Thông tin website hội thảo:
https://www.socyw.com/
Công tác xã hội thế giới đã có sự phát triển mạnh mẽ và khẳng định vai trò không thể thiếu trong mục tiêu phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 100 năm qua. Tại Việt Nam, dù mới bước đi những bước đầu tiên trong quá trình chuyên nghiệp hóa, Công tác xã hội đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong việc trợ giúp cá cá nhân, gia đình, cộng đồng có nhu cầu, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, toàn diện theo mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Những năm gần đây, thế giới nói chung đã trải qua những thay đổi vô cùng lớn lao, trong đó biến đổi khí hậu và đại dịch Covid 19 đã tạo ra một “New Normal” cho từng cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu. Những vấn đề nan giải đó đang đòi hỏi một tầm nhìn mới và sự chung tay mang tính toàn cầu để giải quyết những vấn đề chung, những khó khăn riêng. Với sứ mệnh tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu Công tác xã hội ở Việt Nam, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã phối hợp với các đối tác, tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Tạo ra sự khác biệt – Công tác xã hội không rào cản: Hướng tới phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp” (Make a difference Social Work without barriers: In response to sustainable development and public emergency).
•
Thời gian: 8:00 - 17:30, ngày 01 và 02/08/2023 (31/7/ 2023: Tham quan thực địa)
• Hình thức: Trực tiếp
• Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN
• Ngôn ngữ: Tiếng Anh/ Tiếng Việt (có dịch song song)
• Chương trình dự kiến: Vui lòng xem chương trình đính kèm.
• Đại biểu tham dự: 250 đại biểu, trong đó có 120 đại biểu quốc tế - đại diện các tổ chức giáo dục CTXH và cung ứng dịch vụ xã hội tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới.
• Đại diện Lãnh đạo Bộ LĐTBXH: TS. Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội.
● Hội thảo gồm 4 phiên toàn thể, 12 phiên song song, tập trung vào các nội dung dưới đây:
- Đào tạo công tác xã hội với phát triển bền vững từ góc nhìn không biên giới và đa ngành (Phiên tổng thể)
- Từ đáp ứng tới chủ động: Phát triển chương trình giảng dạy công tác xã hội để định hướng cho sinh viên thích ứng với thế giới đang biến đổi (Phiên toàn thể 01)
- Hợp tác và phát triển khu vực (Phiên toàn thể 02)
- Quản lý sự thay đổi trong một xã hội có nhiều nguy cơ: Những hàm ý cho quản trị dịch vụ công tác xã hội và thực hành (Phiên toàn thể 03)
- Hướng đến tương lai/Lộ trình tiếp theo: Các quan điểm và bài học từ các nước ASEAN
- Tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo Công tác xã hội: hướng dẫn áp dụng tại địa phương và khu vực/hoặc Thiết kế chương trình giảng dạy Công tác xã hội: Giảm thiểu rủi ro cộng đồng và phát triển bền vững (Phiên 1A)
- Thiết kế chương trình giảng dạy Công tác xã hội: Giảm thiểu rủi ro cộng đồng và phát triển bền vững (Phiên 1B)
- Phát triển xã hội/phúc lợi xã hội trên thế giới (Phiên 1C)
- Các vấn đề xã hội và vai trò của công tác xã hội (Phiên 1D)
- Nghiên cứu hành động trong công tác xã hội (Phiên 2A)
- Công tác xã hội và phát triển bền vững/Biến đổi khí hậu và tác động của nó tới các nhóm dễ tổn thương (Phiên 2B)
- Chương trình giảng dạy Công tác xã hội với trẻ em và gia đình/Chăm sóc sức khỏe/Người khuyết tật/Điền dã và thực hành CTXH: Các vấn đề và thách thức (Phiên 2C)
- Công tác xã hội với người cao tuổi và trong môi trường học đường: Thực trạng và can thiệp của công tác xã hội (Phiên 2D)
- Hỗ trợ tâm lý xã hội trong bối cảnh thay đổi: những hàm ý cho thực hành và đào tạo công tác xã hội (Phiên 3A)
- Nâng cao năng lực dịch vụ công tác xã hội nhằm ứng phó với những cộng đồng có nguy cơ (Phiên 3B)
- Hợp tác khu vực: Kinh nghiệm và bài học từ nghiên cứu và thực hành (Phiên 3C)
- Hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế và tổ chức quốc tế trong hỗ trợ các nước ASEAN trong công tác xã hội (Phiên 3D).