TTLV: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Thứ tư - 11/11/2020 04:54
1. Họ và tên học viên: Hoàng Xuân Thủy.
2. Giới tính: nữ.
3. Ngày sinh: 17/7/1995.
4. Nơi sinh: Việt Trì, Phú Thọ.
5. Quyết định công nhận học viên số 3058/QĐ-XHNV ngày 24/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn thời gian học tập và nghiên cứu them 03 tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 theo chính sách của Trường. Thời gian mới được gia hạn: tháng 12/2020.
7. Tên đề tài luận văn“Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”.
8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 8310301.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Đại đa số sinh viên chi tiêu phần lớn cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống sinh viên: nhà ở, ăn uống, sinh hoạt phí,… Các nhu cầu về giải trí (đi chơi, du lịch, tụ tập…), may mặc,… được sinh viên chi tiêu vừa phải. Mua sắm là một hoạt động đáp ứng các nhu cầu về tâm lý của sinh viên, được coi là một hoạt động giải trí hữu hiệu. Bên cạnh đó, việc mua sắm là một hoạt động giúp sinh viên thể hiện cá tính, sức sáng tạo của bản thân, phong cách thẩm mỹ. Sinh viên vẫn lựa chọn thương mại truyền thống nhiều hơn so với thương mại điện tử. Trong trường hợp mua hàng online, sinh viên thường chọn cách SHIP-COD, tức là kiểm tra hàng rồi mới thanh toán. Sinh viên thường chưa quan tâm tới thương hiệu, mà quan tâm tới giá cả nhiều hơn do có thu nhập thấp. Hơn nữa, sinh viên không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, không có thời điểm được xác định trước mà thường mua hàng một cách cảm tính, tùy hứng.
- Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của sinh viên, đó là hai nhóm hành vi thuộc về những yếu tố về nhân khẩu xã hội (xuất thân, độ tuổi, giới tính) và các yếu tố ngoài cá nhân (môi trường học tập, ý kiến của gia đình, bạn bè, các xu hướng mua hàng của giới trẻ). Hành vi mua hàng của sinh viên có mối quan hệ mật thiết với nhu cầu thể hiện, khẳng định bản thân, muốn được tôn trọng và bị chi phối bởi các định hướng giá trị đến từ môi trường sống và các mối quan hệ xung quanh. Mức độ hài lòng của sinh viên về các sản phẩm được mua chỉ mang tính thời điểm.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Làm rõ được thực trạng và những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, từ đó dự đoán được xu hướng mua hàng của họ trong tương lai để đưa ra các khuyến nghị phù hợp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Những chuyển biến trong hành vi mua hàng của sinh viên do tác động của mạng xã hội hiện nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: chưa có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Hoang Xuan Thuy
2. Gender: Female
3. Date of birth: 17/7/1995
4. Place of birth: Viet Tri, Phu Tho.
5. Admission decision number: 3058/QĐ-XHNV, Dated 24/10/2018, VNUHN-University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in academic process: Extending the study and research time for 3 more months due to the impact of the Covid19 epidemic according to the school’s policy. New period to be extended: December 2020.
7. Official thesis title: “Factors affecting buying behavior of students in Hanoi city today” Sociology
8. Major: Sociology                                               9. Code: 8310301.01
10. Supervisors: Assoc.Dr. Nguyen Thi Thu Ha, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
  • The majority of students spend most of the expenses on necessities such as accommodation, meals, apparel and entertainment (going out, traveling, gathering…) are afforded by students. Shopping is an activity that responses to the psychological needs of students, and is considered to be an effective recreational activity. Besides, shopping is an activity that helps students express their own personality, creativity, as well as aesthetic style. Students still opt for more traditional commerce over e-commerce. In the case of online purchases, students often choose SHIP-COD, A payment method in which customers pay after having check the goods. Students are often not interested in the brand name, but more in the price due to low income. In addition, students do not have a reasonable spending plan, or have a predetermined time, but often buy goods emotionally and arbitrarily.
  • There are two groups of factors that influence student's buying behavior, two groups of behaviors that belong to socio-demographic factors (background, age, gender) and non-personal factors (learning environment, opinions of family, friends, buying trends of young people). The student's buying behavior is closely related to the need to express themselves and be respected and influenced by the value orientation from the environment and the surrounding relationships. The student's satisfaction with purchased products is contemporary only.
12. Practical applicability:
Clarifying the current situation and factors affecting the buying behavior of students in Hanoi in the current Vietnamese context, thereby predicting their buying trend in the future to bring make appropriate recommendations.
13. Further research directions:
The changes in the student's buying behavior are influenced by today's social networks.
14. Thesis-related publications: not yet.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây