TS. Vũ Văn Quân
admin
2010-04-06T01:53:16-04:00
2010-04-06T01:53:16-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/382-autosave-6247.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ ba - 06/04/2010 01:53
TS. VŨ VĂN QUÂN
1. Sơ yếu lí lịch
- Họ tên: Vũ Văn Quân
- Năm sinh: 09.10.1963
- Nơi công tác: Khoa Lịch sử
- Thời gian công tác tại Trường: từ 1992.
- Học vị: Tiến sĩ (1991)
- Chức danh khoa học: Phó Giáo sư (2006)
- Địa chỉ liên lạc:
+ Điện thoại cơ quan: (04) 38585284
+ Thư điện tử: vanquanvu@yahoo.com
2. Nghiên cứu và giảng dạy
2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chính
- Lịch sử Việt Nam thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
- Chế độ ruộng đất, kinh tế nông nghiệp trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam
- Đô thị và đô thị hoá trong lịch sử Việt Nam
- Lịch sử và văn hoá Thăng Long - Hà Nội
2.2. Quá trình nghiên cứu, giảng dạy
- 1980 - 1984: Học tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
- 1986 - 1991: Học nghiên cứu sinh tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
- Từ 1992: Cán bộ giảng dạy Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử
- Từ 2000: Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại
- Từ 2009: Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử
2.3. Đã và đang hướng dẫn NCS, cao học:
- Số lượng tiến sĩ đang đào tạo: 3 (1 chính, 2 phụ)
- Số lượng thạc sĩ đã đào tạo: 11
- Số lượng thạc sĩ đang đào tạo: 5
3. Các công trình đã công bố
3.1. Sách
- Phương sách dùng người của cha ông ta trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 (viết chung).
- Địa bạ Hà Đông, Hà Nội, 1995, 630 trang (viết chung).
- Xây dựng đất nước, Tư liệu về Tây Sơn - Nguyễn Huệ, Bình Định, 1995, 145 trang (viết chung).
- Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỉ X - XIV, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, 296 trang (sách dịch cùng Vũ Minh Giang).
- Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1997, 228 trang (viết chung).
- Tình hình ruộng đất và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1997, 276 trang (viết chung).
- Địa bạ Thái Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997, 520 trang (viết chung).
- Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, 317 trang (viết chung).
- Thực chất của “Đối thoại sử học”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000, 417 trang (viết chung).
- 1000 câu hỏi đáp về Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập I, 396 trang, tập II, 306 trang (viết chung).
- Bình Định danh thắng và di tích, Bình Định, 2000, 343 trang (viết chung).
- Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 (viết chung).
- Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 (viết chung).
- Địa bạ cổ Hà Nội, Tập I, Nxb Hà Nội, 2005, 810 trang (viết chung).
- Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006 (Đồng tổ chức bản thảo và tác giả).
- Khoa Lịch sử nửa thế kỉ xây dựng và phát triển (1956-2006) (Đồng tổ chức bản thảo), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006.
- Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử (Chủ biên), Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2007 (580 trang).
- Địa chí Cổ Loa (Đồng chủ biên), Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2007, 679 trang.
- Từ điển địa danh lịch sử (dùng trong nhà trường) (Đồng tác giả), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
- Văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam - Kỉ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện Văn hoá Óc Eo (1944 - 2004), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008 (Đồng biên tập, tổ chức bản thảo và tác giả).
- Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lí đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 (viết chung).
- Quản lí và phát triển Thăng Long - Hà Nội, Kỉ yếu Hội thảo khoa học (Đồng tổ chức bản thảo, biên tập và tác giả), Nxb Hà Nội, 2008
- Địa bạ cổ Hà Nội, tập II, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2008 (viết chung).
- Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Kỉ yếu Hội thảo khoa học lần thứ nhất Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ” (Đồng biên tập, tổ chức bản thảo và tác giả), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008.
- Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỉ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009 (Đồng biên tập, tổ chức bản thảo và tác giả).
- Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kì cận đại, NxbThế giới, Hà Nội, 2009 (Đồng biên tập, tổ chức bản thảo và tác giả).
3.2. Các bài viết
- Việc lấn biển lập làng ở các xã Hùng Thắng, Chấn Hưng, Vinh Quang (Tiên Lãng) trong Đất và người Tiên Lãng, Nhà xuất bản Hải Phòng, 1987, tr.51-55.
- Vài nét về chế độ tô thuế thời Nguyễn (Thế kỉ XIX), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 4, 1988, tr.55-64.
- Vài nét tình hình nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỉ XIX, Nghiên cứu kinh tế, số 5.1989
- Vài nét về nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Nghiên cứu kinh tế, số 5.1990, tr.35-39.
- Mấy suy nghĩ về việc giải quyết vấn đề ruộng đất, nông dân, nông nghiệp hiện nay - nhìn từ góc độ lịch sử, Thông tin lí luận, số 4.1990 (viết chung).
- Một hệ thống thuỷ lợi cổ ở làng Phú Phong (Bình Định), trong NPHMVKCH năm 1991, tr.88-89 (viết chung)
- Nghề đúc đồng ở Bằng Châu, trong NPHMVKCH năm 1991, tr.98-99 (viết chung), tr.183-184
- Chế độ ruộng đất, kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Luận án Phó tiến sĩ Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội, 1991.
- Kết cấu kinh tế của một làng Trung Bộ, Dân tộc học, số 4, 1991, tr.12-16 (viết chung).
- Thị tứ - hiện tượng đô thị hoá (qua tư liệu Bình Định), Nghiên cứu lịch sử, số 2, 1992, tr. 15-27 (viết chung)
- Khái quát về tình hình ruộng đất và giải quyết vấn đề ruộng đất của Nhà nước nửa đầu thế kỉ XIX, Nghiên cứu kinh tế, số 4, 1993, tr.52-59.
- Diễn biến của chế độ sở hữu ruộng đất ở một số làng buôn tiêu biểu thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), Nghiên cứu lịch sử, số 2, 1994, tr.42-49 (viết chung)
- Thử phân tích yếu tố dòng họ trong cấu trúc sở hữu ruộng đất của một làng thuộc đồng bằng Bấc Bộ đầu thế kỉ XIX, Dân tộc học, số 3, 1994, tr.3-7
- Nhà Nguyễn với vấn đề quản lí nông thôn ở thế kỉ XIX trong Kinh nghiệm tổ chức quản lí nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.97-126.
- Biểu hiện của truyền thống Việt Nam qua phân tích thống kê Tục ngữ phong dao, trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Hà Nội, 1994, tr.72-128 (viết chung)
- Cơ cấu xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX trong Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1995, Nxb Chính trị Quốc gia tái bản năm 1998, tr. 72-101.
- Tư liệu về tình hình Phật giáo và tín ngưỡng dân gian huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) đầu thế kỉ XIX., Dân tộc học, số 2, 1996, tr.56- 60
- Tìm hiểu công cuộc khai hoang thành lập làng Cống Thuỷ (Ninh Bình) từ cuối thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX, Nghiên cứu lịch sử, số 5, 1997, tr.33-45 (viết chung).
- Ngô Sĩ Liên trong lịch sử khoa bảng Hà Tây, trong Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 258-268.
- Tư liệu về nguồn gốc, chức năng và hoạt động của đội Hoàng Sa, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, 1998, tr.10-20 (viết chung).
- Về nguyên nhân bùng nổ của phong trào nông dân Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1998, tr.9-14, in lại trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
- Phác hoạ bức tranh làng Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỉ XIX qua tư liệu địa bạ, trong Hội thảo quốc tế về Việt Nam học, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1998, tr.141.
- Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Yên Mô - Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông, Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1999, tr 15-23 (viết chung).
- Những chặng đường phát triển của khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Xưa & Nay, số, 12.2000.
- Khoa cử truyền thống Hải Phòng và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, số 1, 2001.
- Mấy phác hoạ về tình hình nông nghiệp thời Lí, trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học về Vương triều Lí, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Biến đổi của quan hệ dòng họ ở Ninh Hiệp, trong Làng ở châu thổ sông Hồng vấn đề còn bỏ ngỏ, Hà Nội, 2002; in lại trong: Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006 .
- Tư liệu về tình hình Phật giáo và tín ngưỡng dân gian làng xã Thái Bình đầu thế kỉ XIX (qua địa bạ), Dân tộc học, số 1.2003, tr.20-24.
- Về một vài khía cạnh trong chính sách quan lại của nhà Nguyễn, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2.2003, tr.47-55.
- Tổ chức chính quyền cấp tỉnh, phủ, huyện ở Thanh Hoá dưới thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884), trong Thanh Hoá thời kì 1802-1930, Nxb Thanh Hoá, 2003, tr.33-45 (viết chung).
- Ngô Quyền, trong Danh nhân quân sự Việt Nam, tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
- Tư liệu địa bạ trong nghiên cứu làng xã Việt Nam truyền thống (khảo sát địa bạ làng Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ), Dân tộc học, số 2.2005, tr.3-7
- Mấy phác hoạ về làng xã huyện Thanh Trì (Phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng) đầu thế kỉ XIX qua tư liệu địa bạ, Nghiên cứu lịch sử, số 5.2005 tr.32-41.
- Chính sách dân tộc thiểu số trong quan chế của nhà nước phong kiến Việt Nam, in trong Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - luận cứ và giải pháp, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr 95-114.
- Nước Đại Cồ Việt thời Tiền Lê, trong Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nxb Hà Nội, 2005.
- Thăng Long - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị - hành chính của đất nước, những bài học về quản lí và phát triển (mấy vấn đề về phương pháp tiếp cận), in trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chương trình KX.09, Nxb Hà Nội, 2006, tr.69-78.
- Trương Đăng Quế và công cuộc kinh lí vùng đất Nam Bộ năm 1836, Nghiên cứu lịch sử, số 7. 2006, tr.36-43.
- Cuộc kháng chiến chống xâm lược Xiêm cuối thế kỉ XVIII - sự thể hiện sâu sắc ý thức về chủ quyền của người Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ, in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006. In lại trong Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ từ đầu đến cuối thế kỉ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009
- Nam Bộ trong mối quan hệ kinh tế - xã hội Đàng Trong thế kỉ XVII-XVIII trong Việt Nam trong mối qua hệ châu Á thế kỉ XVI-XVII, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007.
- Tổ chức hành chính và quy hoạch đô thị Thăng Long thời Lí Trần, Tạp chí Khoa học, Khoa học xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3 năm 2007 (viết chung).
- Vùng đất Nam Bộ thời cổ đại - từ tư liệu thư tịch đến khảo cổ học, in trong Văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam - Kỉ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện Văn hoá Óc Eo (1944 – 2004), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008.
- Quy hoạch hành chính và tổ chức bộ máy quản lí Thăng Long - Hà Nội thời kì trung đại, in trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Quản lí và phát triển Thăng Long - Hà Nội”, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2008.
- Quản lí và phát triển Thăng Long - Hà Nội trong quan hệ tổng thể với quản lí và phát triển quốc gia (viết chung), in trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Quản lí và phát triển Thăng Long - Hà Nội”, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2008.
- Vài nét về chính sách an ninh quốc phòng đối với vùng Đông Bắc của nhà Lê sơ (1428-1527), Kỉ yếu Hội thảo khoa học Thương cảng Vân Đồn: lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hoá, Quảng Ninh, 7.2008.
- Vài nét về hệ thống giáo dục và khoa cử Việt Nam thời Nguyễn, in trong: 100 năm Đông Kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
- Yếu tố tự trị - tự quản làng xã và tác động của nó đến hoạt động quản lí của chính quyền cơ sở hiện nay, Dân tộc học, số 3.2008.
- Nam Bộ - mấy vấn đề tiếp cận thiết chế quản lí xã hội, in trong Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, Kỉ yếu Hội thảo khoa học lần thứ nhất Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008.
- Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX, in trong Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008.
- Quy hoạch hành chính và tổ chức bộ máy quản lí thành Đông Kinh thời Lê sơ, in trong Khởi nghĩa Lam Sơn và thành lập vương triều Lê sơ, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2008, tr.387-405.
- Không gian khu vực Phố Cổ giữa thế kỉ XIX (qua tư liệu địa bạ), in trong 20 Việt Nam học theo định hướng liên ngành, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.452-471, in lại trong: Nghiên cứu lịch sử, số 11+12-2008
- Thành Hà Nội trong mối quan hệ tổng thể với trung tâm Hoàng thành Thăng Long thời Lê, trong Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004-2008), Hà Nội, 2008, tr.219-227.
- Một số vấn đề về nghiên cứu Hà Nội với tư cách một không gian lịch sử - văn hoá, Kỉ yếu Hội nghị Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, Hà Nội, 5-7.12.2008.
- Nhà khoa học, nhà giáo Phan Đại Doãn, Văn hoá Nghệ An, số 3 – 2009.
- Nam Bộ trong tiến trình Việt Nam thống nhất dưới thời Nguyễn (1802-1858), in trong Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kì cận đại, NxbThế giới, Hà Nội, 2009.
- Vùng đất Nam Bộ thời cổ đại, Xưa & Nay số 332, tháng 5.2009, tr.8-11.
- Kinh thành Thăng Long và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí, Tuyên giáo, số 8.2009.
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lí đô thị Việt Nam thời kì cổ trung đại (qua trường hợp Thăng Long- Hà Nội), Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lí nhà nước đặc thù của các đô trực thuộc Trưng ương nước ta hiện nay, Hà Nội, 8.2009.
- Thống nhất thể chế - bước tiến trong tiến trình Việt Nam thống nhất dưới triều Nguyễn (1802-1858), trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Xây dựng và thống nhất đất nước ở Việt Nam và Đức, giai đoạn 1500-2000, Hà Nội, 11.2009.
- Định đô Thăng Long - bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc, trong: 1000 năm Vương triều Lí và kinh đô Thăng Long, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009; in lại trong Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2-2010.
4. Chương trình, đề tài nghiên cứu đã và đang thực hiện
4.1. Các đề tài chủ trì
- “Làng xã Thanh Trì đầu thế kỉ XIX (qua tư liệu địa bạ)”, Đề tài cấp ĐHQG mã số QG.97.04, 1997-1999.
- “Nghiên cứu xây dựng bản đồ kinh thành Thăng Long - Hà Nội qua các triều đại”, Đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội, 2002-2003 (đồng chủ trì)
- “Nghiên cứu điều tra khảo sát sưu tầm hệ thống tư liệu lịch sử và văn hoá dân gian khu vực Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)”, Đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội, 2003 (đồng chủ trì)
- “Địa chí Cổ Loa”, Đề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội, 2004 – 2005 (đồng chủ trì).
- “Thăng Long – Hà Nội với vài trò trung tâm chính trị - hành chính của đất nước: những bài học về quản lí và phát triển”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.09.02, 2005-2008.
- “Đặc trưng thiết chế quản lí xã hội vùng Nam Bộ”, thuộc Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”, 2007 – 1010.
- “Điều tra, sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội”, thuộc Dự án “Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, Đề tài khoa học cấp Thành phố Hà Nội, 2007-2010.
4.2. Các đề tài tham gia
- “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 07-02, 1992-1995.
- “Thiết chế chính trị - xã hội nông thôn”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 08-09, 1992-1995.
- “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số BĐHĐ01-01, 1994-1998
- “Lịch sử Việt Nam” Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, 2002-2005
- “Giáo dục Thăng Long - Hà Nội, định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.09.07, 2005-2008.
- “Bài học kinh nghiệm hoạt động đối ngoại của Thăng Long – Hà Nội”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.09.03, 2005-2008.
- “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lí nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc trung ương nước ta hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX 02-03/06-10, 2008-2010.