TTLA: Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề thể loại

Thứ hai - 22/02/2016 21:42

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên: Triệu Văn Thịnh                                 

2. Giới tính: Nam

3. Ngày, tháng, năm sinh: 08/05/1974                     

4. Nơi sinh: Ngọc Lặc, Thanh Hóa

5. Quyết đinh công nhận nghiên cứu sinh số 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề thể loại

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian                       Mã số: 62.22.36.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS,TS. Lê Chí Quế, 2. PGS,TS. Đỗ Hồng Kỳ                                          

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch và xuất bản sử thi M’nông đã đạt được rất nhiều thành công. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát về nhân vật trung tâm của sử thi M’nông mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể về hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông. Trong luận án này chúng tôi khảo sát một cách có hệ thống về nhân vật của sử thi M’nông. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật anh hùng, họ là những người có sức mạnh phi thường, tài năng thiên bẩm, dung mạo phi phàm, luôn lập được những chiến công lừng lẫy. Xuất hiện bên cạnh người anh hùng là các nhân vật phụ, họ luôn ở bên cạnh người anh hùng trong vai trò là người trợ lực hoặc là ở trong thế đối lập. Mỗi nhân vật mang đặc điểm, vẻ đẹp riêng nhưng chức năng, vai trò của nó chủ yếu là để làm nổi bật hình tượng người anh hùng trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Trong sử thi M’nông, các nghệ nhân dân gian đã xây dựng nên hệ thống nhân vật theo một quan niệm phức hợp. Theo đó, nhân vật người đẹp, nhân vật cộng đồng chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực hơn cả. Nhân vật anh hùng, nhân vật đối lập lại thể hiện rất rõ sự xen lẫn giữa hiện thực và huyền thoại. Còn nhân vật tượng trưng (thần kỳ) và nhân vật truyền tin lại gần như là một hình tượng độc đáo của huyền thoại đích thực. Khắc hoạ thành công lớp nhân vật “quái vật - người” này, tác giả dân gian chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư duy thần thoại. Các lớp nhân vật trong Ot Ndrong xuất hiện dưới nhiều đặc điểm khác nhau là kết quả của tư duy hồn nhiên, không có chủ định thống nhất theo một nguyên tắc cố định nào như thường thấy trong văn học viết. Có thể nói, mặc dầu cảm hứng ca ngợi người anh hùng chiếm ưu thế nhưng bên cạnh đó, cách lý giải chiến công và chiến thắng của người anh hùng ở sử thi M’nông còn cho thấy một quan niệm ấu trĩ trong tuổi thơ của nhân loại ở cộng đồng dân tộc M’nông thời cổ xưa. Tất cả hệ thống nhân vật ấy đã tạo nên một bức tranh sử thi đa âm thanh, nhiều màu sắc làm mê hoặc, say đắm bao nhiêu thế hệ người M’nông. Việc khảo sát hệ thống nhân vật của sử thi M’nông sẽ là những cứ liệu quan trọng để góp phần vào việc chứng minh sử thi M’nông là sử thi thần thoại.

Vấn đề thể loại của sử thi M’nông hiện nay đang còn một số ý kiến khác nhau. Năm 1995, Đỗ Hồng Kỳ đã xác định sử thi M’nông là sử thi thần thoại. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy do tư liệu chưa nhiều, số lượng tác phẩm sưu tầm được còn ít nên ông chưa có điều kiện khảo sát một cách sâu rộng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bên cạnh Đỗ Hồng Kỳ thì một số người cho rằng Ot Ndrong là sử thi phổ hệ, là sử thi có tính sáng thế đậm, là sử thi anh hùng… Dựa trên những kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi khẳng định sử thi M’nông là sử thi thần thoại.

Kết quả nghiên cứu khẳng định thêm những giá trị về văn học, lịch sử, văn hoá và chức năng văn hoá - nghệ thuật của sử thi M’nông và đặc biệt là vị trí, vai trò của nó đối với đời sống của cộng đồng người M’nông hiện nay, là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng Ot Ndrong nói riêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng Ot Ndrong nói riêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở kết quả của luận án sẽ triển khai các đề tài về sử thi Tây Nguyên nói riêng và văn hoá dân gian các dân tộc ở Trường sơn - Tây Nguyên nói chung.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Triệu Văn Thịnh (2007), “Lễ cưới truyền thống của người M’nông”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (11), tr 95-98.

2. Triệu Văn Thịnh (2008), “Một số nghi thức trong lễ tang của người M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (3), tr 38-43.

3. Triệu Văn Thịnh (2008), “Thủ pháp “trì hoãn” trong các sử thi M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (3), tr 44-49.

4. Triệu Văn Thịnh (2009), “Một số vấn đề về luật tục hôn nhân và gia đình của người M’nông trong đời sống hiện nay (Qua khảo sát ở xã Đắk Ndrung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (5), tr 77-86.

5. Triệu Văn Thịnh (2010), “Hệ thống nhân vật phụ trong sử thi M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (7), tr 105-112.

6. Triệu Văn Thịnh (2010), “Những nét tương đồng trong thủ pháp xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi M’nông (Qua cái nhìn so sánh)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (7), tr 113-122.

7. Triệu Văn Thịnh (2012), “Hình ảnh cộng đồng trong sử thi M’nông”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (6), tr 71-74.

8. Triệu Văn Thịnh (2013), “Môi trường diễn xướng và chức năng tín ngưỡng của sử thi M’nông”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (11), tr 40-43.

9. Triệu Văn Thịnh (2014), “Xác định đặc điểm thể loại của sử thi M’nông (Nhìn từ phương diện môi trường diễn xướng và chức năng sinh hoạt)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (11), tr 113-119.

     

THE INFORMATION OF THE DOCTORAL THESIS

1. Full name: Trieu Van Thinh                         2. Sex: male

3. Date of birth: 05/08/1974                            4. Place of birth: Ngoc Lac – Thanh Hoa

5. Admission decision number: Decision recognized as a Ph.D. Student No. 3676/QD-SDH, October 28th, 2009 of the Director of Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: no

7. Official thesis title: The system of characters in the M’nong Epics and genre issues.

8. Major: Folk Literature                                 Code: 62.22.36.01

9. Supervisors:        1. Prof. Dr. Le Chi Que, 2. Assoc. Prof. Dr. Do Hong Ky

10. Summary of the new findings of the thesis:

The collection, research, translation and publication of the M’nong Epics have achieved a lot of success. However, previous studies have only studied a generalization of the central characters of the M’nong Epics without doing a research as a whole on the system of characters in the M’nong Epics. In this thesis, we study characters of the M’nong Epics systematically. The most prominent featurein epics are heroic figures. They are the people who have extra-ordinary power, innate talent, extra-ordinary appearance always make the famous victories. Appearing beside the heroic characters are the minor characters, they are always on the side of the hero in the role as booster or are in opposition. Each character has characteristics, his or her own beauty but the functions and roles are mainly to highlight the figure of the heroic people in combat as well as in labor and production. In the M’nong Epics, folk artisans who built the system of characters in a complex concept. Whereby, beautiful characters and community characters contain much more realistic elements. Heroic figures and opposite characters clearly show the mixture between reality and myth. In addition, symbolic characters and news transmitting characters are almost a unique figure of the true legends. Portraying the character classes "monsters - human beings" successfully, folk authors are strongly influenced by mythological thoughts. The character classes in Ot Ndrong appearing under many different characteristics are the result of spontaneous thoughts, which are not intended unified under a fixed rule as often seen in written literature. We can say, though the inspiration of praising a hero is dominant besides that, how to explain feats and the victory of the heroes in the M’nong Epics also shows an infantile concept of human childhood in the M’nong ethnic community in the ancient times. All systems of characters created a multi-audio epic picture, colorful enchanting, captivated many M'nong generations. The investigation into the system of characters of the M’nong Epics will be important evidence to contribute to prove that the M’nong Epics are the mythological epics.

Currently, the issue about the genre of the M’nong Epics contains some different opinions. In 1995, Do Hong Ky identified the M’nong Epics as mythological epics. However, at that time due to the lack of materials, there are few collected works, so he cannot yet investigate a broad way to prove his point. Beside Do Hong Ky, some people suppose that Ot Ndrong is an genealogical epic, a deep creation, a heroic epic, etc. Based on the research findings of the thesis, we affirm that the M’nong Epics are the mythological epics.

The findings of the research confirm the value of literature, history, culture and functions of culture - arts of the M’nong Epics and especially their position and role in the lives of the M’nong community nowadays, which is a reliable basis for conservation of Ot Ndrong treasure in particular and folk culture of M’nong ethnic people in general.

11. Practical applicability, if any:

The results of the study are reliable basis for conservation Ndrong Ot treasure in particular and folk culture of M’nong ethnic people in general.

12. Further research directions, if any:

Based on the results of the thesis, people will deploy the theses of Central Highlands Epics in particular and folk culture of ethnic groups in Truong Son - Central Highlands in general.

13. Thisis-related publications (List them in cronological order):

1. Trieu Van Thinh (2007), "The traditional wedding of M'nong ethnic people", Journal of Arts and Culture (11), pp. 95-98.

2. Trieu Van Thinh (2008), "Some of the etiquettes in the funeral of M'nong ethnic people", Journal of Science of Tay Nguyen University (3), pp.38-43.

3. Trieu Van Thinh (2008), "The method of delay” in the M’nong Epics", Journal of Science of Tay Nguyen University (3), pp.44-49.

4. Trieu Van Thinh (2009), "Some problems about the law of marriage and family of M'nong ethnic people nowadays” (A survey at Dak Ndrung Commune, Daksong District, Daknong Province)", Journal of the Science of Tay Nguyen University (5), pp.77-86.

5. Trieu Van Thinh (2010), "The system of minor characters in the M’nong Epics", Journal of the Science of Tay Nguyen University (7), pp.105-112.

6. Trieu Van Thinh (2010), "The similarities in the construction of the heroic characters in the Ede Epics and the M’nong Epics (Through comparative view)", Journal of the Science of Tay Nguyen University (7), pp.113-122.

7. Trieu Van Thinh (2012), "The image of community in the M’nong Epics", Journal of  Tay Nguyen Social Sciences (6), pp.71-74.

8. Trieu Van Thinh (2013), “The environment of performing and religious functions in the M’nong Epics", Journal of Tay Nguyen Social Sciences (11), pp.40-43.

9. Trieu Van Thinh (2014), "Identifying characteristics of the genre in the M’nong Epics (Through performing environmental aspects and functions of living)," Journal of the Science of Tay Nguyen University (11), pp.113-119.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây