1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Hoàng Giang, 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/10/1985 4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ - XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Thời gian đào tạo: từ 07/2017 đến 07/2020
Đã gia hạn:
Lần 1: từ 07/2020 đến 07/2021;
Lần 2: từ 07/2021 đến 07/2022
7. Tên đề tài luận án: “Sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8-12 tuổi”
8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn Khoa học:
1) Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà
2) Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trịnh Thị Linh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã đánh giá được mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi ở Việt Nam thông qua hai chiều cạnh: hài lòng với cuộc sống của bản thân trẻ, hài lòng với môi trường và mọi người xung quanh.
Đa số trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi có sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao. Mức độ hài lòng có xu hướng giảm đi theo lứa tuổi.
- Trong nhóm trẻ 10 và 12 tuổi, trẻ em thành thị hài lòng với cuộc sống nói chung, hài lòng với sự an toàn, vẻ bề ngoài và hài lòng với những điều sắp xảy ra cao hơn trẻ em vùng nông thôn. Khi so sánh theo giới tính của trẻ 8 tuổi,
bé gái có mức độ hài lòng về những người sống cùng trẻ và hài lòng về môi trường và những người xung quanh cao hơn bé trai. Khi so sánh theo khu vực sống của trẻ 8 tuổi, trẻ em nông thôn có mức độ hài lòng với bạn bè cao hơn trẻ sống ở thành thị. Nhưng khi xét mức độ hài lòng với những người sống cùng, hài lòng với những điều học được ở trường, hài lòng với khu vực sống và sự hài lòng với môi trường và những người xung quanh của trẻ 10 và 12 tuổi, trẻ em thành thị lại có mức độ hài lòng cao hơn
- Luận án đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng và mức độ dự báo của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em 8 đến 12 tuổi như: Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân; Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng của thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè; Sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống; Hoạt động vui chơi, giải trí; Giúp đỡ gia đình và chơi thể thao; Điều kiện kinh tế
có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em. Yếu tố bị bắt nạt có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ. Nhóm trẻ 8 tuổi và 10 tuổi đưa ra đánh giá mức độ hài lòng về yếu tố sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân cao hơn không đáng kể so với nhóm trẻ 12 tuổi. Xét đến nhóm yếu tố sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người trong khu vực sống, trẻ 8 tuổi hài lòng cao nhất, thứ hai là nhóm trẻ 10 tuổi và cuối cùng là nhóm trẻ 12 tuổi. Khi tìm hiểu nhóm yếu tố hoạt động vui chơi, giải trí, giúp đỡ gia đình và chơi thể thao, trẻ em 12 tuổi sử dụng nhiều thời gian nhất vui chơi, giải trí. Trẻ em 8 tuổi sử dụng nhiều thời gian nhất để giúp đỡ công việc gia đình và chơi thể thao. Điều kiện kinh tế ảnh hưởng không đáng kể đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.
Sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ của cha mẹ và người thân trong gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc nâng cao sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em. Cha mẹ, thầy cô và các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu này để cải thiện một số khía cạnh liên quan đến cuộc sống của trẻ, giúp trẻ em có một tuổi thơ chất lượng và hạnh phúc.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mở rộng phạm vi nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em, quan tâm đến cả nhóm trẻ ngoài trường học, nghiên cứu thêm các yếu tố ảnh hưởng khác (trải nghiệm cuộc sống, sự an toàn, việc sử dụng thời gian, nhân khẩu học, những thay đổi trong cuộc sống…), có sự so sánh với các quốc gia trên thế giới theo hướng tiếp cận xuyên văn hóa.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
14.1. Ngô Thị Hoàng Giang (2020), “Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em”, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam (9), tr. 75-82.
14.2. Ngô Thị Hoàng Giang (2020), “Nghiên cứu sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi”, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam (10), tr. 27-36.
14.3. Ngo Thi Hoang Giang, Truong Thi Khanh Ha (2021), “Life satisfaction of children aged from 8 to 12 years and related aspects”, Proceeding of international conference: "Identification, assessment and intervention for children with specific learning disorders in school context", pp. 594-611.
14.4. Trinh Thi Linh, Ngo Thi Hoang Giang, Truong Thi Khanh Ha (2021), “When are children satisfied with life? An initiative qualitative study from vietnamese children sample”, Scien Progress, SAGE journals Vol.104 (4), pp. 1-19.
14.5. Thi Khanh Ha Truong, Ha Thu Tran, Thi Hoang Giang Ngo, Van Luot Nguyen, Quang Lam Truong, Mai Trang Ngo (2022), “Sibling bullying among Vietnamese children: the relation with peer bullying and subjective well-being”, Current Issues in Personality Psychology Vol.10 (3), pp. 216-226.
14.6. Ngô Thị Hoàng Giang (2022), “Kiểm định thang đo sự hài lòng với cuộc sống của trẻ em Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam (7), tr. 17-27.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name of PhD student: Ngo Thi Hoang Giang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 14th October 1985
4. Place of birth: Thai Nguyen Province
5. Decision on recognition of PhD student No1745/2017/QĐ - XHNV on 13th, July, 2017 by the Principal of University of social sciences and humanities.
6. Changes in academic process:
+ Training time: July 2017 - July 2020
+ Extended time: The 1st time: July 2020 - July 2021
The 2nd time: July 2021 - July 2022
7. Official thesis title: “Life satisfaction of children aged from 8 to 12 years old”
8. Major: Psychology
9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors:
+ Science Instructor 1: Associate Professor. Dr. Truong Thi Khanh Ha
+ Science Instructor 2 : Associate Professor. Dr. Trinh Thi Linh
11. Summary of the new findings of the thesis:
- The dissertation has examined the level of life satisfaction of children aged from 8 to 12 years old in Vietnam through two dimensions: satisfaction with their own life and satisfaction with the environment and people around. Most children have a high level of satisfaction with life. The satisfaction levels tend to decrease with age.
- Among children aged 10 and 12, urban children are more satisfied with life in general, regarding safety, appearance, and future events than children in rural areas. When compared by gender, girls aged 8-year-old have higher satisfaction levels regarding people they live with, the surrounding environment and people around than their male counterparts. In terms of regions where 8-year-olds live, rural children have higher satisfaction with friends than children living in urban areas. Regarding the satisfaction with people they live with, what they learn in school, their living area, and the environment and people around of 10- and 12-year-olds, urban children have higher satisfaction levels.
- The dissertation has assessed the influence and the forecast level of the factors affecting the life satisfaction of children 8 to 12 years old such as: Having parents and relatives who care, listen and support; Having teachers who care, listen, and respect; Having helpful friends; Having people in the living area who care and help; Joining in leisure, entertainment activities; Doing family chores and playing sports; Economic condition is positively affected with children's life satisfaction. Being bullied by friends factor is negatively affected with children's life satisfaction. The group of 8-year-olds and 10-year-olds scored satisfaction ratings on the aspects of having parents and relatives who care, listen, and support, which is insignificantly higher than that of 12-year-old children. Regarding the group of factors related to Having people in the living area who care and help, 8-year-old children are the most satisfied, the second is 10-year-olds and finally the 12-year-old group. When it comes to playing, doing family chores and sports, 12-year-olds spend most of the time relaxing and entertaining. The eight-year-old group spends most of the time helping with household chores and playing sports. Living conditions have insignificant effects on children's life satisfaction. Having parents and relatives who care, listen, and support have most effective on children's life satisfaction.
12. Practical applicability, if any:
The thesis results contribute to the scientific foundation for improving children's life satisfaction. Parents, teachers and policy makers can use these research findings to improve several aspects of their children's lives, helping them have a quality and happy childhood.
13. Further research directions, if any:
Expanding the scope of research on children's life satisfaction, including the group of children outside of school; studying factors influening children's satisfaction (life experience, safety, time use, demographics, changes in life ...), and making a comparison with countries around the world using cross-cultural approach
14. Thesis-related publications:
14.1. Thi Hoang Giang Ngo (2020), “Research on factors influencing children’s life satisfaction”, Vietnamese Journal of Psychology (9), pp. 75-82.
14.2. Thi Hoang Giang Ngo (2020), “A study on life satisfaction of children from 8 to 12 years old”, Vietnamese Journal of Psychology (10), pp. 27-36.
14.3. Ngo Thi Hoang Giang, Truong Thi Khanh Ha (2021), “Life satisfaction of children aged from 8 to 12 years and related aspects”, Proceeding of international conference: "Identification, assessment and intervention for children with specific learning disorders in school context", pp. 594-611.
14.4. Trinh Thi Linh, Ngo Thi Hoang Giang, Truong Thi Khanh Ha (2021), “When are children satisfied with life? An initiative qualitative study from vietnamese children sample”, Scien Progress, SAGE journals Vol.104 (4), pp. 1-19.
14.5. Thi Khanh Ha Truong, Ha Thu Tran, Thi Hoang Giang Ngo, Van Luot Nguyen, Quang Lam Truong, Mai Trang Ngo (2022), “Sibling bullying among Vietnamese children: the relation with peer bullying and subjective well-being”, Current Issues in Personality Psychology Vol.10 (3), pp. 216-226.
14.6. Thi Hoang Giang Ngo (2020), “Testing Life Satisfaction Scale of Vietnamese children”, Vietnamese Journal of Psychology (7), pp. 17-27.