TTLA: Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ (2014 - 2020).

Thứ bảy - 20/05/2023 04:09
 
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thăng          2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/01/1975                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: theo Quyết định số 3013/2019/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Gia hạn thời gian học tập 12 tháng (từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023).
7. Tên đề tài luận án: Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ (2014 - 2020).
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế           9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS.Hoàng Khắc Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Các kết quả chính: Có thể khẳng định luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về AEP của Ấn Độ  giai đoạn 2014 - 2020. Vì vậy, luận án có những đóng góp mới cả về khoa học và thực tiễn được thể hiện thông qua các kết quả sau:
- Luận án khái quát quan điểm lý thuyết của các trường phái luận giải về sự hình thành, phát triển của AEP của Ấn Độ, làm rõ khái niệm, nội dung về chính sách đối ngoại của chủ thể quốc gia tầm trung trong quan hệ quốc tế, được vận dụng vào quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương và ngược lại.
- Luận án đã trình bày một cách hệ thống và khoa học các mục tiêu, nội dung và quá trình thực hiện AEP của Ấn Độ giai đoạn 2014 - 2020. Qua đó, luận án góp phần làm phong phú thêm phương pháp luận trong nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ nói chung, chính sách AEP của Ấn Độ nói riêng và vai trò, tầm nhìn của Thủ tướng N.Modi trong việc đưa chính sách này vào thực tiễn và mở rộng ảnh hưởng của Ấn Độ.
- Luận án đưa ra nhận xét khách quan, toàn diện về những thành tựu và hạn chế trong quá trình điều chỉnh Chính sách hướng Đông (LEP) thành AEP của Ấn Độ dưới thời thủ tướng N.Modi và đánh giá những tác động của sự điều chỉnh này đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đồng thời dự báo triển vọng của AEP trong thời gian tới.
- Trên cơ sở đó, Luận án đã tập trung phân tích thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, từ đó khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả khi Việt Nam tham gia AEP của Ấn Độ, trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” Việt - Ấn đi vào thực chất.
11.2. Kết luận:
Qua nghiên cứu, Luận án AEP của Ấn Độ (2014 - 2020), đã chứng minh mô hình hợp tác trong AEP đã có những bước phát triển mạnh cả về phạm vi, quy mô và tính chất hợp tác với các khu vực, cũng như các nước đối tác so với LEP, đây là vấn đề mới trong điều kiện nghiên cứu của Việt Nam. Thông qua việc kế thừa, tiếp thu từ các nghiên cứu có liên quan cũng như phân tích và đưa ra các luận điểm mới, luận án đã đóng góp quan trọng trong việc đưa ra một góc nhìn mang tính cập nhật và thời sự về AEP của Ấn Độ mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện.
Trên cơ sở nền tảng vững chắc về các giá trị chung và lợi ích đạt được, trong 10 năm tới. Ấn Độ sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sâu rộng AEP tới Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương và bao trùm toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương  có thể sẽ có nhiều điểm “đột phá” hơn so với giai đoạn vừa qua. Ấn Độ tiếp tục coi trọng vai trò, vị trí của Việt Nam, xác định Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong AEP để thúc đẩy quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện”. Điều này phù hợp với phương châm đối ngoại “làm bạn với tất cả các nước” của Việt Nam, là thời cơ tốt giúp Việt Nam cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, tận dụng tốt khuôn khổ hợp tác của chính AEP để mở rộng quan hệ với Ấn Độ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, để khai thác các nguồn lực mà Ấn Độ có thế mạnh, phục vụ quá trình hội nhập quốc tế và mục tiêu trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài AEP của Ấn Độ, trong đó tập trung nghiên cứu việc: Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của AEP, thông qua các sáng kiến “Make in India” “Digital India” “100 Smart Cities”; Mở rộng phạm vi AEP ra khu vực AĐ-TBD và hội tụ, kết nối với chính sách khu vực của các nước lớn (Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ); Đầu tư các nguồn lực (chính trị đối ngoại, kinh tế, quốc phòng an ninh), để tham gia sâu rộng vào các cơ chế, thể chế và diễn đàn do ASEAN làm hạt nhân...
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2019), “Về chính sách đối ngoại “Ấn Độ trên hết”  của Thủ tướng N.modi”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (6), tr.30-34, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2020), “Ấn Độ khẳng định quyền tự chủ chiến lược tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thông qua các chính sách lớn”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (1), tr.20-23; (2), tr.9-13, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2020), “Ấn Độ và Australia nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (9), tr.18-22, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2020), “Đông Nam Á - Nền tảng vững chắc để Ấn Độ mở rộng phạm vi Chính sách Hành động Hướng Đông”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (11), tr.19-23, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2020), “Xu hướng hội tụ chính sách giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc tại khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại (12), tr.9-13, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2020), “Emerging Security Alliance (India, Australia, Japan) in Asia-Pacific and its Impact”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Triển vọng cấu trúc CA-TBD, đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam, Khoa Quốc tế học, ĐHKHXHNV, ĐHQG Hà Nội, NXB.Thế giới. tr.135-144.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2021), “ASEAN - Ấn Độ: Đối tác chiến lược bền vững và triển vọng”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại (1), tr.7-11, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2021), “The convergence in regional policies of India - Japan, equalizing China’s influence in Southeast asia”, International  Scientific Conference Proceedings,“India - China strategic competition and its impacts on other countries”. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á. NXB.Khoa học Xã hội, tr.262-272.
  1.  
Nguyễn Văn Thăng (2021), “Nhận diện tầm nhìn chiến lược của Ấn Độ về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ quốc tế ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, ĐHKHXHNV, ĐHQG Hà Nội. NXB.Thế giới, tr.58-74.
  1.  
Nguyen Van Thang, Nguyen Van Duan (2021) “The Implementation of the Act East Policy of India during the Covid-19 pandemic”, International conference proceedings “The security and development issues in the new situations”, VietNam National University, HaNoi, University of social Sciences and Humanities faculty of International studies. Thế giới Publishers. Volume1, pp.343-358.
 
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Nguyen Van Thang
  2. Sex: Male
  3. Date of birth: 05/01/1975
  4. Place of birth: Ha Noi
  5. Amission decision number: 3013/2019/QĐ-XHNV   date: 30/7/2019 by University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.
  6. Changes in academic prcess: 12 months (from July 2022 to June 2023).
  7. Officical thesis title: India’s Act East Policy (2014 - 2020)
  8. Major: International Relations.
  9. Code: 9310601.01.
  10. Supervisors: Prof. Dr. Hoang Khac Nam.
  11. Summary of the new findings of the thesis:
11.1. The major results: It can be affirmed that the thesis is the first systematic study in Vietnam to study India’s AEP in the period 2014 - 2020. Therefore, the thesis has new contributions in both science and practice. This is demonstrated by the following results:
- The thesis generalizes the theoretical perspectives of the commentaries on the formation and development of India’s AEP, clarifies the concept and content of foreign policy of the middle country actor in international relations applied to India's external relations with Southeast Asia, Northeast Asia, South Pacific Ocean  and vice versa.
- The thesis systematically and scientifically explains in detail and comprehensively the objectives, content and process of India's AEP implementation in the period 2014 - 2020. Thereby, the thesis contributes to enriching the methodology in the main research: India’s foreign policy in general, India’s AEP policy in particular and Prime Minister N. Modi’s role and vision in putting this policy into practice and expanding India’s influence.
- The thesis gives  an objective and comprehensive comment on the achievements and limitations in the process of adjusting Look East Policy (LEP) into AEP of India under Prime Minister N.Modi. The thesis also assesses the impacts  of this adjustment to the East region. South East Asia and Vietnam,and forecast the prospects of AEP in the coming time.
- On that basis, the thesis has focused on analyzing advantages, difficulties, opportunities and challenges for Vietnam, thereby recommending solutions to improve efficiency when Vietnam joins India’s AEP, in context of Vietnam accelerating the process of international integration, strengthening multilateral cooperation, promoting the “comprehensive strategic” partnership between Vietnam and India into reality.
11.2. Conclusions:
- Through research, the thesis AEP of India (2014 - 2020), has proven that the cooperation model in AEP has made great strides in terms of scope, scale and nature of cooperation with Vietnam: regions, as well as partner countries compared with LEP, this is a new issue in the research conditions of Vietnam. Through inheriting and absorbing relevant studies as well as analyzing and making new arguments, the thesis has made an important contribution in giving an updated and topical perspective on AEP. of India, which no earlier studies have been done
- On the basis of a solid foundation of common values ​​and benefits achieved, in the next 10 years, India will continue to vigorously and extensively deploy AEP to Southeast Asia, Northeast Asia, South Pacific and cover the entire Indo-Pacific region.  India continues to attach great importance to the role and position of Vietnam, identifying Vietnam as an important pillar in the AEP to promote the “Comprehensive Strategic Partnership” relationship. This is in line with Vietnam’s foreign policy of “making friends with all countries”, and is a good opportunity to help Vietnam balance its relations between major countries, making good use of the AEP’s own cooperation framework to open up the world, expanding relations with India in both breadth and depth, in order to exploit the resources that India has strengths, serving the process of international integration and the goal of becoming a developing country with modern industry, High average  income by 2030.
12. Futher research directions: Continuing to expand the scope of India's AEP research, focusing on: India accelerates the implementation of AEP goals, through the “Make in India”, “Digital India”, “100 Smart Cities”; Expand the scope of AEP to the Asia-Pacific region and converge and connect with regional policies of major countries (Australia, Japan, Korea, the US); Invest resources (foreign politics, economy, defense and security), to participate deeply in ASEAN-led mechanisms, institutions and forums...
13. Thesis-related publications:
  1.  
Nguyen Van Thang (2019), “About Prime Minister N.modi's “India First” foreign policy”, Contemporary Defense Review (6), pp.30-34, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyen Van Thang (2020), “India asserts strategic autonomy in the Indo-Pacific region through major policies”, Contemporary Defense Review (1), pp.20-23; (2), pp.9-13, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyen Van Thang (2020), “India and Australia upgrade ties to comprehensive strategic partnership”, Contemporary Defense Review (9), pp.18-22, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyen Van Thang (2020), “Southeast Asia - A solid foundation for India to expand the scope of its Act East Policy”, Contemporary Defense Review (11), pp.19-23, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyen Van Thang (2020), “The trend of policy convergence between India, Japan and Korea in Southeast Asia”, Contemporary Defense Review (12), tr.9-13, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyen Van Thang (2020), “Emerging Security Alliance (India, Australia, Japan) in Asia-Pacific and its Impact”, International   Conference Proceedings “The prospect of structure in Asia-pacific to 2025 and VietNam’s response”, VietNam National University, HaNoi, University of social Sciences and Humanities faculty of International studies, Thế giới Publishers. pp.135-144.
  1.  
Nguyen Van Thang (2021), “ASEAN - India: A Sustainable and Prospective Strategic Partnership”, Contemporary Defense Review (1), pp.7-11, ISSN 1895-3445.
  1.  
Nguyen Van Thang (2021), “The convergence in regional policies of India - Japan, equalizing China’s influence in Southeast asia”, International  Scientific Conference Proceedings,“India - China strategic competition and its impacts on other countries”. Vietnam Academy of Social Sciences, Institute of Indian and Southwest Asian Studies. Thế giới Publishers, pp.262-272.
  1.  
Nguyen Van Thang (2021), “Identifying India's strategic vision for the current Indo-Pacific region”, International  Scientific Conference Proceedings “International relations in the free and open Indo-Pacific region”, VietNam National University, HaNoi, University of social Sciences and Humanities. Thế giới Publishers, pp.58-74.
  1.  
Nguyen Van Thang, Nguyen Van Duan (2021) “The Implementation of the Act East Policy of India during the Covid-19 pandemic”, International conference proceedings “The security and development issues in the new situations”, VietNam National University, HaNoi, University of social Sciences and Humanities faculty of International studies. Thế giới Publishers. Volume1, pp.343-358.

                                                                               
 
 

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây