TTLA: Tục chơi quan họ (xứ Kinh Bắc) xưa và nay

Thứ hai - 27/07/2015 00:18

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đinh Thị Thanh Huyền    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/8/1978                                               

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định nghiên cứu sinh theo số: 3676/QĐ-SĐH, ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tục chơi quan họ (xứ Kinh Bắc) xưa và nay.

8. Chuyên ngành:  Dân tộc học                 Mã số:  62.22.70.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Lương - Hướng dẫn 1, PGS.TS Lê Sỹ Giáo - Hướng dẫn 2

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Kết quả của nghiên cứu mang lại những phát hiện chính như sau:   

1. Quan họ không chỉ là một loại hình hát giao duyên nam nữ mà trên hết, là một tổng thế sinh hoạt văn hóa gắn liền với hàng loạt các tập tục địa phương như kết chạ, kết bọn theo những nguyên tắc nhất định và người chơi tin rằng hát quan họ không chỉ là một hình thức giải trí mà còn có ý nghĩa cầu mong hạnh phúc, sinh sôi và phát triển của cộng đồng.  Không gian của hát quan họ bao gồm hát thờ, hát canh, hát hội, và một hình thức hát khá phổ biến nhưng không theo lề lối, (tức giọng vặt hay giọng linh tinh) có tên gọi là quan họ trùm đầu hay hát đúm.

3. Hát quan họ cổ truyền hay còn gọi quan họ lề lối có những quy định chặt chẽ, từ cách tổ chức, quan hệ thứ bậc, cách ứng xử, trang phục, ẩm thực cho đến cách hát và cách truyền dạy kỹ thuật và lối ứng xử cho thế hệ trẻ.

4. Lối hát quan họ mới hình thành từ sau 1945 đã được sân khấu hóa, thương mại hóa trong khi các câu lạc bộ quan họ có vai trò lãnh đạo của nhà nước địa phương.  Các làn điệu quan họ truyền thống giờ đây đã được kết hợp với kỹ thuật thanh nhạc hiện đại, và lối hát mới song song tồn tại cùng với lối hát quan họ xưa vẫn đang được lưu giữ trong hai làng quan họ Diền và Bịu. Có thể thấy từ sau 1945 có hai hình thức hát quan họ song hành tồn tại, và công chúng được biết đến quan họ mới nhiều hơn nhờ hệ thống truyền thông và sân khấu hóa. 

5. Bảo tồn quan họ cổ hay quan họ mới là một vấn đề còn đang tranh cãi. Người chơi quan họ ở các làng cũng có ý kiến khác nhau. Thế hệ cao niên muốn duy trì và phổ biến quan họ lề lối trong khi nhóm người trẻ tuổi chỉ biết hát quan họ mới có nhạc đệm. Thực ra, quan họ cũng giống như bất cứ hiện tượng văn hóa phi vật thể khác, cũng đều biến đổi theo thời gian. Không có một thứ quan họ “gốc” nào có thể tồn tại xuyên thời gian. Người dân trong các làng quan họ tin rằng bảo tồn và phát triển quan họ là cần thiết, trong đó không chỉ quan tâm đến các làn điệu cổ mà còn chú trọng duy trì các lề lối chơi và vai trò của cộng đồng vì đó mới là cái cốt lõi và là môi trường sinh thành của văn hóa quan họ.  

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn :

Tìm kiếm những ngụ ý khoa học cho chính sách bảo tồn văn hóa quan họ

Góp phần quan trọng chỉ ra hướng tiếp cận để tham gia vào cuộc thảo luận hiện thời về quan họ nói riêng và văn hóa phi vật thể nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Di sản văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá trong đời sống hiện đại

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1. Đinh Thị Thanh Huyền (2014), “Dân ca quan họ Bắc Ninh: Các khuynh hướng tiếp cận”, Tạp chí Văn hóa dân gian (5), tr.23-33.

2. Đinh Thị Thanh Huyền (2014), “Đặc điểm và giá trị thẩm mỹ trong trang phục quan họ truyền thống”, Tạp chí Bảo tàng và Nhân học (3), tr.56-67.

3. Đinh Thị Thanh Huyền (2014), “Tiếp cận Tục chơi Quan họ xứ Kinh Bắc từ lý thuyết nhân học văn hoá”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội (11), tr.30-39.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Dinh Thi Thanh Huyen                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 11-8-1978                                  4. Place of birth: Hai Phong city

5. Admission decision number: 3676/QĐ- SĐH   Dated: 28/10/2009 by President of Hanoi National University

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Quan Ho Practice (Kinh Bac region) Now and Then

8. Major: Ethnography                                       9. Code: 62.22.70.01

10. Supervisors:   Associate Professor: Hoang Luong, Associate Professor: Le Sy Giao

11. Summary of the new findings of the thesis:

1. Quan ho is not simply a type of singing exchange songs but first and foremost is the totality of cultural practices closely connected with local customs and traditions such as ket cha, ket bon basing on certain rules and belief of the real meaning of the quan ho singing for the development of the community. This concept is widely perceived in villages in Kinh Bac region and in the two research villages of Diem and Biu.

2. There are several types of quan ho singing: worship singing, gathering singing, and singing at festivities, and cover- head singing which is rather popular but not under any method category.

3. Traditional quan ho singing or the method category has strict rules, from the organization, hierarchy, behavior, costumes, food to ways of singing, ways of teaching methods and behaviors for youngsters.

4. New quan ho created after 1945 has been staged and commercialized where traditional quan ho tunes are accompanied by instrumentally music while the real synthetic quan ho has been preserved in the two villages of Diem and Biu. As can be seen, since after 1945 both two existing types of quan ho have been widely known among the public thanks to communication and staging. 

5. Preserving new or old quan ho is still a controversial issue. Quan ho practioners themseves have different ideas. The old generation wants to continue and popularize le loi quan ho while the youngsters find new quan ho accompanied by music easier. In reality, quan ho specifically or any intangible cultural heritage will change with time. No original quan ho is timeless. Local people believe preserving and developing quan ho are of great importance, and not only quan ho tunes but also methods and the roles of the community should be highly considered since they are the core and the environment in which quan ho culture was born.

12. Practical applicability: Look for scientific suggestions for the preservation of quan ho folk songs.

It has also played an important part in pointing out the correct methods of approaching present discourses on quan ho in particular and intangible cultures in general

13. Futher research directions:

Cultural heritage and preservation of cultural heritage in the modern society

14. Thesis related publications:

1. Đinh Thi Thanh Huyen (2014), “Quan Ho Folk Song: Some Approaches”, Folk Culture Review (5), pp.23-33.

2. Đinh Thi Thanh Huyen (2014), “ Characteristics and Aesthetic Values of the Traditional Quan ho Costumes”, Museum & Anthropology Review (3), pp.56-67.

3. Đinh Thi Thanh Huyen (2014), “ Northern quan ho cultural practice from a cultural anthropological perspective”, Viet Nam Journal of Social Science Manpower (11), pp.30-39.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây