TTLV: Tiếp cận công tác xã hội trong đánh giá hoạt động hỗ trợ và điều trị nghiện cho người nghiện ma tuý có HIV tại chùa Pháp Vân

Thứ năm - 05/11/2020 01:42
1. Họ và Tên: Nguyễn Thị Minh Thuý
2. Giới tính: Nữ                                                                                            
3. Ngày Sinh: 28/02/1995                                
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1543/QĐ-XHNV, ngày 01/06/2018
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không thay đổi
7. Tên đề tài luận văn: Tiếp cận công tác xã hội trong đánh giá hoạt động hỗ trợ và điều trị nghiện cho người nghiện ma tuý có HIV tại chùa Pháp Vân
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội            
9. Mã số: 8760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội
11. Tóm tắt kết quả luận văn:
Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cùng với sự quyết tâm nỗ nực của toàn dân, sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế xã hội, chuyn từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng nảy sinh hàng loại các vấn đề phức tạp, trong đó có tệ nạn xã hội nói chung và nghiện ma túy nói riêng, đang làm nhức nhối toàn xã hội. Thật may mắn, sự xuất hiện công tác xã hội ở Việt Nam đã có những hoạt động trợ kịp thời và hiệu quả với các đối tượng yếu thế, trong đó có người nghiện ma túy, đặc biệt là người nghiện ma túy có HIV.
Tuy nhiên, không chỉ có ngành công tác xã hội quan tâm đến hỗ trợ cho người nghiện ma túy có HIV mà có nhiều mô hình, cơ sở khác trong xã hội cũng đang tham gia và có đóng góp tích cực nhằm xã hội hóa công tác cai nghiện, hoàn lương cho người nghiện ma túy có HIV, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đóng góp có hiệu quả bằng các hoạt động xã hội trợ giúp cho người yếu thế trong xã hội nói chung và người nghiện ma túy, người nhiễm HIV nói riêng nhằm giúp họ tái hòa nhập xã hội một cách bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Nghiên cứu đã xác định được những hoạt động hỗ trợ, điều trị nghiện tại chùa Pháp Vân có nhiều nét tương đồng với hoạt động công tác xã hội với người nghiện ma túy khi dựa trên sự phân tích về chức năng của công tác xã hội. Nhà chùa cũng như các CLB do nhà chùa thành lập đã có nhiều hoạt động tương ứng với chức năng cụ thể:
Với chức năng phòng ngừa: nhà chùa sử dụng Giáo lý của Phật giáo, nhà sư giảng kinh cho người nghiện làm lay chuyển nhận thức của họ thông qua nội dung của các bài kinh như kinh sám hối, luật nhân quả … Nó khuyến khích sự tiết chế, sự kiêng cữ và tự kiểm soát ở họ. Điều đó có thể đưa đến một sự giác ngộ, tự kiểm soát bản thân.trở nên người hạnh phúc hơn và hài lòng hơn, bằng sự giảm bớt những tham muốn trong cuộc sống như làm con người đau khổ, gây ra đau khổ cho người khác, bằng cách giúp ngộ ra một cách sâu sắc hơn đối với hậu quả việc làm của chính mình.
Với chức năng chữa trị, nhà chùa tổ chức khám và phát thuốc cho người nhiễm HIV/AIDS; tư vấn, tham vấn cắt cơn cho người nghiện. Nhà chùa còn chú trọng tăng cường sức khỏe, học tập sử dụng thuốc nam và tập dưỡng sinh cho những người tới cai nghiện. Trong quá trình tự cai, mọi người tự kìm hãm, giám sát lẫn nhau tuân thủ nội quy của thầy đã đề ra, đấm bóp, tắm rửa cho nhau. Người cũ đã cai thành công sẽ giúp đỡ, hỗ trợ người mới đến.
Với chức năng phục hồi, qua các hoạt động như: tổ chức các khóa tu cho người nghiện, người nhiễm HIV, giúp họ gây dựng lại niềm tin, phục hồi ý chí; rèn luyện kỹ thuật vượt qua được cơn thèm nhớ ma túy, tự chủ cảm xúc, biết cách tự ứng phó với các tình huống nguy cơ; đồng thời tạo việc làm phù hợp cho từng đối tượng trong khuôn viên nhà chùa để có điều kiện tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, phục hồi sức khoẻ, tạo tâm lý sống có ích cho mỗi thành viên.
Với chức năng phát triển, những thành viên đã từng cai nghiện tại chùa đang hoạt động trong các CLB cùng với ni sư, tình nguyện viên lại tiếp tục sứ mệnh cứu người qua việc tư vấn sức khỏe, tâm lý cho người nhiễm HIV/AIDS và những người thân trong gia đình. Họ trở thành những tình nguyện viên tích cực trong nhóm đồng đẳng giúp đỡ những bạn tới sau cắt cơn nghiện cũng như tìm lại niềm hy vọng vào cuộc sống.
Từ việc xác định được sự tương đồng trong hoạt động trợ giúp của chùa Pháp Vân với người nghiện ma túy có HIV, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH với người nghiện ma túy có HIV trong cơ sở Phật giáo. Những kết quả của nghiên cứu cũng có thể coi là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu sau này khi kết nối nguồn lực, phối kết hợp với các cơ sở Phật giáo nhân rộng mô hình, phát triển hoạt động mang tính chất CTXH trong hỗ trợ và điều trị nghiện cho người nghiện ma túy.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Kết quả của đề tài “Tiếp cận công tác xã hội trong đánh giá hoạt động hỗ trợ và điều trị nghiện cho người nghiện ma túy có HIV ở chùa Pháp Vân” có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về hiệu quả của các mô hình có hoạt động tương đồng với công tác xã hội trong hỗ trợ và điều trị nghiện cho người nghiện ma túy có HIV. Ngoài ra đề tài sẽ cung cấp tài liệu cho địa phương và quốc gia về các giải pháp nhằm phát triển, nhân rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy nói chung và người nghiện ma túy có HIV nói riêng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): không có
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Minh Thuy                          2. Sex: Felman
3. Date of birth: 28/02/1995                                  4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 1543/QĐ-XHNV date 01/06/2018
6. Changes in academic process: No
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Approaching to Social Work in Judging the support and treatment towward the HIV patient in Phap Van Pagoda
8. Major: Social Work
9. Code: 8760101.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Hoi Loan, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
Our country is under the leadership of the Communist Party of Vietnam and with the determination and efforts of the entire people, after more than 30 years of socio-economic renewal, shifting from a centralized economy of bureaucracy and subsidy. The State-regulated socialist-oriented market economy has achieved great achievements. The economy continued to grow, people's lives improved markedly. However, in addition to the economic development, the society also has a series of complex problems, including social evils in general and drug addiction in particular, which are painful to the whole society. Fortunately, the emergence of social work in Vietnam has promptly and effectively supported vulnerable groups, including drug addicts, especially drug addicts with HIV.
However, not only the social work sector is interested in supporting HIV-infected drug addicts, but many other models and institutions in the society are also participating and actively contributing to public socialization. detoxification, reimbursement for HIV-infected drug addicts, especially Buddhism. Vietnamese Buddhism has continuously made efforts to contribute effectively by social activities to help disadvantaged people in society in general and drug addicts and HIV infected people in particular to help them reintegrate into society. in a sustainable way, contributing to ensuring social security.
Research has identified that supportive and treatment activities for addiction at Phap Van pagoda have many similarities with social work activities with drug addicts based on the analysis of the function of social work. . The temple as well as the clubs established by the pagoda have many activities corresponding to specific functions:
With the preventive function: the temple uses Buddhist teachings, the monk teaches the addicts to shake their awareness through the content of the sutras such as the confession, the law of cause and effect ... It encourages their moderation, abstinence and self-control. That can lead to enlightenment, self-control, becoming happier and more content, by reducing the desires of life, such as making people suffer, causing suffering. others, by helping to enlighten more deeply to the consequences of one's own work.
With the function of treatment, the pagoda organizes examination and distribution of medicine for HIV / AIDS infected people; counseling and treatment for drug addicts. The temple also focuses on strengthening health, learning to use herbal medicine and practicing nutrition for those who come to detox. In the process of self-detox, people self-restraint, supervise each other to comply with the rules set out by the teacher, massage and bathe each other. The old people who have successfully cured will help and support the newcomer.
With the rehabilitation function, through activities such as organizing retreats for drug addicts and HIV infected people, helping them to rebuild their beliefs, restore their will; training techniques to overcome drug cravings, emotional self-control, know how to cope with risky situations; At the same time, creating suitable jobs for each object in the temple campus in order to increase production, improve meals, restore health, and create a useful psychology for each member.
With the development function, members who have been detoxifying at the pagoda who are active in clubs together with nuns and volunteers continue their mission of saving people through health and psychological counseling for HIV-infected people. AIDS and family members. They become active volunteers in the peer group to help those who come after their addiction and find hope in life again.
From identifying the similarities in the support activities of Phap Van pagoda with HIV-infected drug addicts, the study has also pointed out the limitations and proposed solutions to improve the effectiveness of social work activities with people. HIV drug addiction in a Buddhist institution. The results of the study can also be considered as a reference for later researchers when connecting resources, combining with Buddhist institutions to replicate the model, develop activities with nature. Social work in addiction support and treatment for drug addicts.
12. Practical applicability, if any:
The results of the thesis "Access to social work in assessing addiction support and treatment activities for HIV-infected drug addicts in Phap Van pagoda" can be used as a reference for the research on effectiveness. results of models with similar activities to social work in addiction support and treatment for HIV infected drug addicts. In addition, the topic will provide documents for local and national about solutions to develop and replicate the provision of social work services for drug addicts in general and HIV-infected drug addicts. in particular.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây