Góp phần không nhỏ tạo nên những giá trị lịch sử văn hóa Phật giáo của vùng Kinh Bắc, bên cạnh các trung tâm văn hóa Phật giáo lớn đã được đề cập, cần phải nhắc tới chùa Bách Môn. Bách Môn, với tên gọi ban đầu gọi là Linh Cảm tự là ngôi cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý để rồi trở thành một di sản văn hóa có bề dày lịch sử tín ngưỡng.
Nhìn lại lịch sử hình thành - phát triển, giá trị kiến trúc văn hóa của chùa Bách Môn trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam, nói chung và Kinh Bắc nói riêng, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huyện Tiên Du Bắc Ninh, Viện Trần Nhân Tông Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Hội thảo Khoa học: Kiến trúc và Văn hóa chùa Bách Môn trong dòng lịch sử Phật giáo Bắc Ninh - Kinh Bắc
Hội thảo nhằm làm rõ các giá trị Kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Phật giáo Kinh Bắc cũng như những đóng góp to lớn của chùa Bách Môn đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và Kinh Bắc nói riêng. Qua đó tôn vinh những giá trị cao đẹp, để trân quý những thành quả to lớn mà tiền nhân, cũng như các thế hệ chưa vị Tổ sư đời trước, phật tử đã dày công cống hiến. Hội thảo còn là diễn đàn học thuật thiết thực và bổ ích để các học giả nghiên cứu Phật học và Kiến trúc, Văn hóa, Lịch sử, của Phật tử, cư sĩ hiểu hơn về lịch sử dân tộc cũng như những giá trị mà Bách Môn đã để lại. Sự thành công của Hội thảo sẽ góp phần khẳng định và phát huy những giá trị Kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo đã được tạo dựng, vun bồi; nhằm xác lập mạnh mẽ và vững chắc vị thế của Phật giáo Việt Nam.
1. Danh nghĩa tổ chức: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huyện Tiên Du, Bắc Ninh và Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục đích của hội thảo
- Hội thảo là diễn đàn cho các nhà nghiên cứu trao đổi về các giá trị lịch sử của Phật giáo Kinh Bắc nói chung và Bách Môn nói riêng.
- Làm rõ các giá trị văn hóa, kiến trúc của Phật giáo Kinh Bắc và chùa Bách Môn;
- Quá trình phục dựng chùa Bách Môn, từ nội tự đến hệ thộng hình thành tượng Phật và Bồ tát bằng các chất liệu truyền thống.
- Những đóng góp của Bách Môn đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và Kinh Bắc nói riêng.
3. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo
- Thời gian tổ chức: Ngày 13/08/2023
- Địa điểm: chùa Bách Môn, thôn Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
4. Hình thức và công nghệ tổ chức: hình thức trực tiếp
5. Nội dung hội thảo:
- Hệ thống tư liệu lịch sử, Lịch sử kiến trúc, giá trị văn bia của Phật giáo Kinh Bắc nói chung và Bách Môn nói riêng;
- Bách Môn trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Kinh Bắc và mối liên hệ với các ngôi chùa thời Lý - Trần, Hậu Lê trong khu vực lân cận;
- Quá trình phục dựng chùa Bách Môn và giá trị kiến trúc từ chất liệu gỗ phục dựng cho đến nội tự đến hệ thống hình thành tượng Phật và Bồ tát bằng các chất liệu truyền thống.
- Những đóng góp của Bách Môn đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và Kinh Bắc nói riêng.
6. Ngôn ngữ hội thảo: tiếng Việt
7. Thành phần tham gia tổ chức
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ban Quản lý di tích tỉnh và Ban tôn giáo Tỉnh, Huyện, Ban trị sự GHPHVN Huyện Tiên Du.
- Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Cơ quan phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Ban Quản lý di tích tỉnh và Ban tôn giáo Tỉnh, Huyện, Ban trị sự GHPHVN Huyện, Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Bắc Ninh.
- Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
9. Thành phần tham dự
- Số lượng báo cáo: 25 - 30 báo cáo
- Số lượng đại biểu: 100 - 120 đại biểu
Trân trọng thông báo và kính mời!