TTLA: Vai trò của Sanyutei Encho trong đời sống xã hội - văn hóa Nhật Bản thời kỳ Minh Trị

Thứ hai - 22/02/2016 21:50

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Dương Đỗ Quyên            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/11/1981.                                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận án: Vai trò của Sanyutei Encho trong đời sống xã hội - văn hóa Nhật Bản thời kỳ Minh Trị.

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Cận đại và Hiện đại       Mã số: 62.22.50.05

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Kim

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Làm rõ những xu hướng phát triển của lịch sử văn hóa Nhật Bản thời Minh Trị; phân tích quá trình kế thừa và tiếp biến của nghệ thuật đại chúng Yose và kể chuyện-tấu nói Rakugo từ một truyền thống của xã hội và văn hóa thị dân đã phát triển mạnh mẽ trong thời Edo trở thành loại hình mang dấu ấn cận đại hóa thời Minh Trị.

- Khảo cứu các nguồn sử liệu gốc, tư liệu và nghiên cứu về Sanyutei Encho – tác giả, nghệ sĩ kể chuyện-tấu nói Rakugo, nhà hoạt động văn hóa đại chúng tiêu biểu cuối thời Edo – đầu thời Minh Trị  trong liên hệ với các sự kiện và bối cảnh của thời đại nhằm làm rõ cuộc đời, sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội, những đóng góp và ảnh hưởng chủ yếu của Sanyutei Encho trong đời sống văn hóa - xã hội Nhật Bản thời Minh Trị.  

- Qua nghiên cứu trường hợp Sanyutei Encho, luận án đã phân tích và làm rõ vai trò của tầng lớp văn nghệ sĩ đô thị trong việc lôi cuốn quần chúng xã hội, và quá trình tiếp biến của truyền thống văn hóa thị dân Edo, một tiền đề và nội lực quan trọng của cận đại hóa xã hội và văn hóa Nhật Bản.

- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị từ cách tiếp cận khảo cứu sâu về sự nghiệp hoạt động của một nhân vật lịch sử - danh nhân văn hóa đương thời, kết nối mạch chảy của hai thời kỳ quan trọng trong lịch sử Nhật Bản là thời Edo và thời Minh Trị, đồng thời là nghiên cứu đầu tiên tiếp cận vấn đề từ góc độ lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa và lịch sử nghệ thuật.

- Luận án cũng là công trình có quy mô đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu nhân vật Sanyutei Encho và lấy Encho làm đối tượng nghiên cứu trường hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử - xã hội có liên quan trong thời Minh Trị.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Đóng góp một tài liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Nhật Bản nói riêng, lịch sử thế giới cận đại - hiện đại nói chung tại Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của văn hóa thị dân thời Edo và Minh Trị.

- Tiếp tục nghiên cứu về những chuyển biến và vai trò đóng góp của nghệ thuật kể chuyện-tấu nói Rakugo trong giai đoạn lịch sử kể trên.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2015), “Nghệ thuật kể chuyện-tấu nói Rakugo trong quá trình hiện đại hóa Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Văn hóa dân gian (158), tr.74-80.

2) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2014), “Tình hình nghiên cứu về Sanyutei Encho - nhà văn hóa lớn thời Minh Trị”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội (383), tr.26-33.

3) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2014), “Quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (165), tr.60-65.

4) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2012), “Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản tại Việt Nam”, Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản - Nhật Bản và châu Á, ĐH KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Thế giới, tr.113-132. (『ベトナムにおける日本の伝統文化』、日本研究論文集「日本とアジア」(tiếng Nhật), tr.163-179).

5) Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2010), “Nghệ nhân Sanyutei Encho với nghệ thuật tấu hài Rakugo cổ điển”, Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản (tập 1) Lịch sử - Văn hóa - Xã hội, Đại học Quốc Gia Hà Nội, NXB Thế giới, tr.103-116. (『古典落語における三遊亭円朝』、日本研究論文集「歴史・文化・社会」 (tiếng Nhật), tr.81-90).

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Duong Do Quyen               2. Sex: Female

3.  Date of birth: 26 November 1981                    4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3202/QĐ-SĐH, Dated: 8 November 2010 by President of the Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The role of Sanyutei Encho in the social - cultural life of Meiji Japan

8. Major: World's Modern History                        Code: 62.22.50.05

9. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Van Kim

10. Summary of the new findings of the thesis:

- Clarifying the evolution trend of the Japanese social – cultural history during the Meiji period; analyzing the process of inheriting and acculturation of Yose vaudeville art and storytelling - Rakugo from a townspeople's social – cultural tradition which strongly developed during the Edo period to become a genre bearing the trace of modernization of the Meiji period.

- Examining original historical sources, documents and studies on Sanyutei Encho – an author, Rakugo storyteller, excellent popular cultural activist of the late Edo - early Meiji period - in the relationship with the contemporary events and context to identify Sanyutei Encho's life, career and social relationships, his main contributions and influences in the Meiji's social - cultural life of Japan.

- Analyzing and clarifying, by the case study on Sanyutei Encho, the role of urban artists in urging the mass population and the acculturation of the Edo's popular cultural tradition, a premise and inner force of the Japanese social - cultural modernization.

- The thesis is the first study on Japanese history in the Meiji era from the perspective of in-depth research on the activities and contributions of a great cultural activist and historical figure which connects the downstream of the two important periods of the Japanese history – Edo and Meiji. It is also the first study that approaches the matter from the perspective of culture and art history.

- The thesis is a first large-scale research work on Sanyutei Encho in Vietnam, also a first work that takes up Encho as a case study to illustrate related historical issues in the Meiji era.

11. Practical applicability, if any:

The thesis is expected to contribute a reference document in the research and teaching of Japanese history as well as world's modern history in Vietnam.

12. Further research directions, if any:

- Further research on the evolution of Edo and Meiji townspeople's Culture.

- Further research on the changes and the contribution of the storytelling art - Rakugo in such historical period.

13. Thesis-related publications:

1) Nguyen Duong Do Quyen (2015), “The Art of Rakugo Performance in the Period of Modernization in Meiji Japan”, Folk Culture Review (158), pp.74-80.

2) Nguyen Duong Do Quyen (2014), “Studies on Sanyutei Encho – The Great Cultural Activist of Meiji Period”, Social Sciences Information Review (383), pp.26-33.

3) Nguyen Duong Do Quyen (2014), “Japanese Mass Stage Modernization Meiji Period”, Vietnam Review of Northeast Asian Studies (165), pp.60-65.

4) Nguyen Duong Do Quyen (2012), “Japanese Traditional Arts in Vietnam”, Lectures on Japanese Studies – Japan and Asia, Vietnam National University (Hanoi), World Publishing House, pp.113-132. (『ベトナムにおける日本の伝統文化』、日本研究論文集「日本とアジア」(Japanese), pp.163-179).

5) Nguyen Duong Do Quyen (2010), “Sanyutei Encho in classical Rakugo”, Lectures on Japanese Studies (Vol. 1) History - Culture - Society, Vietnam National University (Hanoi), World Publishing House, pp.103-116. (『古典落語における三遊亭円朝』、日本研究論文集「歴史・文化・社会」 (Japanese), pp.81-90)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây