TTLA: Đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

Thứ hai - 08/06/2015 05:12

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Hội Tiên (He Huixian) 

2. Giới tính: Nữ                             

3. Ngày sinh: 25– 09 – 1976 

4. Nơi sinh: Vân Nam Trung Quốc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1543/QĐ-SĐH, 1543/QĐ-SĐH, ngày 25 tháng  5 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu           Mã số: 62.22.01.01           

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán, có liên hệ với tiếng Việt, cụ thể: xây dựng được các tiêu chí xác định uyển ngữ, các mô hình cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của uyển ngữ cũng như cách sử dụng của chúng. Đồng thời, luận án khảo sát trường hợp dịch các uyển ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt qua tác phẩm “Hồng Lâu Mộng bằng tiếng Hán và tiếng Việt”, từ đó chỉ ra các kiểu dịch uyển ngữ Hán-Việt. Thông qua đó, luận án chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của mỗi dân tộc (Trung Quốc và Việt Nam) phản ánh trong uyển ngữ mà cụ thể là cách nói kiêng tránh của mỗi dân tộc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu uyển ngữ vào việc dạy học, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ cũng như thực tế đối dịch tiếng Hán - Việt.  Kết quả nghiên cứu còn là tư liệu tham khảo cho công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho các chương trình giảng dạy tiếng Hán cho người Việt cũng như dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Tiếp tục nghiên cứu  một cách toàn diện và chuyên sâu về đối chiếu uyển ngữ Hán Việt. Tiến tới biện soạn một cuốn từ điển song ngữ Hán-Việt về uyển ngữ.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

- Hà Hội Tiên (2013), “Phân tích đặc điểm uyển ngữ về cái chết trong tiếng Hán và tiếng Việt”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục môn học (3), tr.108.

- Hà Hội Tiên (2013), “Uyển ngữ và chức năng giao tiếp của uyển ngữ”, Từ điển học & Bách khoa thư (5), tr.88-93.

- Hà Hội Tiên (2013), “Đối chiếu uyển ngữ cái chết và chuyển dịch uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt”, Tạp chí Học viện Hồng Hà (5), tr.57-59.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name:  Ha Hoi Tien (He Hui Xian)                        2. Sex: Female

3. Date of birth: September 25th, 1976                           4. Place of birth: Yunnan Province, the People's Republic of China

5. Admission of decision number: 1543/QD-SDH, date May 25th, 2010, issued by the President of Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: none

7. Official thesis title: Characteristics of euphemism in Chinese language (in comparison with Vietnamese language)

8. Major: Contrastive – Comparative Linguistics             9. Code: 62.22.01.10

10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Van Khang

11. Summary of the new findings of the thesis:

The thesis studied and surveyed the characteristics of euphemism in Chinese in comparison with Vietnamese including building criteria for determining euphemism, structural models, and semantic features of euphemism as well as their usage. At the same time, the thesis studied cases of euphemism translation from Chinese to Vietnamese through a work "Dream of the Red Chamber in Chinese and Vietnamese", accordingly indicated the types of Chinese-Vietnamese euphemism translation. Thence, the thesis also pointed out cultural and lingual characteristics of each nation (China and Vietnam) to be reflected in the euphemism, especially in use of euphemism of each nation.

12. Practical applicability

Research results of euphemism can be applied to teaching in order to improve the quality of teaching Chinese and Vietnamese as a foreign language as well as the real situation of the Chinese – Vietnamese translation. In addition, the results are used as a reference for the compiling of textbooks and Chinese curriculum for Vietnamese people as well as Vietnamese curriculum for Chinese people.

13. Further research direction:

Continue to study comprehensively and intensively Chinese-Vietnamese euphemism comparison towards compiling a Chinese-Vietnamese bilingual dictionary related to euphemism.

14. Thesis-related publications

- Ha Hoi Tien (2013), “Analysis of the features of the death-related euphemism in Chinese and Vietnamese", Course education research (3), p.108.

- Ha Hoi Tien (2013), "Euphemism and its communicative functions", Lexicography& Encyclopedia (5), pp.88-93.

- Ha Hoi Tien (2013), “On the comparison and translation of the death-related euphemism in Chinese and Vietnamese”, Journal of Hong he University(5), pp.57-59

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây