TTLV: Diễn ngôn về chấn thương trong phim cải biên từ tác phẩm của Haruki Murakami: Trường hợp “Burning” (2018) của Lee Chang Dong và “Drive My Car” (2021) của Ryusuke Hamaguchi

Thứ bảy - 14/10/2023 22:25
1. Họ và tên học viên: PHẠM THỊ HIỀN TRANG                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/07/1990
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: quyết định số 2948/2021//QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Diễn ngôn về chấn thương trong phim cải biên từ tác phẩm của Haruki Murakami: Trường hợp “Burning” (2018) của Lee Chang Dong và “Drive My Car” (2021) của Ryusuke Hamaguchi
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Định, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Lee Chang Dong và Ryusuke Hamaguchi là một trong những đạo diễn cải biên các tác phẩm của Haruki Murakami thành công để đưa lên màn ảnh. Thông qua tài năng của mình, hai vị đạo diễn này đã biến những câu chuyện chấn thương của nhân vật trong tác phẩm văn học thành những diễn ngôn chấn thương trong phim với cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn. Nó được thể hiện trong không gian điện ảnh với những bối cảnh, âm thanh, ánh sáng, diễn xuất của diễn viên... tạo thành một hiệu ứng lớp lang về diễn ngôn chấn thương.
Lee Chang Dong là một nhà làm phim tích cực tham gia vào hoạt động chính trị và quan tâm về lịch sử xã hội. Phim của ông xuất hiện các vấn đề về chính trị và kinh tế của Hàn Quốc nhưng trọng tâm chính là về con người thời đại bị chấn thương bởi mâu thuẫn với hoàn cảnh. Con người không thể tách rời khỏi môi trường bao quanh họ, con người bị ảnh hưởng bởi thực tại và trong cuộc chiến kháng cự lại nó, con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình. Phim của Lee Chang Dong mang đến cảm giác vô cùng chân thực, nó cuốn hút người xem và buộc họ suy ngẫm về bản chất câu chuyện.
Ryusuke Hamaguchi là một nhà làm phim thể nghiệm, ông luôn muốn áp dụng tất cả những kiến thức mới học được vào phim để tạo nên sự độc đáo. Phim của ông thường tập trung thể hiện cảm xúc tâm lý của nhân vật, những chủ thể con người luôn xuất hiện với thể thức cô đơn với những diễn ngôn chấn thương được hiện thức hóa rõ nét. Với việc theo đuổi chủ nghĩa hiện thực, ông luôn coi trọng yếu tố tự nhiên, từ diễn xuất cho tới lời thoại của diễn viên. Có khi, ông để các diễn viên thoại trong một cách vô thức mà không yêu cầu tới việc thể hiện cảm xúc, để nhân vật tự cảm nhận và xuất thần bất cứ lúc nào.
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng tiếp cận lí thuyết diễn ngôn và lí thuyết chấn thương, phong cách tác giả vào nghiên cứu. Qua các phương pháp cụ thể cấu trúc - hệ thống, phương pháp liên văn bản, phương pháp tiếp cận tiểu sử, chúng tôi nhận thấy chủ đề chấn thương xuyên suốt nội dung phim Burning và Drive My Car. Họ đã kiến tạo nên những diễn ngôn về nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp xoa dịu chấn thương. Qua đó, con người bị chấn thương là do chạm chán với cái chết vô nghĩa của người thân, sự mất mát gia đình, đổ vỡ niềm tin và thiếu kết nối trong cuộc sống. Chấn thương đó biểu hiện qua sự đổ vỡ trong tâm hồn con người, khủng hoảng hiện sinh, bế tắc trong cuộc sống và đổ vỡ trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, cô đơn và thiếu kết nối. Chấn thương không thể chấm dứt và kết thúc trong tâm trí của nạn nhân chấn thương nhưng qua các hình thức tự sự tự thuật, như viết (sáng tác) thơ ca, tiểu thuyết hay hát (biểu diễn âm nhạc), diễn xuất hay hóa thân khiến chấn thương có thể được chuyển dịch và được giải tỏa, xoa dịu.
Sử dụng những thao tác khoa học, chúng tôi đi sâu phân tích hai bộ phim Burning và Drive My Car từ các yếu tố tự sự và ngôn ngữ điện ảnh để làm rõ dấu ấn phong cách thể hiện diễn ngôn về chấn thương trong phim. Họ đã cùng xây dựng nên câu chuyện chấn thương bởi những con người của thời đại, con người chứa đựng mâu thuẫn và bị tác động bởi hoàn cảnh hiện thực, gặp nhiều vấn đề tổn thương trong đời sống gia đình, nhân vật trí thức, nghệ sĩ, có tính cách phức tạp, suy tư về cuộc sống. Không gian chấn thương là các khu vực vùng ven, vùng tiếp giáp, không gian đô thị nơi cuộc sống tồn tại nhiều mâu thuẫn và nhân vật có xu hướng chạy trốn khỏi không gian quen thuộc gây chấn thương. Về dấu ấn phong cách phim của Lee Chang Dong và Hamaguchi qua ngôn ngữ điện ảnh được thể hiện rõ nhất ở dàn cảnh và quay phim họ đã để lại dấu ấn chân thực và mới mẻ trong các tác phẩm về chấn thương của mình.
Trên đây là những tổng kết đề tài luận văn: Diễn ngôn về chấn thương trong phim cải biên từ tác phẩm của Haruki Murakami: Trường hợp “Burning” (2018) của Lee Chang Dong và “Drive My Car” (2021) của Ryusuke Hamaguchi mà chúng tôi đã khảo sát.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu dấu ấn phong cách thể hiện diễn ngôn về chấn thương trong phim Burning và Drive My Car của đạo diễn Lee Chang Dong và Ryusuke Hamaguchi.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu về phim của Ryusuke Hamaguchi từ hướng tiếp cận phong cách học và lý thuyết tự sự.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

                           
                           
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: PHAM THI HIEN TRANG          2. Sex: Female
3. Date of birth: July 04, 1990                            4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: No 2948/2021//QĐ-XHNV Dated 28/12/2021
 6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Traumatic Discourse in the Film Adaptations of Haruki Murakami's 'Burning' (2018) by Lee Chang Dong and 'Drive My Car' (2021) by Ryusuke Hamaguchi
8. Major: Film and Television Studies
9. Code: 8210232.01
10. Supervisor: Doctor Trinh Van Dinh, VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi)
11. Summary of the findings of the thesis:
Lee Chang Dong and Ryusuke Hamaguchi are notable directors who have successfully adapted Haruki Murakami's works for the screen. Through their talents, these two directors have transformed the traumatic narratives of literary characters into profound cinematic discourses. This transformation is achieved through the skilled utilization of cinematic elements such as sets, sounds, lighting, and actors' performances, resulting in a multi-dimensional and layered exploration of trauma.
Lee Chang Dong is a filmmaker deeply engaged in political and social history. His films address critical political and economic issues in Korea, yet they primarily focus on individuals of the era who have been deeply scarred by the conflicts and circumstances surrounding them. Lee Chang Dong's work highlights the inextricable connection between individuals and the environment they inhabit. It underscores how people are profoundly influenced by their surroundings and, in their struggle against reality, seek to uncover the meaning of their lives. His films deliver a strikingly realistic portrayal, captivating viewers and compelling them to contemplate the essence of the narrative.
Ryusuke Hamaguchi is an experimental filmmaker known for his relentless pursuit of uniqueness by incorporating newly acquired knowledge into his films. His works frequently delve into the intricate psychological landscapes of his characters, portraying human subjects grappling with profound and unmistakable traumas while often experiencing profound solitude. In his quest for realism, Hamaguchi places a strong emphasis on the natural elements within his films, extending from the authenticity of the actors' performances to their unscripted dialogue. He sometimes encourages actors to express emotions spontaneously, allowing characters to navigate the spectrum of feelings and reach moments of ecstasy without restraint.
In this thesis, we employ a combination of discourse theory, trauma theory, and the author's unique style to conduct our research. Utilizing specific structural-systemic methods, intertextual analysis, and biographical approaches, we explore the theme of trauma that permeates the narratives of the films "Burning" and "Drive My Car." These films construct discourses that shed light on the causes, manifestations, and potential solutions to trauma. Within these narratives, individuals experience trauma as a result of confronting the senseless loss of loved ones, familial disintegration, shattered trust, and a pervasive sense of disconnection in their lives. This trauma is visually and emotionally manifested as a profound disintegration of the human soul, leading to existential crises, life stagnation, ruptured connections within society, pervasive loneliness, and an overall lack of human connection. It's important to note that the healing of trauma does not conclude solely within the psyche of the trauma survivor. Rather, forms of autobiographical expression, such as writing poetry and novels, engaging in musical performances, acting, or even personal transformation, become channels through which trauma can be translated, released, and ultimately ameliorated.
Through a rigorous scientific analysis, we delve deeply into the films "Burning" and "Drive My Car," examining their narrative elements and cinematic language to uncover the distinctive stylistic elements that convey the discourse of trauma within these films. Together, they weave a narrative of trauma, depicting individuals of their respective eras grappling with conflicts and the profound impact of real-life circumstances. The characters within these films navigate a myriad of traumatic challenges, be it in their family lives, the intellectual sphere, or as artists with complex personalities, all while engaging in introspection about the meaning of life.
These traumatic experiences are intricately intertwined with their surroundings, manifesting in suburban, contiguous, and urban spaces marked by inherent contradictions. It's in these spaces that characters often seek to escape from the familiar yet traumatic environments that have shaped their struggles.
Examining the filmmaking styles of Lee Chang Dong and Ryusuke Hamaguchi, with a particular focus on staging and cinematography, we can discern the enduring and authentic impressions they have imparted in their works, which explore the theme of trauma. Their cinematic language infuses vitality into the narratives, presenting a remarkably lifelike and innovative portrayal of the profound impact of trauma on the human experience.
12. Practical Applicability:
The research findings in this thesis will serve as a valuable reference for scholars and researchers studying the stylistic imprints that convey the discourse of trauma in the films "Burning" (2018) directed by Lee Chang Dong and "Drive My Car" (2021) directed by Ryusuke Hamaguchi. This analysis offers insights into how cinematic language and narrative elements are harnessed to depict and explore the theme of trauma, providing a foundational resource for future investigations in the field of film studies.
13. Further Research Directions:
As a continuation of this study, future research endeavors could explore Ryusuke Hamaguchi's films through a stylistic approach and an in-depth examination of narrative theory. This deeper investigation will shed light on the intricate methods through which Hamaguchi conveys and examines the discourse of trauma, offering a more profound understanding of his cinematic style and thematic exploration.
Thesis-related publications: ....................................................................................................
 (List them in chronological order)


                                                                           

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây