Ngôn ngữ
Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức được thành lập năm 1995, theo Quyết định số 436/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN ngày 21/10/1995. Trên thực tế, Khoa bắt đầu triển khai hoạt động từ năm 1993, đào tạo và nghiên cứu về khu vực học, đất nước học theo hướng đa ngành và liên ngành.
Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, vị thế của Khoa trong xã hội ngày càng được khẳng định. Cho đến nay, Khoa Đông phương học đã đào tạo được hơn 2.000 sinh viên hệ cử nhân và hơn 200 thạc sĩ. 90% sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đều tìm được việc làm theo chuyên ngành đào tạo.
Ở bậc đào tạo cử nhân hệ chính quy, Khoa đã xây dựng được 4 chương trình đào tạo: Đông phương học (gồm Trung Quốc học, Ấn Độ học, Thái Lan học), Nhật Bản học, Hàn Quốc học và Đông Nam Á học. Hàng năm, số lượng sinh viên được tuyển vào học ở Khoa Đông phương học theo chỉ tiêu là 280 sinh viên. Ở bậc đào tạo cao học, hiện nay khoa đang tiến hành đào tạo ngành Nhật Bản học, chuyên ngành Châu Á học ở bậc Thạc sĩ; ngành Nhật Bản học và chuyên ngành Đông Nam Á học, chuyên ngành Trung Quốc học ở bậc Tiến sĩ.
Chương trình đào tạo hiện nay của ngành Đông phương học mang tính hiện đại, cập nhật và có hệ thống. Theo định hướng đào tạo đa ngành và liên ngành, sinh viên được học tập, trang bị các kiến thức toàn diện bao gồm: lịch sử, văn hoá, địa lí, kinh tế, văn học, chính trị - ngoại giao... của các quốc gia khu vực châu Á. Đặc biệt, sinh viên còn được các học ngoại ngữ chuyên ngành như tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung...và trải nghiệm các hoạt động
Khoa Đông phương học đặt ra cho mình sứ mệnh:
Tiếp tục phát huy nội lực và sức mạnh tập thể, mở rộng phát triển các bộ môn song song với việc gắn kết các bộ môn trong đào tạo và nghiên cứu khu vực học, đất nước học; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trình độ cao; không ngừng cập nhật và hoàn thiện hệ thống giáo trình, xây dựng các chương trình đào tạo mới, hoàn thiện cơ cấu chương trình đào tạo Khoa ở các bậc đào tạo; phát triển và tìm kiếm các mô hình mới trong hoạt động đối ngoại và nghiên cứu khoa học; phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu tiệm cận với quy chuẩn của các đại học đẳng cấp cao trong khu vực và thế giới.
Tác giả: USSH Media
Những tin mới hơn