Ngôn ngữ
Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và hợp tác quốc tế, NCKH đã trở thành hoạt động bắt buộc của cán bộ, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên trong Khoa. Tính đến nay, số cán bộ cơ hữu của Khoa chủ trì tham gia 104 đề tài nghiên cứu (02 đề tài đề tài nhánh cấp nhà nước; 18 đề tài cấp Bộ; 02 đề tài cấp tỉnh; 54 đề tài đề tài cấp ĐHQG; 28 đề tài cấp trường); 8 dự án quốc tế; 19 sách chuyên khảo, từ 40 đến 50 bài báo hàng năm đăng trên tạp chí có chỉ số quốc gia và quốc tế, 30 giáo trình, bài giảng đã được nghiệm thu, từ 15 đến 2 đề tài NCKH của sinh viên mỗi năm.
Hiện nay, Khoa đang tập trung vào các hướng nghiên cứu chính:
• Những vấn đề tâm lý - xã hội của các nhóm xã hội khác nhau.
• Các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
• Các nghiên cứu về tâm bệnh lý cũng như chất lượng đời sống tinh thần trong các lĩnh vực y tế, học đường, cộng đồng, lao động.
• Các vấn đề tâm lý - xã hội liên quan đến biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống,….
Trong thời gian qua, Khoa đã tổ chức và đồng tổ chức thành công 13 hội thảo Quốc tế lớn:
• “Trẻ em-Văn hóa-Giáo dục”, Hà Nội, 10/2000.
• “Trẻ em, thanh thiếu niên và sự trợ giúp”, Hà Nội, 11/2003.
• “Di cư nông thôn và phát triển vùng”, Quebec-Canada, 11/2005.
• “Nông thôn trong quá trình chuyển đổi”, Hà Nội, 11/2006.
• “Văn hóa trong toàn cầu hóa”, Hà Nội, 7/2007.
• “Văn hóa trong toàn cầu hóa-tiếp cận Tâm lý học”, Hà Nội, 24-25/07/2008.
• “Nhu cầu, định hướng và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt Nam”, 11/2010.
• “Thực trạng tổn thương Tâm lý của nạn nhân chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và mô hình trợ giúp”, Hà Nội, 3/2010.
• “Đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học trong bối cảnh hội nhập quốc tế”,11/2012.
• "Sang chấn tâm lý và các hoạt động trợ giúp", 11/2016.
• “Hạnh phúc con người và sự phát triển bền vững”, 11/2017 (đồng tổ chức với Viện Tâm lý học và Tổ chức Tâm lý học ứng dụng quốc tế).
• “Hành vi sức khỏe trong xã hội hiện đại”, 11/2019 (đồng tổ chức với Đại học Gdansk, Ba Lan và Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia).
• “Thế giới trong khủng hoảng: đóng góp của Tâm lý học”, 12/2022 (đồng tổ chức với Đại học Toulouse Jeans Jaurès, tổ chức Adepase và Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn