Khoa Khoa học Quản lý chú trọng công tác nghiên cứu khoa học nhằm gắn kết giảng dạy - nghiên cứu - nhu cầu xã hội; thông qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng hợp tác và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên, thúc đẩy khả năng tự khám phá, tự hoàn thiện của người học.
Trong 5 năm trở lại đây, số lượng đề tài các cấp do giảng viên của Khoa chủ trì, số lượng các đề tài/dự án quốc tế tham gia tăng mạnh, cùng với đó là việc đẩy mạnh xuất bản, đặc biệt là công bố quốc tế có chỉ số ảnh hưởng cao (ISI/Scopus, WoS…)
1. Các hướng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu chính sách và quản lý
- Quản trị nhân lực
- Phân tích, hoạch định, đánh giá chính sách và quản lý
- Chính sách xã hội và an sinh xã hội
- Văn hóa và đạo đức quản lý
- Khoa học chính sách
- Khoa học tổ chức
- Quản lý Sở hữu trí tuệ
- Quản lý hành chính cấp cơ sở
- Quản trị và phát triển thương hiệu
- Thương mại hóa kết quả nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá chính sách khoa học và công nghệ
- Đánh giá hoạt động R&D và đổi mới
- Chuyển giao công nghệ và các mô hình chuyển giao công nghệ
- Quản lý chất lượng
- Quản lý dự án
2. Một số đề tài, dự án cấp Nhà nước tiêu biểu của Khoa trong những năm gần đây
- Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp tăng cường triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN (Đề tài khoa học cấp Quốc gia)
- Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Việt Nam để tích cực chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên (Đề tài khoa học cấp Quốc gia)
- Chính sách quản lý di động xã hội đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Đề tài KX 01).
- Nghiên cứu, phân tích hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới/sáng tạo Việt Nam trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế (Đề tài khoa học cấp Quốc gia)
- Xây dựng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Sở hữu trí tuệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) của Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động CGCN phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Đề tài khoa học cấp Quốc gia)
- Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên (Đề tài TN3/X07).
- Vấn đề hiệu ứng đám đông trong quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay (Đề tài KX.01)
3. Các công bố khoa học, đặc biệt là các giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo do giảng viên là tác giả/chủ biên/đồng chủ biên xuất bản đã trở thành nguồn học liệu quý phục vụ giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Vũ Cao Đàm), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất năm 1996, tái bản lần thứ 18 năm 2014;Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Vũ Cào Đàm), Nxb Giáo dục, Hà Nội, xuất bản lần thứ nhất năm 2007, tái bản lần thứ 7 năm 2015.
- Hoạt động ngoại giao trên đất Thăng Long - Hà Nội (Phạm Xuân Hằng chủ biên), Nxb Hà Nội.
- Tổ chức và Hoạt động chuyển giao công nghệ - Kinhnghiệm của Australia và Đề xuất cho Việt Nam (Trần Văn Hải chủ biên), Nxb Thế giới.
- Mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học Việt Nam (Trịnh Ngọc Thạch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Perspectives on Vietnam’s science, technology, and innovation policies (Đào Thanh Trường), Palgrave Macmillan Publishing.
- Giáo trình văn hóa và đạo đức quản lý (Phạm Ngọc Thanh, Vũ Thị Cẩm Thanh đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
- Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực (Hoàng Văn Luân, Nguyễn Thị Kim Chi đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
- Vấn đề đám đông, hiệu ứng đám đông trong quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ lý luận đến thực tiễn (Nguyễn Mạnh Dũng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.