TTLA: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay

Thứ hai - 22/06/2015 03:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thúy Hằng     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/11/1978                                                    

4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh về việc điều chỉnh tên đề tài luận án số: 3210/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 355/QĐ- SĐH ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án:Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay”

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử                Mã số: 62.22.80.05

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hùng Hậu

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án:“Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần, nhân sinh quan cũng như về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

- Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cùng với đời sống tinh thần của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, tác giả tiến hành phân tích thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay và một số vấn đề đặt ra. Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tôn giáo (cụ thể là Phật giáo) đối với đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án còn làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: triết học, tôn giáo học, văn hóa học, đạo đức học, lịch sử tư tưởng Việt Nam... ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong những năm tới, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đến đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam cũng như cư dân đồng bằng sông Hồng còn nhiều diễn biến phức tạp do mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin gây ra. Vì vậy, luận án Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:

- Nghiên cứu những biến đổi của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, cũng như các nhân tố đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng.

 - Tiếp tục đi sâu nghiên cứu sự biến đổi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng, từ đó dự báo xu hướng phát triển đời sống tinh thần cũng như sự phát triển của Phật giáo ở đồng bằng sông Hồng trong tương lai, giúp cho các nhà hoạch định chính sách tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có quan điểm lịch sử cụ thể, khách quan nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tôn giáo này đối với đời sống xã hội.

- Tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường hơn nữa vai trò của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay.

13. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:  

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), “Xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay”,  Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, Nxb Phương Đông, tr.577 - 585.

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2011 - 2013),  Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần người dân Hà Nội hiện nay, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị quản lý.

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2), tr.25 - 34.

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Một vài suy nghĩ về giá trị hiện thời trong quan niệm nhân sinh của Phật giáo”, Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông (5), tr.59 - 63.

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Vai trò của nhân sinh quan Phật giáo trong việc xây dựng lối sống con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (216), tr.53 - 57.

- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), “Giáo dục giá trị văn hóa Phật giáo trong gia đình ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (219), tr.128 - 132.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thuy Hang                         2. Sex: Female

3. Date of birth: November 14th, 1978                        4. Place of birth: Phu Tho

5. Admission of decision number: 3210/QĐ-SĐH dated November 08th, 2010, by President of the Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Decision on changing the thesis title, decision number 355/QĐ-SĐH, date April 24th, 2015, by Director of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: “Effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today”

8. Major: Dialectical and Historical Materialism           9. Code: 62.22.80.05

10. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Hung Hau

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The Thesis:“Effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today " is researched on theoretical basis of Marxism – Leninism, Ho Chi Minh Ideology, opinion of Vietnamese Communist Party on spiritual life, outlook and religion beliefs in general and Buddhism in particular.

- On the basis of systemizing some issues on Buddhist outlook in general and Buddhist outlook of Red River Delta in particular, along with the spiritual life of the inhabitants of the Red River Delta today, the author conducted a situational analysis of the effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today and some other issues set forth. Since then, the author presented her opinions and measures to promote positive effects and limit adverse effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today.

12. Practical applicability

The research result of the thesis can serve as a basis for the researchers to build and perfect policy system of religion (namely Buddhism) for spiritual life of red river delta inhabitants today. Simultaneously, the research result of the thesis also makes reference to the research and teaching of such subjects as philosophy, religion, culture, ethics, idea history of Vietnam. .. in research and training facilities of social sciences and humanities

13. Further research direction:

In the coming years, the influence of religion in general and Buddhism in particular to the spiritual life of Vietnamese society and Red River Delta inhabitants remains complicated by many downsides of market economy, international integration and the explosion of information technology. So the thesis Effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today should be studied in many specific ways and more invested in the next works, such as:

- Study changes of economy, politics, cultura, soceity as well as the factors that have a strong impact on the spiritual life of Red River Delta inhabitants

- Continue further examination on the change of the effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today, then forecast the development trend of spiritual life as well as Buddhism in the Red River Delta in the future, to provide religous policy makers in general and Buddhist policy makers in particular with specific and objectivity historical perspectives for firther promotion of this religion in social life.

- Focus to examine measures to promote positive effects and limit adverse effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today. Thereby, contribute to consolidating and further strengthening the role of religion in general and Buddhism in particular for social and spiritual life of Vietnamse people today.

14. Thesis-related publications

- Nguyen Thi Thuy Hang (2013), "Changing trend of the effects of Buddhist outlook on spiritual life of red river delta inhabitants today", On the southern Buddhist movement in 1963, Oriental Publishing House, pp.577 - 585.

- Nguyen Thi Thuy Hang (2011 - 2013), The effects of Buddhist outlook on spiritual life of Hanoi people today, Grassroot level scientific and technological project as managed by the Centre for Training and Improvement of Lecturers of Political Theory.

- Nguyen Thi Thuy Hang (2014), "Some characteristics of Vietnam Buddhist outlook", Religious Studies Journal (2), pp.25 - 34.

- Nguyen Thi Thuy Hang (2014), "Some thoughts on the current value in the human perception of Buddhism", Theoretical Politics & Communications Journal (5), pp.59 - 63.

- Nguyen Thi Thuy Hang (2014), "The Role of Buddhist outlook in building lifestyle of Vietnamse people today",  Educational Theory Journal (216), pp.53 - 57.

- Nguyen Thi Thuy Hang (2014), "Educating cultural values ​​of Buddhism in rural families in the Red River Delta today", Educational Theory Journal (219) pp.128 - 132.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây