TTLA:Chính sách ngoại giao văn hoá của Việt Nam (2009-2020)

Thứ hai - 29/01/2024 11:43

 

 

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thu Trang                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/2/1986                                                      4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3618/2018/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: văn bản gia hạn 2689/QĐ-XHNV-ĐT 6/12/2021
7. Tên đề tài luận án: Chính sách ngoại giao văn hoá của Việt Nam (2009-2020)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                    9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục tiêu lý giải việc chính phủ Việt Nam ngày càng coi trọng vai trò của ngoại giao văn hóa và coi đó như là một bộ phận không thể tách rời trong chính sách ngoại giao của Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính sách và hoạt động ngoại giao văn hoá Việt Nam tập trung vào khoảng thời gian 2009-2020 là khoảng thời gian Việt Nam triển khai “Chiến lược ngoại giao văn hoá đến năm 2020” ở trong nước cũng như trên thế giới.


Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp định tính được áp dụng chính trong nghiên cứu này nhằm tập trung vào ý nghĩa và nâng cao sự hiểu biết về các quá trình, hiện tượng và hoạt động trong quan hệ quốc tế nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng. Nghiên cứu định tính bao gồm một loạt các phương pháp từ phỏng vấn đến thảo luận, phân tích lịch sử và thông thường đa phương thức nghiên cứu là phương pháp phổ biến nhất., ngoài ra còn có nghiên cứu chính sách, logic, so sánh, v.v để tiếp cận và giải quyết các vấn đề được đặt ra.


Các kết quả chính và kết luận
a. Các kết quả chính
- Lý giải được nguyên nhân khiến ngoại giao văn hóa Việt Nam được nâng cao vai trò trong bối cảnh ngoại giao Việt Nam hiện đại.
- Khái quát được thực trạng và hiệu quả chưa tương xứng của các chính sách và ngoại giao văn hóa của Việt Nam mặc dù được đầu tư và chú trọng hơn trong những năm gần đây; đồng thời nhận thức những thách thức mà ngoại giao văn hóa Việt Nam phải đối mặt trong thế kỷ XXI đang ảnh hưởng không nhỏ đến đường lối ngoại giao của Việt Nam.
- Làm sáng tỏ ngoại giao văn hóa Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong những năm vừa qua và dự đoán nhữn biến đổi như thế nào trong những năm tới để đáp ứng được các mục tiêu ngoại giao chiến lược trong bối cảnh thế giới hiện nay.

b. Kết luận
NGVH của Việt Nam được hình thành từ rất sớm và được ông cha ta vận dụng sáng tạo, nhần nhuyễn, linh hoạt, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động NGVH này chưa có tính hệ thống và được thực hiện thường xuyên, liên tục. Sự ra đời của Chiến lược NGVH đã khắc phục được những hạn chế trên. Từ thời điểm Chiến lược NGVH được phê duyệt, các chính sách, cơ chế về NGVH ngày càng được củng cố, các hoạt động NGVH được triển khai mạnh mẽ, toàn diện, hiệu quả, góp phần tích cực nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
Các hoạt động NGVH từ năm 2009 đến nay đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, thể hiện trên các nội dung sau: 
Thành tựu
Thứ nhất, Các quan điểm, mục tiêu, nội dung... của Chiến lược NGVH đến năm 2020 được các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quán triện và từng bước triển khai bài bản, chuyên nghiệp, có sự gắn kết chặt chẽ với NGCT, NGKT, với các đề án, chiến lược, chương trình hoạt động đối ngoại các cơ quan, tổ chức liên quan, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp, phục vụ các mục tiêu đối ngoại của đất nước.
Thứ hai, công tác NGVH trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương nói chung và các tổ chức, diễn đàn đa phương về văn hóa được tích cực, chủ động triển khai, góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng về văn hóa, từng bước tham gia xây dựng luật chơi tại các diễn đàn, đóng góp cụ thể phục vục các mục tiêu hòa bình, an ninh, phát triển và tăng cường vị thế đất nước.
Thứ ba, NGVH đã đóng góp tích cực, hiệu quả, tạo thành nguồn lực hữu hình, hỗ trợ các ngành, các địa phương thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo các giai đoạn cụ thể. Thương hiệu địa phương thông qua các sự kiện, lễ hội, hoạt động NGVH lớn cũng từng bước được định hình, củng cố và tạo tiếng vang ở khu vực, quốc tế, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, thu hút du lịch, đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế.
Thứ tư, công tác NGVH trong và ngoài nước đều có những sáng kiến mới, hình thức, cách thức mới trong việc triển khai. Sự tham gia của ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho thấy công tác NGVH đã bước đầu nhận được sự quan tâm của đơn vị ngoài nhà nước, tạo thành một nguồn lực lâu dài, tiêm năng, bền vững cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, công tác NGVH trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ, cụ thể:
Một là, nhận thức chung về NGVH còn ở mức độ khác nhau dẫn đến sự quan tâm, triển khai của các bộ, ngành, địa phương về công tác này chưa thực sự cao.
Hai là, NGVH liên quan tới nhiều bộ, ngành, địa phương và nhiều hoạt động ở các cấp độ khác nhau nhưng cơ chế điều phối giữa các bộ, ngành và địa phương còn chưa thực sự chặt chẽ; các chiến lược, kế hoạch dài hạn của các bộ, ngành, địa phương chưa có sự kết nối tương ứng để tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp.
Ba là, mặc dù hoạt động NGVH đã tăng về số lượng, nội dung phong phú, đa dạng hơn nhưng vẫn có tình trạng tổ chức dàn trải, hiệu quả chưa thực sự cao. Hoạt động NGVH tại các CQĐD Việt Nam ở nước ngoài chưa đồng đều và liên tục, thường chỉ tập trung ở một số địa bàn quen thuộc và vào một thời điểm hoặc một vài sự kiện trong năm. NGVH cũng mới chỉ tập chung ở một số địa phương có thế mạnh về du lịch, di sản.
Bốn là, nguồn lực cho NGVH còn hạn chế, kể cả ngân sách và nhân lực. Mỗi năm nguồn lực cho NGVH của Việt Nam rất khiêm tốn so với kinh phí các nước trên thế giới và khu vực dành cho công tác này, trong khi việc xã hội hóa mới bước đầu được triển khai ở một số hoạt động nhỏ, cơ chế khuyến khích, động viên để thu hút xã hội hóa từ khu vực tư nhân cho NGVH mới được thực hiện.
Nguyên nhân
Trước hết, để công tác NGVH có những thành công kể trên xuất phát từ những nguyên nhân chính sau: Một là,công tác NGVH trong 10 năm qua luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; Hai là, nhận thức về lợi ích, giá trị của việc triển khai công tác NGVH từng bước được nâng cao, cùng với đó là những kết quả của công tác NGVH trong những năm đầu triển khai Chiến lược NGVH đã bắt đầu có phát huy tác dụng; Ba là, sự chủ động, tích cực và sáng tạo trong cách thức triển khai công tác NGVH của các đơn vị liên quan ở trong và ngoài nước; Bốn là, việc triển NGVH phù hợp với xu thế ứng dụng NGVH trong quan hệ quốc tế của các nước trên thế giới.
Bên canh đó, những nguyên nhân sau đây cũng khiến công tác NGVH còn một số hạn chế: Một là, nội hàm về NGVH tuy đã dần được định hình song vẫn cần tiếp tục hoàn thiện, hơn nữa “thông điệp chủ đạo” về NGVH của Việt Nam chưa được xây dựng cũng như được định hình rõ nét; Hai là, chưa xác định rõ cơ chế triển khai giữa Chiến lược NGVH và Chiến lược VHĐN, khiến việc thực hiện đôi khi còn chồng chéo; ngoài ra, việc kết hợp NGVH và ngoại giao công chúng cũng chưa được nghiên cứu cụ thể để phát huy mặt được, chưa được của cả hai hình thức này; Ba là, sự phối hợp các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các hoạt động NGVH ở trong và ngoài nước còn hạn chế; Bốn là, công tác NGVH chưa được quan tâm thông tin truyền thông đúng mức tới công chúng, chưa có sự gắn kết với sự phát triển của công nghiệp 4.0; Năm là, công tác này chưa tận dụng tốt nguồn lực từ bên ngoài.
Kinh nghiệm
Sau khi tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và báo của của CQĐD Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao nhận thấy có một số bài học kinh nghiệm để triển khai tốt công tác NGVH trong giai đoạn tiếp theo như sau: 
Thứ nhất, cần phải có một “thông điệp chủ đạo” về NGVH. Nhằm triển khai tổng thể chiến lược NGVH, nâng cao hình ảnh, vị thế, gia tăng ảnh hưởng của mình với thế giới, các nước đều định hình chủ thuyết riêng.
Thứ hai, các nước có NGVH thành công đều có sự đầu tư nguồn lực thích đáng. Đối với Việt Nam, việc đầu tư cho các hoạt động NGVH bằng nguồn ngân sách nhà nước là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhận thức rằng đầu tư cho NGVH sẽ ở mức phù hợp khả năng kinh tế của đất nước, do đó cần tận dụng tốt, hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội và có cơ chế phù hợp để sử dụng, phân bổ nguồn lực cho thực hiện NGVH.
Thứ ba, cần có những chương trình lớn, các nước đều có những chương trình lớn về NGVH và thông qua đó đạt được các mục tiêu đề ra. Đối với Việt /Nam, hiện chúng ta đang có các chương trình, đề án lớn như: Chương trình Tuần/ Ngày Việt Nam, Chương trình Tuần/ Ngày văn hóa hóa Việt nam ở các nước; Đề án tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài; chương trình dạy tiếng Việt Nam trên thế giới... Trong thời gian tới, chúng ta có thể tập trung xây dựng các chương trình liên quan tới các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như: ẩm thực, võ thuật, v.v

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao văn hoá Việt Nam 2020-2030 bao gồm các hoạt động triển khai, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm so sánh với giai đoạn 2010-2020
- Theo dõi và nghiên cứu thực tiễn triển khai ngoại giao văn hoá của Việt Nam tại châu Á, đặc biệt là các nước láng giềng
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

  1. Le Thu Trang, Do Thuy Duong, Nguyen Thi My Hanh, Ngo Tuan Thang, Bui Hong Hanh (2021), “A decade of Vietnamese cultural diplomacy: From recognition to action (2010-2020)”, International Journal of Arts, Humanities & Social Science (2), pp. 57-63

  2. Le Thu Trang (2019), “Cultural diplomacy – a tool in forming intangible structure in Asia-Pacific: Case studies of Japan and Thailand”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “The prospect of structure in Asia-Pacific to 2025 and Vietnam’s response”, trường ĐHKHXH&NV Hà Nội, pp.145-154

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Le Thu Trang

  2. Sex: Female

  3. Date of birth: 28/2/1986

  4. Place of birth: Hanoi

  5. Amission decision number 3618/2018/QĐ-XHNV dated 4/12/2018 by University of Social Sciences and Humanities

  6. Changes in academic process: n/a

  7. Officical thesis title: Strategy of Vietnamese Cultural Diplomacy (2009-2020)

  8. Major: International Relations

  9. Code: 9310601.01

  10. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Bui Hong Hanh

  11. Summary of the new findings of the thesis

Thesis purpose and object

Research purpose: explaining the increasing importance of cultural diplomacy by the Vietnamese government as an integral part of Vietnam's foreign policy.

Object of thesis focuses on the period 2009-2020, which is the period when Vietnam deploys the "Strategy of cultural diplomacy until 2020" in the country as well as in the world.

Research methods

The main qualitative methods applied in this study are to focus on the meaning and improve the understanding of the processes, phenomena and activities in international relations in general and cultural diplomacy in particular. Qualitative research covers a wide range of methods from interview to observation, discussion, historical analysis and usually multimodal research being the most common., in addition to policy research, logic, comparison, etc. to approach and solve the problems posed.

Major results and conclusions
a. The major results
- Explain the reasons why Vietnam's cultural diplomacy has been enhanced in the context of modern Vietnamese diplomacy
- Generalize the current situation and the disproportionate effectiveness of Vietnam's policies and cultural diplomacy, despite more investment and attention in recent years; at the same time, aware of the challenges that Vietnam's cultural diplomacy faces in the 21st century, which are significantly affecting Vietnam's foreign policy
- Picture how Vietnam's cultural diplomacy has changed in recent years and predict how it will change in the coming years to meet strategic diplomatic objectives in the global context.
b. Conclusions
Vietnamese cultural diplomacy (VCD) was formed very early and was creatively, skillfully and flexibly applied by our forefathers, effectively contributing to the construction, preservation and protection of the country. However, these cultural activities are not systematic and are carried out regularly and continuously. The introduction of the Strategy on Cultural Diplomacy has overcome these limitations. Since the date of its approval, VCD  been increasingly strengthened, and cultural activities have been deployed strongly, comprehensively and effectively, making a positive contribution to making the world understand more about the country, people and culture of Vietnam, strengthen trust building with countries around the world, bring the relationship between Vietnam and partners into depth, stability and sustainability, through that enhances the country's position in the international arena, creates favorable conditions to support socio-economic development, and at the same time absorbs the cultural quintessence of mankind, enriching and deepening traditional cultural values. of the country.
VCD from 2009 up to now have achieved many outstanding results, shown in the following contents:
Achievements
Firstly , the viewpoints, objectives, contents... of the VCD to 2020 have been systematically understood and gradually implemented by ministries, departments, branches, localities, organizations, enterprises and individuals; VCD has a close connection with other projects, strategies, programs of external activities of related agencies and organizations, contributing to serve the country's foreign policy goals.
Secondly , the work of VCD within the framework of multilateral forums in general and multilateral organizations on culture has been actively and actively implemented, contributing to the country's deep cultural integration, step by step participate in formulating the rules of the game at forums, making specific contributions to serve the goals of peace, security, development and strengthening the country's position.
Thirdly,VCD has actively and effectively contributed, forming a tangible resource, supporting industries and localities to successfully implement socio-economic development plans in specific periods. The local brand through major cultural events, festivals and activities has also gradually been shaped, consolidated and resonated in the region and internationally, contributing to promoting local products and attracting tourism, invest and strengthen international cooperation.
Fourthly, VCD in and outside country achieved new ideas, methods in impletation. The participation of increasing organizations and individuals creates a long-term resource steady potentials in the next stage.

