TTLV: Vốn xã hội trong chuỗi miến thủ công ở làng Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Thứ năm - 04/05/2023 23:48
1. Họ và tên học viên:……Viết Thị Thanh Hà…………: 2. Giới tính…Nữ………
3. Ngày sinh:…………19/11/1998…………………………………………………
4. Nơi sinh:………Hà Nội………………………………………………………..…
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/QĐ-XHVN Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thêm thời gian hoàn thành luận văn từ tháng 12/2022 đến tháng 6/2023 .
7. Tên đề tài luận văn: “Vốn xã hội trong chuỗi miến thủ công ở làng Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.”
8. Chuyên ngành:……Nhân học………………………; Mã số:…8310302.01…..
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy những chuỗi miến thủ công của các hộ gia đình tại làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu tồn tại một mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp, gắn kết các chủ thể với nhau thông qua những mối quan hệ thân tộc, hàng xóm, đồng hương, đồng nghiệp, v.v., và đan xen chằng chịt với nhiều sự liên kết ở trong cộng đồng làng, giữa cộng đồng làng với các cộng đồng làng lân cận và ở các khu vực xa hơn. Hoạt động sản xuất miến tại Dương Liễu của các hộ gia đình dù chưa có nhiều ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại, và đang đối diện không ít khó khăn về không gian sản xuất, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, nhưng vẫn có sự phối hợp nhịp nhàng trong sinh kế miến của các hộ gia đình nhờ vào mạng lưới xã hội làng nghề. Những biểu hiện cụ thể là các chuỗi sản xuất miến thủ công được vận hành và phát triển khá chắc dựa trên cơ sở phân công và hợp tác trong quá trình chuẩn bị, sản xuất, phân phối sản phẩm miến. Mạng lưới này đóng vai trò quan trọng giúp người sản xuất kết nối với người cung cấp nguyên liệu đầu vào, người lao động, công nghệ, vốn tài chính, nhà xưởng, v.v. nhằm thực hiện một số công đoạn hoặc toàn bộ chuỗi miến. Bằng cách vận dụng của mỗi hộ mà vốn xã hội có thể trở thành vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất để phục vụ cho một mục đích chung đó là đảm bảo sinh kế hộ gia đình. Thông qua đó, quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội của các hộ gia đình đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Với nhiều hộ gia đình quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội đã trở thành nền tảng, giúp họ cùng phát triển. Tuy nhiên, đối với một số hộ, khi kinh tế của họ không đủ khả năng hỗ trợ vốn xã hội vươn ra xa hoặc khi họ quá lệ thuộc vào vốn xã hội co cụm, sẵn có cũng sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của kinh tế hộ trong bối cảnh Đổi mới và nền kinh tế thị trường.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: vận dụng và phát huy tối đa vai trò của vốn xã hội để tạo ra các loại vốn khác (vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất) nhằm phát triển sinh kế làng nghề thủ công ven đô.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có kế hoạch.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Viet Thi Thanh Ha....................... 2. Sex: Female..........................................
3. Date of birth: 19/11/1998................................ 4. Place of  birth: Ha Noi........................
5. Admission decision number: 2705/QĐ-XHNV. Dated 24/12/2020...............................
6. Changes in academic process: Extending the time to complete the thesis from December 2022 to June 2023 .
7. Official thesis title: “Social capital in the chain of handmade vermicelli in Duong Lieu village, Hoai Duc district, Hanoi city.”
8. Major: Anthropology....................................... 9. Code: 8310302.01...............................
10. Supervisors: Assoc. Prof., Dr. Nguyen Van Suu, Department of Anthropology, VNU Hanoi University of Social Sciences and Humanities...........................................................    
11. Summary of the findings of the thesis:
My MA thesis’s findings show that there exists a complex network of social relations in the supply chains of handmade vermicelli of households in Duong Lieu village: the households are well linked through kinship, residential linkages, colleague relations, etc., and interweaved within village, throught intra-village inter-village connections and even further areas. Although modern technology and machinery have not been well applied in the production of vermicelli in Duong Lieu, and households still faced various problems like industrial production space and standardization of product quality, many households are capable to coordinate with each other quite efficiently in their handmade vermicelli livelihoods. These are manifested in the production division and cooperation during the entire process of preparation, production, and distribution of handmade vermicelli, thanks to social networks of craft households. These networks play a pivotal role, connecting producers with suppliers of input materials, workers, technology, financial capital, factories, etc. in order to carry out certain stages or the entire process of preparation, production, and distribution of handmade vermicelli. The households are able to transform their social capital into human capital, financial capital and physical capital to serve the ultimate purpose that is to secure their family livelihoods. Through this, economic relations and social relations are closely intertwined to promote the households’ mutual benefit and win-win results. On the contrary, for those households, whose financial capital is too weak to support social capital or might be too dependent on an available narrow social capital, then became a barrier on their households’ economic development in Vietnamese context of Doi Moi and market economy.
12. Practical applicability, if any: Maximizing the role of social capital to transform it into other types of capital (human capital, financial capital, physical capital) to develop livelihoods in peri-urban craft villages.
13. Further research directions, if any: No plan yet...............................................................    
14. Thesis-related publications: None.....................................................................................
 (List them in chronological order)

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây