1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Quốc Bảo…... 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 17/02/1985 4. Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định 257/QĐ-XHNV ngày 21/01/2021 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh
7. Tên đề tài luận án: Ngoại giao giáo dục của Việt Nam (2001 - 2020): trường hợp Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế…………… 9. Mã số: 9310601.01………
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nam Tiến, Giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và TS. Phạm Thị Thu Huyền, Giảng viên Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ về ngoại giao giáo dục của Việt Nam từ năm 2001 đến 2020, trong đó nghiên cứu trường hợp ĐHQG-HCM như một trường hợp điển hình.
- Để làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tình hình nghiên cứu ngoại giao giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam;
- Các khái niệm và nội hàm của ngoại giao giáo dục; các đặc điểm của ngoại giao giáo dục và bản chất của ngoại giao giáo dục khi đặt trong nghiên cứu với các hình thức ngoại giao khác; từ đó đưa ra một gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả cho trường hợp của Việt Nam;
- Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước đối với việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngoại giao giáo dục tại Việt Nam;
- Thực tiễn triển khai ngoại giao giáo dục của Việt Nam từ năm 2001 đến 2020;
- Thực tiễn triển khai ngoại giao giáo dục tại ĐHQG-HCM, mối liên hệ và đóng góp của ngoại giao giáo dục tại ĐHQG-HCM vào bức tranh tổng thể ngoại giao giáo dục của Việt Nam;
- Nhận xét và dự báo xu hướng ngoại giao giáo dục của Việt Nam.
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Luận án áp dụng nhiều phương pháp được lồng ghép linh hoạt nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu và tăng tính khoa học cho đề tài như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích chính sách, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… nhằm đánh giá quá trình phát triển và hiệu quả ngoại giao giáo dục Việt Nam. Luận án cũng sử dụng các phương pháp trong các lĩnh vực khác như phân tích kinh tế quốc tế, phân tích chính trị… nhằm củng cố thêm các luận điểm về những thay đổi của môi trường quốc tế tác động đến ngoại giao giáo dục và lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ ngoại giao giáo dục.
11.3. Các kết quả chính và kết luận
11.3.1. Các kết quả chính
- Ngoại giao giáo dục là hình thức ngoại giao kiểu mới được quan tâm nghiên cứu gần đây. Luận án đã tiếp cận cơ sở lý luận của ngoại giao giáo dục từ góc độ khái niệm cho đến nội hàm của hình thức ngoại giao này trên các khía cạnh (1) mục tiêu, (2) chủ thể tham gia, (3) cách tiếp cận, và (4) phương thức triển khai. Đặc biệt, khi đặt ngoại giao giáo dục trong nghiên cứu tổng thể với các hình thức ngoại giao khác, ngoại giao giáo dục mang những nét khác biệt với ngoại giao văn hoá và ngoại giao công chúng và nên được xem như một hình thức ngoại giao chuyên biệt cần chú trọng phát triển.
- Ngoại giao giáo dục là một hình thức ngoại giao đa cấp, đa chủ thể và đa phương thức triển khai, được vận dụng như một công cụ sức mạnh mềm hiệu quả trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay. Với bối cảnh quốc tế và khu vực cùng với bối cảnh trong nước thời kỳ hội nhập, Việt Nam có năng lực và vị thế quốc tế đủ lớn để vận dụng và thực thi ngoại giao giáo dục như một hướng đi, ưu tiên mới của chính sách đối ngoại Việt Nam.
- Được triển khai trên cơ sở kết hợp ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, ngoại giao giáo dục của Việt Nam được thúc đẩy qua các hoạt động ngoại giao Nhà nước trong các cơ chế song phương và đa phương nhằm thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục; xây dựng hệ thống các chủ trương, chính sách về hội nhập quốc tế và phát triển giáo dục. Ngoài ra, trong bối cảnh nền giáo dục còn nhiều hạn chế, các trường đại học, các cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhà nghiên cứu - các chủ thể chính của ngoại giao giáo dục Việt Nam - đã có những đóng góp tích cực vào những thành tựu hợp tác giáo dục của Việt Nam nhằm phục vụ mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của quốc gia.
-Với vai trò là một chủ thể thuộc Nhà nước, do Chính phủ thành lập, những định hướng, quyết sách phát triển mang tính bền vững cùng những thành quả ngoại giao giáo dục của ĐHQG-HCM là điển hình cho thực tiễn vận dụng và triển khai ngoại giao giáo dục của Việt Nam.
11.3.2. Kết luận
- Qua nghiên cứu, luận án “Ngoại giao giáo dục của Việt Nam (2001 - 2020): trường hợp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” đã cung cấp một góc nhìn mang tính cập nhật và thời sự về vấn đề ngoại giao giáo dục của Việt Nam mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Qua đó, nghiên cứu đề tài này giúp Việt Nam hiểu biết thêm về vai trò của giáo dục như một công cụ để phát triển, hội nhập quốc tế và để thúc đẩy quan hệ đối ngoại của đất nước.
- Với những chủ trương và chính sách đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục gần đây, tự chủ đại học và xu hướng sáp nhập, thành lập các đại học lớn sẽ là các xu hướng chính để nâng tầm ngoại giao giáo dục Việt Nam, hướng đến mục tiêu hội nhập trình độ giáo dục khu vực và quốc tế. Ngoại giao giáo dục tất yếu sẽ là một hướng đi, ưu tiên mới của chính sách đối ngoại Việt Nam trong tương lai gần, góp phần vào việc phát triển chính sách đối ngoại toàn diện của Việt Nam, nâng cao tiềm lực, uy tín, vị thế và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Ngoại giao và chính sách đối ngoại VN;
- Tiếp tục nghiên cứu về ngoại giao giáo dục;
- Mở thêm hướng nghiên cứu về ngoại giao công chúng Việt Nam.
- Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Le Quoc Bao (2019), “Cooperation between Vietnam National University Ho Chi Minh City and Korea from 2015 up to present”, Korean Studies: Vietnam - Korea Strategic Cooperative Partnership 2019 - 2019, pp.192 - 210.
- Le Quoc Bao (2021), “Vietnam’s education diplomacy in the new situations: International integration and sustainable development”, The security and development issues in the new situations Vol. II, pp.41-59.
- Lê Quốc Bảo (2022), “Ngoại giao giáo dục - Một số vấn đề về lý thuyết”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (3 (112)), tr.61-67.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Le Quoc Bao
- Sex: Male
- Date of birth: 17 February 1985
- Place of birth: Ho Chi Minh City
- Amission decision number 4416/2019/QĐ-XHNV dated on 26 November 2019 by the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ha Noi
- Changes in academic process:
- Officical thesis title: Vietnam’s education diplomacy (2001 - 2020): The case of Vietnam National University Ho Chi Minh City
- Major: International Relations
- Code: 9310601.01
- Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Nam Tien, lecturer of the Faculty of International Relations, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ho Chi Minh City and Dr. Pham Thi Thu Huyen, lecturer of the Faculty of International Studies, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Ha Noi
- Summary of the new findings of the thesis
11.1. Purpose and objectives of the thesis
- The purpose of the thesis is to analyze and clarify Vietnam's education diplomacy in the period from 2001 to 2020 in which the study of Vietnam National University Ho Chi Minh City is a typical case.
- To clarify the above research purpose, the thesis focuses on the following tasks:
- The situation of education diplomacy research in the world and in Vietnam;
- Analyzing concepts and connotations of education diplomacy as well as The features and nature of education diplomacy in comparison with other diplomacy forms in order to provide an open suggestion for an effective approach to education diplomacy in the case of Vietnam;
- The international, regional and domestic context as a favorable environment for the development of education diplomacy in Vietnam;
- Practical implementation of education diplomacy in Vietnam from 2001 to 2020;
- Practical implementation of education diplomacy at VNUHCM; the relationship and contribution of education diplomacy at VNUHCM to the prospectus of education diplomacy in Vietnam;
- Reviewing and forecasting the developing trend of education diplomacy in Vietnam.
11.2. Research methods
- The thesis applies many research methods which are flexibly integrated to highlight the research problems and increase the scientificity of the thesis such as historical method and logical method, policy analysis method, case study method. In addition, the thesis uses general methods in social sciences and humanities research such as analysis, synthesis, statistics, comparison methods to evaluate the development process and effectiveness of Vietnam's education diplomacy. The thesis also uses research methods in other fields such as international economic analysis, political analysis, etc. to reinforce the arguments about the global changes affecting education diplomacy and interests of stakeholders in education diplomacy.
11.3. Major results and conclusions
11.3.1. The major results
- Education diplomacy is a new form of diplomacy that has received recent research attention. The thesis has approached a theoretical frameworks of education diplomacy from the concepts to the connotation of this form of diplomacy in terms of (1) objectives, (2) participated actors, (3 ) approaches, and (4) implementation methods. In particular, when placing education diplomacy in the comparison with other forms of diplomacy, education diplomacy has distinct features from cultural diplomacy and public diplomacy and should be considered as a deserving-attention form of niche diplomacy.
- Education diplomacy is a multi-level, multi-actor and multi-method form of diplomacy, used as an effective soft power tool in the current international relations context. With favorable factors from the international and regional context along with the context of Doi moi and integration progress, Vietnam has enough capacity and international prestige to utilize and implement education diplomacy as a new direction and a new priority of Vietnam's foreign policy.
- Implemented on the basis of a harmonious and synchronous combination of State diplomacy and people-to-people diplomacy, Vietnam's education diplomacy is promoted through State diplomacy’s activities in bilateral and multilateral mechanisms to promote educational cooperation and international integration; building a system of guidelines and policies on international integration and education development. In addition, in the context of an education system with many existing limitations, universities, officials, lecturers, students, researchers - the main actors of Vietnam's education diplomacy - have actively made significant contributions to educational cooperation achievements of Vietnam to serve the goal of human resource development and promoting the national science and technology level.
- As a state entity, established by the Government, VNUHCM's development policy with sustainable orientations and the achievements of education diplomacy are an typical example for the practical utilization and implementation of education diplomacy in Vietnam.
11.3.2. Conclusions
- The thesis “Vietnam’s education diplomacy (2001 - 2020): The case of Vietnam National University Ho Chi Minh City” has provided an updated and topical perspective on the topic of Vietnam's education diplomacy that has not been studied yet. Thereby, studying this research helps Vietnam understand more about the role of education as a tool for development, international integration and promoting the country's foreign relations.
- With recent guidelines and policies on fundamental and comprehensive reform of the education system, university autonomy and the merging and establishing large universities will be the main trends to leverage Vietnam’s education diplomacy towards the standards of regional and international education. Education diplomacy will inevitably be a new direction and priority of Vietnam's foreign policy in the near future, contributing to the development of Vietnam's comprehensive foreign policy, enhancing the potential, prestige, and competitive advantage of the country in the international arena.
- Futher research directions
- Diplomacy and foreign policy of Vietnam;
- Continuing to study education diplomacy;
- Opening new research direction on public diplomacy of Vietnam.
- Thesis-related publications
- Le Quoc Bao (2019), “Cooperation between Vietnam National University Ho Chi Minh City and Korea from 2015 up to present”, Korean Studies: Vietnam - Korea Strategic Cooperative Partnership 2019 - 2019, pp.192 - 210.
- Le Quoc Bao (2021), “Vietnam’s education diplomacy in the new situations: International integration and sustainable development”, The security and development issues in the new situations Vol. II, pp.41-59.
- Lê Quốc Bảo (2022), “Ngoại giao giáo dục - Một số vấn đề về lý thuyết”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (3 (112)), tr.61-67.