TTLA: Quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ năm 1945 đến nay - nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự

Thứ hai - 27/07/2015 00:18

    THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Thị Thành                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25-02-1977                                                  

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 4152/QĐ-SĐH, ngày 15/7/2008  của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 03/QĐ-SĐH, ngày 12 tháng 1 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: "Quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ năm 1945 đến nay - nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự"

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học                  Mã số: 62.31.50.10

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Phát hiện 1: Luận án đã khái niệm hóa bốn mô hình dân chủ được các chế độ chính trị và nhà nước Indonesia phát triển và vận dụng vào thực tế, những động lực và nguyên nhân thành công và thất bại của các mô hình này qua hai thời kỳ trước và sau cải cách dân chủ 1998.           

Phát hiện 2: Luận án đã chỉ ra có sự tương quan chặt chẽ giữa sự hình thành và lớn mạnh của giai cấp trung lưu Indonesia và những đòi hỏi về cải cách dân chủ và dân chủ hóa đất nước. Trong thời kỳ trước cải cách kinh tế - xã hội 1998, giai cấp trung lưu Indonesia rất nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng dưới 17% dân số, và trong suốt thời kỳ đó, sự yếu ớt của tầng lớp này có tác động không nhiều đến đòi hỏi dân chủ hóa. Từ sau cải cách 1998, giai cấp trung lưu đã không ngừng lớn mạnh và thống kê gần đây cho thấy giai cấp trung lưu ở Indonesia đã tăng lên khoảng 62% dân số. Chính sự lớn mạnh của trung lưu đã dẫn đến những đòi hỏi ngày càng mạnh mẽ hơn về sự minh bạch hóa trong quản lý đất nước và sự tham gia của các tầng lớp xã hội vào quá trình phát triển.

Phát hiện 3: Luận án đã chỉ ra những tác động quan trọng của sự ra đời và lớn mạnh của các tổ chức xã hội dân sự và sự tham gia của các tổ chức này vào quá trình dân chủ hóa ở Indonesia. Không chỉ tham gia trực tiếp vào các hoạt động dân chủ, các tổ chức xã hội dân sự còn góp phần thổi vào đời sống chính trị của đất nước một luồng sinh khí mới, làm tăng tinh thần xã hội dân sự và ý thức người dân về tầm quan trọng của dân chủ hóa.

Phát hiện 4: Thông qua việc phân tích những đặc điểm, các mặt tích cực và hạn chế của các mô hình dân chủ cũng như vai trò của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa đất nước, luận án đã góp phần nâng cao nhận thức về xu thế dân chủ hóa và mối liên hệ giữa phát triển và dân chủ để làm cơ sở cho tầm nhìn dân chủ hóa ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của giới trí thức, xã hội dân sự đối với dân chủ hóa và mối liên hệ giữa phát triển và dân chủ ở Việt Nam

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cải cách dân chủ ở Indonesia và tác động của nó đối với nền kinh tế xã hội nước này.

- So sánh vai trò của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia với các nước ASEAN khác.

- Nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dân chủ hóa ở Indonesia cũng như ở các nước ASEAN khác.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Hồ Thị Thành (2003), “Sukarno-Suharto và vấn đề khủng hoảng dân tộc Indonesia”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Đông phương học lần thứ hai, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2003, tr. 649-660.

- Hồ Thị Thành (2007), “Tác động của việc khai thác khoáng sản của công ty PT. Freeport Indonesia đối với phong trào ly khai ở Tây Papua”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (90), tr.30-38.

- Hồ Thị Thành (2010), “Chuyển biến dân chủ trong hoạt động bầu cử ở Indonesia từ thời kỳ Trật Tự Mới đến thời kỳ Cải cách”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Đông Nam Á trong thế giới phương Đông", NXB Thế giới, tr.167-179.

- Hồ Thị Thành (2012), Đấu tranh bảo vệ môi trường của các tổ chức phi chính phủ ở Indonesia dưới thời kỳ Trật Tự Mới”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (153), tr. 47-53.

- Hồ Thị Thành (2014) “Sự phát triển của tầng lớp trung lưu Indonesia dưới thời kỳ Trật Tự Mới”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (169), tr. 38-44.

 

INFORMATION ON THE DOCTORAL THESIS

1. Full name: Hồ Thị Thành                                    2. Sex:  Female

3. Date of birth: 25 - 02 - 1977                            4. Place of birth:  Thái Bình

5. Admission decision number: 4152/QĐ-SĐH, dated 15thJuly 2008 by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:  Decision No. 03/QĐ-SĐH, dated 12nd  January 2015 on giving permission to change the thesis title by  the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official title of dissertation: Democratization in Indonesia from 1945 to the present as viewed from the role of middle class and civil society

8. Major: Southeast Asian Studies                      9. Code:  62.31.50.10

10. Supervisor:  Assoc. Prof, Dr.  Nguyễn Văn Chính

11. Summary of the new findings of the thesis:

- Finding 1: Based on the conceptualization of various models of democracy that were applied in Indonesia, the study reveals the dynamics and causes of success and failure of democratization in Indonesia before and after the 1998 democratic reforms.

- Finding 2: The study found out that there is a linkage between the development of the middle class in Indonesia and the demands of democratic reforms and democratization of the country. Before the 1998 socio-economic reforms, the Indonesian middle class was just lesser than 17% of the population and they could not give much impact on democracy. After the 1998 reforms, the middle class has grown steadily in terms of size and quality, which reached to nearly 62% of the population. Collected information indicated that it is the growth of the middle class that leads to the increasing demands for transparency in governance and development policies as well as the participation of social classes in the policy making pprocess.

- Finding 3: The growth of civil society organizations and their participation in the democratization process in Indonesia are important driving forces for democratization of the country. Not only do these organizations directly get involved in democratic practices, they have also contributed to the vitalization of the country’s political life, inspiring the spirit of the civil society and stimulating the people’s consciousness about the great importance of democratization. 

- Finding 4: Through the analysis of the characteristics, the strengths and weaknesses of the democratic types as well as the roles of the middle class and civil society organizations, the study help raise the public awareness of the importance of democratization and the link between development and democracy. Such a finding lay the first ground for making new vision of democratization in Southeast Asian countries and Vietnam.

12. Practical applicability, if any:

The study help raise the public awareness of the importance of the role of intellectual, civil society organizations in improving democracy  as well as the link between development and democracy in Vietnam.

13. Further research directions, if any:

- More researches on democratic reformation and its socio- economic impacts in Indonesia are needed.

- The role of middle class and civil society organizations in the process of democratization in Indonesia can be conducted in a comparative perspective with other ASEAN countries.

- Research on the strengths and weakness of democratization in Indonesia as well as in other ASEAN countries could be the policy relevance.

14. Thesis - related publications: 

- Hồ Thị Thành (2003), “Sukarno-Suharto and the national crises in Indonesia”, Proceedings of the second National Conference on Oriental Studies, Hanoi National University Publisher, pp. 649-660.

- Hồ Thị Thành (2007), “The impacts of Indonesia's mining on secessionist movement in West Papua", The Southeast Asian Studies Review (90), pp.30-38.

- Hồ Thị Thành (2010), “The change on elections from The New Order to Reform Era in Indonesia", Proceedings of the National Conference on "Southeast Asia in the East", Thế giới Publishing House, pp.167-179.

- Hồ Thị Thành (2012), Struggle to protect environment in the New Order in Indonesia”, The Southeast Asian Studies Review (153), pp. 47-53.

- Hồ Thị Thành (2014) “The development of Indonesian middle class in the New Order", The Southeast Asian Studies Review (169), pp. 38-44.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây