Ngôn ngữ
Từ ngày 23 đến ngày 24/5/2008, Hội nghị Cán bộ chủ chốt của Nhà trường đã tiến hành tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Tham dự Hội nghị, ngoài các đại biểu đại diện cho các đơn vị trong trường, còn có các khách mời từ Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Giám đốc và Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, đại diện văn phòng và Ban Tổ chức cán bộ.
Từ ngày 23 đến ngày 24/5/2008, Hội nghị Cán bộ chủ chốt của Nhà trường đã tiến hành tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Tham dự Hội nghị, ngoài các đại biểu đại diện cho các đơn vị trong trường, còn có các khách mời từ Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Giám đốc và Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, đại diện văn phòng và Ban Tổ chức cán bộ.
Qua 3 buổi làm việc tại hội nghị, sau khi nghe và thảo luận về các báo cáo: Sơ kết công tác của năm học 2007 - 2008 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2008 - 2009; Tình hình tài chính năm học 2007 - 2008; Sơ kết một năm thực hiện đào tạo theo tín chỉ; Xây dựng và triển khai các ngành/chuyên ngành đạt trình độ quốc tế; Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; Kế hoạch xây dựng trường tại Hoà Lạc, GS. TS. Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng nhà trường đã tổng kết hội nghị với những nội dung sau:
1. Nhất trí với những nội dung đánh giá kết quả hoạt động của Nhà trường trong năm học 2007 – 2008: mặc dù còn một số tồn tại như tiến độ và chất lượng triển khai nhiệm vụ biên soạn đề cương môn học theo tín chỉ còn chậm, chưa có những đề tài nghiên cứu khoa học quy mô lớn mang tính liên ngành, thu nhập tăng thêm của trường nhìn chung còn thấp so với nhu cầu cuộc sống và bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ trong trường… nhưng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, giảng viên, trong năm học vừa qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực và đã hoàn thành cơ bản những nhiệm vụ đề ra.
2. Nhất trí với phương hướng hoạt động của Nhà trường trong năm học 2008 - 2009, coi năm học 2008 - 2009 là năm “đổi mới công tác tổ chức cán bộ là nhiệm vụ then chốt, công tác đào tạo theo tín chỉ là nhiệm vụ trọng tâm” và nhấn mạnh những việc trọng tâm trong thời gian tới như sau:
2.1. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo:
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết đề mở thêm một số ngành/chuyên ngành đào tạo mới. Trước mắt tập trung vào các ngành đào tạo bậc cử nhân như Nghệ thuật học, Quan hệ công chúng, Nhân học, Tiếng Anh chuyên ngành và Tiếng Trung chuyên ngành.
- Thành lập Bộ môn Công tác Xã hội, Bộ môn Nhân học trực thuộc trường; hoàn thành đề án xây dựng Khoa Khoa học Chính trị.
2.2. Thực hiện đào tạo theo tín chỉ đối với các khoá QH.2007.X và QH.2008.X, chú trọngđến những điều kiện phù hợp thực tiễn Việt Nam và của nhà trường; nghiên cứu để mở đào tạo từ xa đối với một số ngành có nhu cầu lớn như Khoa học Quản lí, Báo chí, Du lịch…
2.3. Tiếp tục triển khai và mở rộng quy mô đào tạo các ngành đạt trình độ quốc tế. Ngoài 1 ngành đào tạo cử nhân (Ngôn ngữ học) 1 chương trình đào tạo thạc sĩ (Lịch sử Việt Nam) và 1 chương trình đào tạo tiến sĩ (Lịch sử cổ - trung đại Việt Nam) trong khuôn khổ đề án “16+23” và 2 chuyên ngành liên kết quốc tế đào tạo thạc sĩ (Quản lí tổ chức, Tâm lí học phát triển trẻ em và thanh thiếu niên) đã được Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua và phê duyệt, trường sẽ mở thêm một số ngành/chuyên ngành mới: Quản lí Khách sạn, Quan hệ Quốc tế, Hoa kì học, Tâm lí học Lao động Xã hội…
2.4. Về nghiên cứu khoa học, cùng với 3 đề tài cấp nhà nước hiện nay, trường sẽ tập trung xây dựng và triển khai thêm ít nhất 1 đề án và 2 đề tài cấp nhà nước, trước mắt là đề án Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập và đề tài độc lập cấp Nhà nước Đổi mới văn hoá quản lí, lãnh đạo trong thời kì hội nhập ở Việt Nam.
- Tổ chức tốt một số hội thảo khoa học quốc tế lớn, trọng tâm là Hội thảo Hàn Quốc và Hàn Quốc học từ góc nhìn châu Á, tham gia tích cực Hội thảo Việt Nam học lần thứ III.
2.5. Hoàn thành đề án xây dựng cơ sở mới của Trường ở Hoà Lạc; tiếp tục tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, làm việc trong trường; phấn đấu tăng hệ số tối thiểu để tính thu nhập tăng thêm lên 30%, (hiện nay là 25%), tức là từ 370.000đ lên 400.000đ/tháng từ các nguồn thu khác nhau.
2.6. Tạo bước đột phá trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ:
- Cán bộ tuyển vào trường phải say mê chuyên môn, thiết tha gắn bó với trường, không đặt lợi ích vật chất, thu nhập lên trên.
- Tất cả cán bộ giảng dạy, cán bộ hành chính, cán bộ quản lí phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh.
- Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ hành chính.
- Cử khoảng 10 cán bộ đi nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài và 10 cán bộ đi trao đổi khoa học bằng kinh phí của trường.
- Rà soát để lên kế hoạch cho những cán bộ chưa đạt chuẩn đăng kí học thạc sĩ, nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước.
- Phấn đấu đến cuối năm 2009, trường có 82% cán bộ giảng dạy đạt trình độ sau đại học, trong đó 38 - 40% có học vị Tiến sĩ.
- Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, kế hoạch của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường đến từng cán bộ, sinh viên, nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng, đồng thuận, quyết tâm trong các hành động.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của tập thể lãnh đạo đơn vị, bộ môn, Hội đồng Khoa học và Đào tạo và của từng cá nhân, nhất là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ lâu năm trong việc xác định các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đơn vị và nhà trường.
Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị phổ biến những kết luận trên đây của Hội nghị đến toàn thể cán bộ trong đơn vị và có kế hoạch triển khai thực hiện.
Tác giả: no1knows
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn