned.
Research subjects:
The essential contents of building the character of the grassroots People's Public Security Forces in the Northwest region today.
11.2. Research methods used
The thesis applies the dialectical materialistic method; value approach and using some specific research methods such as: Analysis and synthesis; generalization, abstraction; field survey; systems and structures; logic and history; compare; practical summaries; sociological investigation and method of consulting experts to solve the tasks set out by the thesis.
11.3. Major results and conclusions
11.3.1. The major results
- Clarifying the essential issues of building the personality of the grassroots People's Public Security Forces in the Northwest region today.
- Assessing the current situation and basic requirements for building the character of grassroots People's Public Security officers in the Northwest region today.
            - Proposing a number of basic, synchronous and feasible solutions to improve the effectiveness of building the personality of grassroots People's Public Security officers in the Northwest region today.
11.3.2. Conclusions
Building the character of grassroots People's Public Security officers in the Northwest is a matter of profound urgency both in theory and in practice. In fact, the process of building the character of the grassroots People's Public Security Forces in the Northwest region today is a continuous activity to resolve internal conflicts related to the current status of limited quality, capacity, working methods and styles of each subject of police officers and soldiers with high requirements and requirements for the elements constituting the personality of the People's Public Security Forces to be commensurate with their positions and positions responsibilities and tasks assigned in the current situation.
The process of building the personality of the People's Public Security at grassroots level in the Northwest is always under the influence of many factors both objective and subjective, of which emerging are: The regulation of training quality created at the People's Public Security schools; the regulations of the environment, mechanisms and policies to ensure in the course of work; the regulation of the quality of fostering and training in practice; regulations from subjective factors of officers and soldiers.
In general, the process of implementing the character building of grassroots People's Public Security officers in the Northwest region at the present time in agencies and units has had positive changes, the progressive trend is showing more and more clear and with a scientific basis, with high sustainability. However, besides the achievements and advantages achieved, there are still inadequacies, limitations, and shortcomings brought about by both objective and subjective causes.
On the basis of the theoretical framework and the actual situation, the thesis has proposed a system of basic solutions to build the personality of the grassroots People's Police in the Northwest region today. The solutions that the thesis proposes and explains are approached from the following aspects: perfecting mechanisms and policies; improve the quality of education and training of human resources for agencies and units in the People's Public Security system of schools in association with the output standards of the People's Public Security; improve the quality of fostering and training in practice; create a favorable working environment; promote the positivity and creativity of grassroots-level People's Public Security officers and soldiers in the Northwest region in self-cultivation and personal character building training. Each solution, despite having an unequal position, role and impact on the process of building the character of the grassroots People's Public Security Forces in the Northwest region today; however, it is always in the unity, inseparability, and often interacts, penetrates and complements each other. Therefore, the process of implementing and applying in practice besides calculating the focus and key depending on the specific task situation of each agency and unit, it is also necessary to carry out synchronous solutions, do not absolutize or undervalue any solution for maximum impact.
11.3.3. Prospect for practical application
- The thesis contributes to enriching the theoretical system of research on the personality of the People's Public Security at grassroots level, thereby contributing to strengthening the argument in building and developing the personality of the People's Public Security. grassroots level not only in the Northwest but also can be replicated nationwide.
- The thesis can be used as a reference for the study, research and teaching of subjects related to ethics in the People's Public Security schools; suggest some solutions to build the character of the People's Public Security at grassroots level in the current situation.
- The thesis's proposals have a certain meaning in changing the perception of Party committees and leaders at all levels in the People's Public Security, thereby contributing to appropriate policy making and keeping abreast of the situation. practices to improve the effectiveness of character building of grassroots People's Public Security officers in the Northwest region.
  1. Futher research directions
Research on new characteristics, contents and methods affecting the character building activities of grassroots People's Public Security officers in the Northwest in the context of complicated developments in the world and in the country.
  1. Thesis-related publications
1. Le Anh Dung (2020), “Developing the personality of officers and soldiers of the People's Public Security according to Ho Chi Minh's thought”, State organization magazine (No473), pp.37-41, ISSN: 2588-137X.
2. Le Anh Dung (2020), “Applying Ho Chi Minh's thought in improving the social responsibility of the youth of the People's Public Security at grassroots level today”, Scientific conference: Social responsibility of youth, students theory, practice, and issues raised, Academy of Educational Management, Hanoi National University Publishing House, Ha Noi 2020, pp. 157-161, ISBN:978-604-315-485-6.
3. Le Anh Dung (2020), “Pros and cons of social networks in education of human’s personality development”, Symposium On Social Science 2020, pp. 125-128, ISSN: 2745-8385.
4. Le Anh Dung (2021), “Building the personality of the people's police officer approaching from a cultural perspective”, Arts and Culture Magazine (No9), pp. 106-109, ISSN: 0866-8655.
5. Le Anh Dung (2021), “Идея хо ши мина по обучению личности народной полиции во Вьетнаме сегодня”, Государственная служба и кадры (No3), pp.132-134, ISSN: 2312-0444.
6. Le Anh Dung (2021), “Некоторы решения для улучшения революционной этики сотрудников Народной общественной безопасности в новой ситуации”, Образованние наук научный кадры (No4), pp. 263-265, ISSN: 2073-3305.

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây