Các hướng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu Việt Nam học theo hướng tiếp cận liên ngành, dựa trên trụ cột Việt ngữ học, Văn hóa, Lịch sử, Nghệ thuật, Tôn giáo.
- Nội dung và phương pháp giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt cho người Việt Nam và người nước ngoài.
- Tiếng Việt trong sự biến đổi và phát triển.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, nghiên cứu Việt Nam.
Đề tài, dự án tiêu biểu
Các đề tài nghiên cứu do Ban chủ nhiệm Khoa tổ chức thực hiện:
- Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Phân bố, xử lý phù hợp hệ thống ngữ pháp trong thiết kế xây dựng giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài do PGS.TS Vũ Văn Thi, nguyên Trưởng Khoa chủ trì năm 2016.
- Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt (VIETEST) của người nước ngoài, mã số QG.TĐ.14.64 do PGS.TS Nguyễn Thiện Nam, nguyên Trưởng Khoa chủ trì năm 2016.
- Xây dựng “Khung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài”, theo thông tư 17/2015/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 1/9/2015.
- Xây dựng “Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài”, theo Quyết định số Bộ GD&ĐT ban hành ngày 21/6/2016.
- Đề án cấp Nhà nước “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” được TTCP ký quyết định ngày 12/7/2016, được chính thức thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022 do TS. Lê Thị Thanh Tâm chủ trì.
- Đề án cấp Bộ “Xây dựng tài liệu dạy tiếng Việt song ngữ (Việt – Anh) cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài”, Quyết định số 2623/QĐ-BGDĐT kí ngày 14/9/2020, Đề án cấp Bộ, TS. Lê Thị Thanh Tâm chủ trì.
- Đề án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội “Kênh giảng dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài" do TS. Lê Thị Thanh Tâm chủ trì theo nhiệm vụ thường xuyên của Giám đốc ĐHQGHN giao cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện.
NCKH gắn liền với đào tạo, trực tiếp và gián tiếp được sử dụng để cải tiến việc dạy và học theo CTĐT cử nhân ngành VNH là một trong những định hướng chiến lược của Khoa trong nhiều năm, đặc biệt từ năm 2018 trở lại đây. Hệ thống đề tài, bài báo, các kết quả NCKH nói chung của tập thể cán bộ Khoa VNH&TV đều phục vụ cho việc phát triển chương trình, cải tiến nội dung và phương pháp dạy, học, hướng đến việc đảm bảo chất lượng CTĐT một cách thực chất, có chiều sâu và có triển vọng thay đổi tốt hơn.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu, các hội thảo khoa học đều có điểm mới về khoa học và được công bố, xuất bản dưới dạng các bài báo khoa học, giáo trình, sách chuyên luận và sách tham khảo. Khoa có 01 sản phẩm khoa học đạt giải thưởng khoa học cấp quốc gia do PGS.TS. Nguyễn Đình Lâm tổ chức thực hiện.
Hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ cơ bản và hướng tới mục tiêu trước hết là phục vụ đào tạo. Quán triệt quan điểm và định hướng này, từ năm 2017 đến nay, Khoa đã tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ Khoa chủ trì nhiều đề tài NCKH các cấp; biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, tham khảo; thực hiện nhiều đề tài luận văn ThS, luận án TS và công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí khoa học. Các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để cải tiến việc dạy và học, cụ thể như sau:
- Kết quả nghiên cứu của một số đề tài đã được sử dụng để đánh giá lại kết quả đào tạo và xác định hướng phát triển của ngành VNH trong thời gian tới, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của các cán bộ, GV thực hiện đã được sử dụng để xây dựng nhưng môn học mới, bổ sung vào CTĐT.
Một số đề tài cấp các cấp và công trình khoa học
do cán bộ Khoa thực hiện được ứng dụng trong đào tạo ngành Việt Nam học
STT |
Tên đề tài |
Năm nghiệm thu |
Học phần đã ứng dụng sản phẩm nghiên cứu của đề tài |
-
|
Các đơn vị từ vựng tiếng Việt thế kỷ XV (qua các văn bản chữ Nôm) |
2017 - 2018 |
- Việt ngữ học đại cương
- Lịch sử tiếng Việt |
-
|
Đề án tổng thể tăng cường dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài |
2017 - 2020 |
Tiếng Việt nâng cao 2, 3 |
-
|
Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình phục vụ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho phát triển bền vững du lịch vùng lòng hồ Hòa Bình |
2018 |
Du lịch Việt Nam |
-
|
Nghiên cứu phát triển và chuyển giao bộ công cụ đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài |
2019 |
Tiếng Việt chuyên ngành 1, 2, 3 |
-
|
Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” |
2020 |
Tiếng Việt chuyên ngành 1, 2, 3 |
-
|
Văn học dịch Việt Nam ở Nhật Bản nhìn từ bối cảnh nghiên cứu khu vực |
2020 |
Văn học Việt Nam trong thế giới Đông Á |
-
|
Đề án “Xây dựng tài liệu dạy tiếng Việt song ngữ (Việt - Anh) cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài” |
2020 |
Tiếng Việt nâng cao 1, 2 |
-
|
Nghiên cứu khả năng thích ứng với quá trình đô thị hóa của cộng đồng Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay |
2020 |
- Hành vi con người và môi trường xã hội
- Các tộc người Việt Nam |
-
|
Ứng xử của người Việt Nam hiện nay trong các không gian công cộng |
2020 |
Hành vi con người và môi trường xã hội |
-
|
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát huy tổng hợp các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các giá trị văn hóa mới trong xây dựng Nông thôn mới bền vững |
2020 |
- Đô thị và biến đổi đô thị ở Việt Nam
- Chính sách công của Việt Nam |
-
|
Luận cứ khoa học về tổ chức không gian, xác lập mô hình và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và biển đảo Việt Nam |
2020 |
- Du lịch Việt Nam
- Kinh tế du lịch |
-
|
Đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô Hà Nội |
2020 |
Đô thị và biến đổi đô thị ở Việt Nam |
-
|
Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay |
2022 |
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam |
-
|
Tiếp nhận thơ ca hiện đại Việt Nam từ lý thuyết đa văn hóa |
2022 |
Những hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại |
-
|
Ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm cho việc dạy một số khái niệm trừu tượng trong tiếng Việt cho học viên nước ngoài |
2021 |
Tiếng Việt nâng cao 1, 2, 3 |
-
|
Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: thành tựu, thách thức và những vấn đề đặt ra (trường hợp các làng Ê Đê ở Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) |
2021 |
- Các tộc người Việt Nam
- Văn hóa du lịch |
-
|
Hệ thống thương cảng ở Quảng Trị thế kỷ 60XVI-XIX tiếp cận từ góc nhìn khu vực học |
2021 |
Nhập môn khu vực học |
-
|
Chức năng cơ bản của dịch thuật |
2022 |
Lý thuyết và thực hành dịch |
Khoa có mối liên hệ thường xuyên với một số Khoa đối tác đào tạo VNH. Định kỳ 2 năm một lần, Khoa tổ chức các Hội thảo, tọa đàm liên khoa về các vấn đề lý luận, thực tiễn dạy và học VNH&TV.
Thống kê các hội nghị, hội thảo khoa học do Khoa VNH&TV
tổ chức từ năm 2017 đến nay
STT |
Tên hội nghị, hội thảo |
Địa điểm và hình thức
tổ chức |
Năm |
-
|
Hội thảo liên khoa “Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” |
Trực tiếp tại Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh |
2017 |
-
|
Hội thảo liên khoa “Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt” |
Trực tiếp tại Đại học Huế |
2018 |
-
|
Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa |
Trực tiếp tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN |
2019 |
-
|
Hội thảo liên khoa “Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt” |
Trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 |
2021 |
-
|
Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa |
Trực tiếp tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN |
2022 |
-
|
Hội thảo liên khoa “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học từ góc độ liên ngành” |
Trực tiếp tại Trường Đại học Đà Lạt |
2022 |
Tính từ năm 2000 đến nay, Khoa đã tổ chức, chủ trì hoặc đồng chủ trì tổng cộng 14 hội thảo quốc gia, quốc tế trong và ngoài nước, mang lại hiệu ứng mạnh mẽ trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt, Việt Nam học, đặc biệt trong trường đại học.
Kết quả NCKH được sử dụng để biên soạn các giáo trình và bổ sung kiến thức vào bài giảng, giáo tình của các giảng viên, là nguồn học liệu phong phú, được cập nhật, giúp cho sinh vien có thêm kiến thức lý luận và thêm thông tin thực tế để hoàn thành các môn học với kết quả cao.III.