Challenges

There are existing challenges to VCD: (1) Different levels of recognition of VCD in general leads to low attention and implementation at differents ministries, branches, localities; (2) VCD requires the enrolment of lots of ministries, branches, localities but the coordination is low; long-term strategies and plans of ministries, branches and localities do not have the corresponding connection to create and promote synergy; (3) although VCD literature activities have increased in number, with richer and more diverse content, there is still scattered organization with low effectiveness. Activities in overseas Vietnamese institutions are not uniform and continuous, usually concentrated in a few familiar locations and at one time or a few events in the year; (4) resources are limited, including budget and human resources. Each year, Vietnam's resources for cultural linguistics are very modest while the new socialization has been initially implemented in a small number; (5)
Reason
The above-mentioned successes in VCD work comes from the following main reasons: Firstly, the VCD in the past 10 years has always received the attention and close guidance of leaders at all levels, especially especially senior leaders of the Party and State; Secondly, the awareness of the benefits and values of the implementation of the cultural literature has been gradually improved, along with the results of the VCD work in the first years of implementing the Strategy on VCD; Thirdly, the initiative, positivity and creativity in the way of implementing VCD of relevant units at home and abroad; Fourthly, the development of VCD is in line with the trend of cultural diplomacy in international relations of countries around the world.
In addition, VCD still have some limitations because: First, the content has been gradually shaped, but still needs to continue to be improved, especially the "main message"; Second, the implementation of strategies has not been clearly defined and overlapped; in addition, the combination of cultural diplomacy and public diplomacy has not been specifically studied to promote the advantages and disadvantages of both forms; Third, the coordination of ministries, branches and localities in the implementation of cultural language activities at home and abroad is still limited; Fourth, the work of cultural literature has not been given adequate attention to information and communication to the public, and has not been linked with the development of industry 4.0; Fifth, this work has not made good use of external resources.
Recommendations
In order to proceed the next stage of VCD, it is recommended as follow: First, it is necessary to have a “key message” about VCD. In order to implement the overall strategy, improve their image, position, and increase its influence in the world, Vietnam should form its own doctrines; Second, appropriate resource investments are required. For Vietnam, it is very necessary to invest in cultural diplomatic activities with the state budget at a level which is suitable to the economic capacity of the country, so it is necessary to make good and effective use of all resources of the society and have an appropriate mechanism to use it. , allocate resources for VCD implementation; Third, it is necessary to have large programs to achieve the set goals. Vietnam has already had major programs and projects such as: Vietnam Week/Day Program, Vietnamese Cultural Week/Day Program in other countries; Project to honor President Ho Chi Minh abroad; Vietnamese language teaching programs in the world... In the coming time, it should continue to focus on building programs related to areas where Vietnam has strengths such as cuisine, martial arts, etc.

  1. Futher research directions

  • Expand the research sphere to Vietnamese cultural diplomacy in the period of 2020-2030 in comparison to that of 2010-2020

  • Examine the practices of Vietnamese cultural diplomacy in Asia, especially the neighbour countires

  1. Thesis-related publications

  • Le Thu Trang, Do Thuy Duong, Nguyen Thi My Hanh, Ngo Tuan Thang, Bui Hong Hanh (2021), “A decade of Vietnamese cultural diplomacy: From recognition to action (2010-2020)”, International Journal of Arts, Humanities & Social Science (2), pp. 57-63

  • Le Thu Trang (2019), “Cultural diplomacy – a tool in forming intangible structure in Asia-Pacific: Case studies of Japan and Thailand”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “The prospect of structure in Asia-Pacific to 2025 and Vietnam’s response”, trường ĐHKHXH&NV Hà Nội, pp.145-154



 

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây