Ngôn ngữ
Trong nghiên cứu khoa học, Khoa Lịch sử lấy khoa học cơ bản làm nền tảng và trước hết để phục vụ cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa cũng không ngừng nỗ lực mở rộng phạm vi nghiên cứu và phục vụ nhu cầu xã hội, kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Đề tài nghiên cứu khoa học vì thế trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của sử học và từng bước mở rộng sang lĩnh vực văn hoá học, quản lý văn hoá và di sản. Một vấn đề chiến lược được Khoa Lịch sử xác định ngay từ đầu là kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trên tinh thần đó, hoạt động nghiên cứu khoa học được các cán bộ trong Khoa xác định là nhiệm vụ trọng tâm, bên cạnh hoạt động đào tạo và phục vụ cộng đồng.
Với truyền thống hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Khoa Lịch sử luôn là một đơn vị có bề dày thành tích nghiên cứu khoa học. Hàng năm, bình quân đội ngũ cán bộ Khoa Lịch sử công bố khoảng hơn 100 bài báo, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước; trung bình mỗi cán bộ đã công bố 3 bài nghiên cứu/năm. Hàng năm, có khoảng trên 10 đầu sách chuyên khảo, sách giáo trình được xuất bản mà tác giả, chủ biên là cán bộ Khoa Lịch sử. Phần lớn cán bộ trong Khoa đã trực tiếp chủ trì, chủ nhiệm hoặc tham gia nhiều đề tài, đề án khoa học các cấp từ cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho đến những đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, cấp Nhà nước và các đề tài hợp tác với địa phương và các đối tác quốc tế (bình quân khoảng 10 đề tài/năm).
Những thành tựu nghiên cứu khoa học của các cán bộ trong Khoa được ghi nhận qua các giải thưởng trong nước và quốc tế. Các giáo sư Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trần Văn Giầu, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh; giáo sư Phan Huy Lê được nhận Giải thưởng Văn hoá châu Á Fukuoka của Nhật Bản; các giáo sư Phan Đại Doãn, Phan Hữu Dật, Nguyễn Thừa Hỷ, Phan Huy Lê được nhận Giải thưởng Nhà nước; các giáo sư Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm được nhận giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội...
Định hướng nghiên cứu của Khoa Lịch sử trong thời gian hiện nay và sắp tới sẽ tập trung vào các chủ đề:
Tác giả: USSH Media
Những tin cũ hơn