TTLA: Chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Thứ hai - 08/01/2024 03:53
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Anh Dũng        2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/4/1983                    4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Gia hạn thời gian thực hiện luận án từ ngày 28/6/2021 đến ngày 28/6/2024
7. Tên đề tài luận án: Chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay và gợi ý chính sách cho Việt Nam
8. Chuyên ngành: Chính trị học                    9. Mã số: 9310201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. Prof. Detlef Briesen, 2. GS.TS. Đỗ Quang Hưng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
    - Mục đích nghiên cứu của luận án là tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của chính sách an sinh xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay và những gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu chính: (1) Những yếu tố cơ bản nào đã tạo nên sự thành công của chính sách an sinh xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức? (2) Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức trong việc phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội?  
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách an sinh xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức tập trung từ năm 1990 đến năm 2021, và chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước.
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
    Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Chính trị học, do vậy, được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu chính trị và chính sách.
    Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng các phương pháp như: lôgíc và lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh, phỏng vấn… trong việc thu thập, khảo cứu các nguồn tài liệu có liên quan để phác họa ra một bức tranh toàn cảnh về chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang từ khi tái thống nhất đất nước cho tới nay.
11.3. Các kết quả chính và kết luận
- Các kết quả chính
    Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay, đồng thời đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đạt được như sau: 
    + Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện về mặt học thuật những vấn đề lý luận về an sinh xã hội, chính sách an sinh xã hội trong trường hợp Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam.
    + Luận án làm rõ những nội dung chính về thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức, bao gồm: 
    Thứ nhất, những yếu tố tác động tới việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức, bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, tôn giáo; Hệ thống chính trị và vai trò của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt, luận án đã phân tích triết lý chính trị - xã hội của mô hình kinh tế thị trường – một nhân tố quan trọng tác động tới hệ thống chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức.
    Thứ hai, Luận án đã phân tích nội dung, đặc điểm của hệ thống chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức; làm rõ những thành tựu, hạn chế và xu thế cải cách chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức.
    + Luận án cũng đề cập tới hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay với cả những thành tựu và những hạn chế cần phải được hoàn thiện.
    + Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hệ thống chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên Bang Đức và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách an sinh xã hội.
- Kết luận
    Đề tài nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn; kết quả nghiên cứu đã làm rõ những nội dung cơ bản của chính sách an sinh xã hội tại Cộng hòa Liên bang Đức, có giá trị tham khảo đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam. Luận án cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam, nhất là trong hợp tác giải quyết những vấn đề an sinh xã hội.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
    Nghiên cứu khả năng vận dụng các chính sách an sinh xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức trong để hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh của Việt Nam, đặc biệt là khả năng xây dựng chính sách bảo hiểm chăm sóc dài dạn nhằm thích ứng với quá trình già hóa dân số ở Việt Nam.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Đặng Anh Dũng, (2018), “Vai trò của báo chí trong truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo Truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, Nhà xuất bản (Nxb) Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-968-034-2, tr.73-79.
2. Dang Anh Dung (2019), “Implementing Social and Health Insurance in Vietnam and the Establishment of E-Government”, E-Goverrnment and Administrative Reform in Germany and Vietnam, Cuvillier Verlag, Göttingen (Germany), ISBN: 978-3-7369-7035-9. pp. 139-149.
3. Đặng Anh Dũng, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2020), Sự thay đổi hình ảnh người cao tuổi ở Việt Nam, Country Report: Vietnam as an Ageing Society, Nhà xuất bản Thanh Niên, tr. 83-93.
4. Đặng Anh Dũng (Chủ trì), (2022), Thực hiện chính sách an sinh xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm chăm sóc dài hạn tại Cộng hòa Liên bang Đức và những gợi ý cho Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở CS.2020.04.
5. Đặng Anh Dũng (2022), “Già hóa dân số và sự cần thiết xây dựng hệ thống bảo hiểm chăm sóc dài hạn tại Việt Nam”, Tạp chí Thanh Niên (25), tr. 36-40.
6. Đặng Anh Dũng, Nguyễn Thanh Tùng (2022), “Một số cơ hội và thách thức cho quan hệ đối tác chiến lược EU – ASEAN”, Hội thảo khoa học quốc tế Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU trong bối cảnh mới ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Nxb Khoa học Xã hội, ISBN: 978-684-364-356-6, tr.249-261.
7. Dang Anh Dung (2023), “Implementation of Social Security Policies in the Context of Population Aging in Vietnam: Issues and Solutions”, Social and Human Development in Vietnam and Beyond, Nhà xuất bản Nomos-Verlag (Germany), pp. 125-133.
THESIS INFOMATION

1. Full name: Dang Anh Dung
2. Sex: Male
3. Date of birth:  20/4/1983
4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number 1806/2018/QĐ-XHNV, dated 29/6/2018 by Rector of the University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in the academic process: Extension of thesis implementation time from June 28, 2021 to June 28, 2024
7. Official thesis title: Social Security Policy in the Federal Republic of Germany Today and Policy Suggestions for Vietnam
8. Major: Politics
9. Code: 9310201.01
10. Supervisors: 1. Prof. Detlef Briesen, 2. Prof. Do Quang Hung
11. Summary of the new findings of the thesis
11.1. Purpose and research object of the thesis
    - The purpose of the thesis is to clarify the basic contents of the current social security policy of the Federal Republic of Germany and policy suggestions for Vietnam to answer two main research questions: (1) What are the factors that make up the success of the social security policy of the Federal Republic of Germany? (2) Can Vietnam learn from the experiences of the Federal Republic of Germany in developing a system of social security policies?
- The research object of the thesis is the social security policy of the Federal Republic of Germany focusing from 1990 to 2021, and the social security policy of Vietnam in the period of “Doimoi”.
11.2. Research methods
The thesis topic belongs to the field of Political Science and, therefore, is based on the methodology of Marxism-Leninism, Ho Chi Minh Thought, and the views of the Communist Party of Vietnam in political research and policy.
The thesis uses interdisciplinary research methods, combining qualitative and quantitative research methods in social science and humanities research, focusing on methods such as logic and history, analysis, statistics, comparisons, interviews, etc. in collecting and researching relevant sources to draw a comprehensive picture of social security policy in the Federal Republic from the time of reunification until now.
11.3. Main results and conclusions
- Main results
The thesis is an in-depth, systematic, and relatively comprehensive scientific work on social security policy in the Federal Republic of Germany today, simultaneously provides policy suggestions for Vietnam. The research results of the thesis have been obtained as follows:
+ The thesis has systematized, supplemented, and completed academically the theoretical issues of social security, and social security policy in the case of Germany and Vietnam.
+ The thesis clarifies the main contents of the implementation of social security policy in Germany, including:
Firstly, factors affecting the implementation of social security policies in the Federal Republic of Germany, such as natural conditions, socio-economic, cultural, and religious; The political system, and the role of government and non-governmental organizations. In particular, the thesis has analyzed the socio-political philosophy of the market economic model as an important factor affecting the social security policy system in Germany.
Secondly, the thesis has analyzed the structure and characteristics of the social security policy system in Germany; and clarify the achievements, limitations, and trends of social security policy reform in Germany.
+ The thesis also mentions the current social security policy system in Vietnam with both achievements and limitations that need to be improved.
+ The thesis draws some lessons from the practice of the social security policy system in Germany and makes some recommendations for Vietnam in improving the social security policy.
- Conclude
The research topic of the thesis has theoretical and practical significance; The research results have clarified the basic contents of the welfare policy in Germany, which is of reference value for the development and improvement of the social security policy system of Vietnam. The thesis also contributes to promoting the cooperation relationship between the Federal Republic of Germany and Vietnam, especially in cooperation to solve social security issues.
12. Further research directions
Research the possibility of applying social security policies of the Federal Republic of Germany to improve the social security policy system in the context of Vietnam, especially the ability to develop health insurance policies. long-term care to adapt to the aging population process in Vietnam.
13. Thesis-related publications
1. Dang Anh Dung, (2018), "The role of the press in communication about social insurance policies in Vietnam today", Proceedings of the conference on Communication on social insurance and health insurance policies: current situation and solutions to improve efficiency, Hanoi National University Publishing House, ISBN 978-604-968-034-2, pp.73-79.
2. Dang Anh Dung (2019), “Implementing Social and Health Insurance in Vietnam and the Establishment of E-Government”, E-Goverrnment and Administrative Reform in Germany and Vietnam, Cuvillier Verlag, Göttingen (Germany), ISBN: 978-3-7369-7035-9, pp. 139-149.
3. Dang Anh Dung, Nguyen Thi Thuy Hang (2020), “The change in the image of the elderly in Vietnam”, Country Report: Vietnam as an Aging Society, Thanh Nien Publishing House, pp. 83-93.
4. Dang Anh Dung (Chair), (2022), Implementing social security policy in the field of long-term care insurance in the Federal Republic of Germany and suggestions for Vietnam, Elementary level topic. CS.2020.04.
5. Dang Anh Dung (2022), "Population aging and the need to build a long-term care insurance system in Vietnam", Thanh Nien Magazine (25), pp. 36-40.
6. Dang Anh Dung, Nguyen Thanh Tung (2022), "Some opportunities and challenges for the EU - ASEAN strategic partnership", International scientific conference Strengthening the ASEAN - EU strategic partnership in the context of the new landscape in the Indo-Pacific region, Social Sciences Publishing House, ISBN: 978-684-364-356-6, pp. 249-261.
7. Dang Anh Dung (2023), “Implementation of Social Security Policies in the Context of Population Aging in Vietnam: Issues and Solutions”, Social and Human Development in Vietnam and Beyond, Nomos-Verlag Publishing House (Germany), pp. 125-133.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây