TTLA: Cái huyền ảo trong tiểu thuyết Toni Morrison

Thứ hai - 03/08/2015 03:10

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Khánh

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/03/1982                                       

4. Nơi sinh: TP Đà Nẵng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:   Không           

7. Tên đề tài luận án: Cái huyền ảo trong tiểu thuyết Toni Morrison

8. Chuyên ngành: Văn học Bắc Mỹ                    Mã số: 62.22.30.20

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:   PGS.TS. Đặng Anh Đào

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đi vào khám phá sâu và toàn diện hơn những khía cạnh đặc sắc nhất trong bút pháp của nhà văn Toni Morrison.Chúng tôi mang đến những tiếp cận mới (ở góc độ văn học huyền ảo) đối với các tác phẩm của nhà văn hiện nay vẫn chưa được dịch và tìm hiểu nhiều ở Việt Nam.  

- Cái huyền ảo được biểu đạt trước hết trong một cốt truyện giàu màu sắc huyền thoại được xây dựng trên nền hiện thực xã hội lịch sử đậm tính chính trị. Luận án  đã phân tích 3 dạng cốt truyện huyền ảo tiêu biểu là Huyền thoại gốc, Truy tìm Chén ThánhHuyền thoại chu kỳ, gắn với các motif nổi bật: Chết và Tái sinh, Hiến tế và Cứu chuộc, cặp đôi Mẹ và Con gái. Đó là những “cổ mẫu biến hình”, là sự phóng chiếu nguyên mẫu đời sống đầy “huyền ảo” lên tư duy tiểu thuyết đậm chất ma thuật, biểu hiện của cái vô thức và bản thân cuộc sống ngoài phạm vi nhận thức.

- Gắn với cốt truyện và các motif huyền ảo là hệ thống nhân vật hòa trộn đường viền lịch sử với sự phá vỡ đặc tính hiện thực trong bút pháp xây dựng nhân vật. Luận án đã khảo sát và phân tích các khía cạnh huyền ảo trong hình tượng nhân vật. Thứ nhất là nhân vật huyễn hoặc, biểu hiện qua hai dạng: các bóng ma lúc vô hình lẩn khuất lúc hiển hiện đầy thù hận và nhân vật hồn ma tái sinh thành người. Thứ hai là nhân vật lưỡng phân, tạo nên những biểu hiện thực ảo đan xen cũng như thúc đẩy các biến cố của truyện theo hướng huyền ảo hóa, một kiểu huyền ảo - tâm lý, theo chúng tôi là bút pháp mang đặc trưng phong cách Toni Morrison. Thứ ba là nhân vật “huyền thuật” – có sức mạnh tiên tri, trị liệu, thực hiện các nghi thức tẩy rửa và phục sinh. Họ có lai lịch mờ nhòe cùng sự xuất hiện kỳ ảo nhưng lại có khả năng dẫn đường và trợ giúp cho nhân vật chính trên con đường “phiêu lưu” khám phá gốc rễ, tìm lại bản sắc cho sự tồn tại của bản thân và cộng đồng.

- Nhằm phát hiện một nét thể nghiệm độc đáo của ngòi bút Toni Morrison trên phương diện diễn ngôn huyền ảo, luận án khảo sát diễn ngôn người kể chuyện trên các phương diện: diễn ngôn thực - ảo (dựa trên các phát ngôn của người kể chuyện ngôi thứ nhất là nhân vật huyền ảo/ bí ẩn và các phát ngôn có tính dự báo, tiên tri); diễn ngôn xoay vòng (từ tính lặp lại của các diễn ngôn trên nhiều cấp độ) và diễn ngôn âm nhạc (diễn ngôn mang đậm phong cách nhạc Jazz và sự lồng ghép nhiều bài ca, bài nhạc dân gian người Mỹ gốc Phi như một cách kể chuyện – điểm này chúng tôi cho rằng là đặc trưng thú vị nhất trong lối viết của Toni Morrison).

- Luận án xây dựng một quan niệm cụ thể và đầy đủ hơn về khái niệm Cái huyền ảo, hướng tới việc khẳng định sự tồn tại và xu hướng phát triển của văn học huyền ảo thời hiện đại. Thông qua việc khảo sát biểu hiện và giá trị thẩm mỹ của bút pháp huyền ảo trong một hiện tượng văn học tiêu biểu – nhà văn Toni Morrison, luận án đóng góp một số kết quả cho việc nghiên cứu văn chương bằng lý thuyết hiện đại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

- Biên soạn tài liệu tham khảo, giáo trình giảng dạy văn học Mỹ cho sinh viên 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

- Mở rộng tìm hiểu toàn bộ thế giới nghệ thuật của Toni Morrison (khảo sát đầy đủ các tác phẩm của nhà văn).

- So sánh đặc trưng huyền ảo trong bút pháp của Toni Morrison với nhiều nhà văn khác cũng sáng tác theo khuynh hướng huyền ảo.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian):

1. Nguyễn Phương Khánh (2008), “Cấu trúc xoay vòng trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng (5), tr.96-105.

2. Nguyễn Phương Khánh (2010), “Âm nhạc như là cấu trúc và biểu tượng trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison”, Đường biên - Nghiên cứu, phê bình, NXB Văn học, tr.9-22.

3. Nguyễn Phương Khánh (2012), “Thời gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc, NXB Đại học Huế, tr.446-454.

4. Nguyễn Phương Khánh (2012), “Về khái niệm Huyền thoại gốc và mô hình cuộc hành trình của người anh hùng huyền thoại trong tiểu thuyết Bài ca Solomon của Toni Morrison”, Tạp chí Văn học nước ngoài (5), tr.94-115.

5. Nguyễn Phương Khánh (2012), Toni Morrison và tiểu thuyết, NXB Văn học.

6. Nguyễn Phương Khánh (2013), “Cái huyền ảo và liên văn bản trong tiểu thuyết Người yêu dấuJazz của Toni Morrison”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Hậu hiện đại – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm HN, tr.223-234.

7. Nguyễn Phương Khánh (2013), “Cốt truyện và các motif huyền thoại trong tiểu thuyết Toni Morrison”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Cán bộ trẻ các trường ĐHSP toàn quốc, NXB Đà Nẵng, tr.328-333.

8. Nguyễn Phương Khánh (2013), “Sethe và chứng Hysteria – Tiểu thuyết Người yêu dấu (Toni Morrison) dưới góc nhìn Phân tâm học”, Đường biên 2- nghiên cứu, phê bình, NXB Đà Nẵng, tr.229-358.

9. Nguyễn Phương Khánh (2015), “Nhân vật huyền thuật trong tiểu thuyết Toni Morrison”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục,Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (15), tr.45-50.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Phuong Khanh               2. Sex: Female

3. Date of birth: March 28th, 1982                    4. Place of birth: Danang City – Vietnam

5. Admission decision number: 3676/QĐ-SĐH  Dated: October 28th, 2009 by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The magical in Toni Morrison’s novels

8. Major: North American Literature                  9. Code:         62.22.30.20 

10. Supervisors: Prof. DANG ANH DAO

11. Summary of a new findings of the thesis:

- The Thesis intensively and comprehensively examines the best of Toni Morrison’s writing style. We adopt brand-new approaches (from the magical literature aspect) to Morrison’s works which are still not translated and widely studied in Vietnam. 

- First of all, themagicalis expressed in a storyline heavily inspired by mythologies, built upon the foundation of the magical realism along with political facets. The thesis reviews three typical kinds of magicalplots The Monomyth, the Quest for the Holy Grail and Mythical Cycle, which follow dominant motifs like: Death and Ressurrection, Sacrifice and Redemption, Mother and Daughter. These are ‘transformed archetypes’, the reflections of reality’s “mysteries” upon literature’s magical way of thinking, which indicate the unconcious and the unknown boundaries of life itself.

- Bound to the story and the magical motif are characters conveying both history and the breaking-away from reality in the way of creating a character. This thesis examines and analyses magical aspects of each character. The first aspect is the magic existent, expressed in two forms: the invisible lurking spectres filled with anger and menace, and the phantoms that reborn into a human being. The second one is the dichotomy that creates imaginary yet realistic symbols as well as steers the events of the story toward a more fantasy road; this is but a type of magical – drama, which we consider to be Toni Morrison’s signature writing style. The third aspect is the character type with magic power – one with abilities of prophesying, medication, and conducting purify and ressurrection rituals. They have ambiguous identities yet are able to guide and support the protagonists during the ‘adventure’ to discover one’s or society’s roots and origins.

- To discover Tony Morrison’s unique style in term of using magical discourse, the thesis examines story-telling discourses in the following criteria: realistic – imaginary discourse (based on the first-person narrator, who is a fantasy/ mystical character with prophetic and prescient speeches); circular discourse (the repetition of discourse on various scales) and musical discourse (Jazz-influenced discourse and the inclusion of folk songs from the African American community to convey a story – which we consider to be the most interesting trait of Toni Morrison’s writing style). 

- The thesis constructs an unambiguous and complete idea of the magical, aiming to confirm the existent and development trend of the modern magical literature. Through the analysis of features and values of typical literature phenomenon Toni Morrison’s magical style, the thesis provides further findings for literature researchs using modern theories.

12. Pratical applicability, if any:

- The result is a sourcebook of material, information, and ideas on teaching and researching Toni Morrison’ s novels to undergraduates and graduate students as well.

13. Further research directions, if any:

- Further examine the whole literature world of Toni Morrison (study all her works)

- Compare Toni Morrison’s magical style to other authors in the same magical genre.

14. Thesis- related publications:  (List in chronological order )

1. Nguyen Phuong Khanh (2008), “Circular structure in Beloved of Toni Morrison”, University of DanangJournal of Science and Technology,Vol.5 (28), pp.96-105.

2. Nguyen Phuong Khanh (2010), “Music as the structure and symbol in Beloved of Toni Morrison”, The Boundaries–Research andCriticism, Literature Publishing House, pp.9-22.

3. Nguyen Phuong Khanh(2012), “Fragmented TimeinBelovedof Toni Morrison”, Journalof The National Conference of Young Lecturers from Universities of Education, Hue University Publishing House, pp.446-454.

4. Nguyen Phuong Khanh(2012), “About term Monomyth and a Pattern of the Myth Hero’s Journey in Song of Solomon of Toni Morrison”, JournalofForeign Literature (5), pp.94-115.

5. Nguyen Phuong Khanh(2012), Toni Morrison và thenovels, Literature Publishing House.

6. Nguyen Phuong Khanh(2013), “The Magical and Intertextuality in Beloved andJazzof Toni Morrison”, JournalofThe National Conference onPostmodernism –Theory and Practice, Hanoi University of Education Publishing House, pp.223-234.

7. Nguyen Phuong Khanh(2013), “Plot and Mythic Motifs in Toni Morrison’s novels”,Journal ofThe National Conference of Young Lecturers from Universities of Education, Danang Publishing House, pp.328-333.

8. Nguyen Phuong Khanh(2013), “Sethe and Hysteria – APsychoanalytical Approach toToni Morrison’sBeloved”, The Boundaries–ResearchandCriticism, Vol.2, Danang Publishing House, pp.229-358.

9. Nguyen Phuong Khanh (2015), “Magic characters inToni Morrison’snovels”, Journal ofScience and Education- The University of Danang- University of Education (15), pp.45-50.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây