TTLA: Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2018

Thứ năm - 16/03/2023 12:04
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Cẩm Thanh           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/06/1986                                                   4. Nơi sinh: Vũng Tàu
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3618/2018/QĐ-XHNV ngày 04/12/2018 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
- Văn bản gia hạn số 2689/QĐ-XHNV-ĐT ngày 06 tháng 12 năm 2021.
- Văn bản gia hạn số 3674/QĐ-XHNV ngày 07 tháng 12 năm 2022.
- Quyết định về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Hoàng Cẩm Thanh số 1602/QĐ-XHNV ngày 23 tháng 06 năm 2022.
7. Tên đề tài luận án: Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2018
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế   9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Nam Tiến
- Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự phát triển quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2018 dưới quan điểm lý thuyết Hiện thực. Đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2001 đến 2018. Nghiên cứu sẽ phân tích hai khía cạnh. Một bên là vai trò nước lớn của Hoa Kỳ trong việc định hướng và quyết định mối quan hệ này thông qua việc thay đổi quan điểm, chiến lược và các biện pháp triển khai ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nhìn nhận vai trò trỗi dậy của Trung Quốc qua các giai đoạn. Từ phía Việt Nam, trước sự cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đã kiên định và tận dụng các cơ hội hợp tác trên lĩnh vực an ninh quốc phòng ra sao để củng cố quan hệ chiến lược lâu dài với Hoa Kỳ. Về phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ tìm hiểu các lĩnh vực hợp tác liên quan đến an ninh quốc phòng của hai bên thông qua các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam. Các chương trình này sẽ do chính bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hoặc bộ Quốc phòng kết hợp với bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ viện trợ và triển khai dành cho Việt Nam từ năm 2001 đến 2018. Về thời gian nghiên cứu, luận án sẽ giới hạn mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến 2018. Luận án chia thành hai giai đoạn là 2001 - 2008 – tương ứng với hai nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush và giai đoạn hai là 2009 - 2018 – tương đương với hai nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama và những năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu: Sự phát triển của quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực quốc phòng diễn ra như thế nào? Luận án sẽ áp dụng lý thuyết Hiện thực để xây dựng khung phân tích và phương pháp truy nguyên bao gồm: Xác định khung lý thuyết nghiên cứu – Thiết lập giới hạn thời gian nghiên cứu và liệt kệ các sự kiện theo thứ tự thời gian – Đưa ra lập luận. Đồng thời, luận án sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để thu thập, sắp xếp, phân tích dữ liệu. Các kết luận quan trọng của luận án bao gồm:
Với lập luận thứ nhất, “quan hệ quốc phòng song phương phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ quan tâm đến khu vực ra sao, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc. Cách thức triển khai quan hệ với Việt Nam thể hiện tầm nhìn của Mỹ đối với sự lớn mạnh và thách thức từ Trung Quốc” Luận án đã mô tả sự thay đổi chiến lược và chính sách của Mỹ nói chung và với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời cách nhìn nhận và đánh giá vai trò của Trung Quốc qua từng giai đoạn từ 2001 đến 2018. Giai đoạn từ 1995 đến 2000, khi Mỹ không chú ý đến hợp tác chiến lược với Việt Nam nhưng Mỹ đã có hình dung nhất định và những trọng tâm trong hợp tác quốc phòng. Điều này định hình quan hệ với Việt Nam một cách lâu dài. Giai đoạn 2001 - 2008, Mỹ đang theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, lợi ích ở khu vực Châu Á không phải là trọng tâm chính sách. Quan hệ chiến lược với Việt Nam nếu có tiếp tục củng cố cho mục tiêu chống khủng bố toàn cầu. Đến giai đoạn 2009-2018, việc Mỹ có sự thay đổi chiến lược; trong đó Trung Quốc là yếu tố khiến viêc “quay trở lại” Châu Á – Thái Bình Dương có ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ. Từ phía Mỹ, thông qua các chương trình hợp tác Mỹ tăng cường sự can dự và hiện diện của mình ở khu vực nói chung, còn Việt Nam đạt được lợi ích thông qua phát triển năng lực và hưởng lợi nhất định từ các chương trình hợp tác liên quan đến an ninh và quốc phòng.
Lập luận thứ hai của luận án là: “Việt Nam tận dụng những lĩnh vực hợp tác phù hợp với mục tiêu và lợi ích đã được điều chỉnh trong từng giai đoạn. Các lĩnh vực hợp tác này giúp Việt Nam không “rơi vào tình huống bất an” trong quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.”  Khi phân tích toàn bộ những lĩnh vực Việt Nam đã nhận tài trợ với Mỹ từ năm 2000 đến 2018, những “tình huống bất an” (sự khác biệt giữa hai bên về mặt ý thức hệ, ảnh hưởng của quá khứ từ cuộc chiến tranh giữa hai nước, mối lo ngại của Việt Nam về các hoạt động diễn biến hòa bình, và các cam kết thực sự từ phía Mỹ) dường như đều không phải là lực cản của các lĩnh vực hợp tác đã được phân tích ở trên. Ngay từ ban đầu Việt Nam có e dè về các chương trình đào tạo của Mỹ nhưng khi đã đồng ý tham dự thì Việt Nam dường như được lợi và số lượng nhân sự được gửi đi đào tạo ngày một tăng. Hay việc nhận tài trợ từ các chương trình giúp gia tăng năng lực và xây dựng cở vật chất. Và điều này như lý thuyết Hiện thực đã giải thích – giả định về lợi ích và dù là thể chế nào thì quốc gia, với tư cách là một chủ thể đơn nhất sẽ tính toán để đạt được chúng. Các kết quả đã trình bày trong phần quan hệ quốc phòng hai bên cho thấy điều này. Như vậy, tính chất và mức độ hợp tác giữa hai nước phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường thể hiện ở điểm Mỹ quan tâm đến nhân tố Trung Quốc và đầu tư nguồn lực đến mức nào vào khu vực Đông Nam Á – và với Việt Nam là tính chủ động và lựa chọn của Việt Nam ra sao trong các giai đoạn khác nhau. Có thể thấy với vai trò là nước lớn Mỹ có nhiều nguồn lực và sự lựa chọn chính sách. Còn Việt Nam – với vị thế nước nhỏ - tuy có giới hạn trong sự lựa chọn của mình nhưng qua các biểu hiện và phân tích ở trên, Việt Nam có thể quyết định đẩy mối quan hệ quốc phòng hai nước tiến triển ở mức độ nào. Điều này càng được biểu hiện ở điểm, Việt Nam có khoảng “không gian” cho lựa chọn của mình và có thể có ưu thế đẩy mạnh mức độ hợp tác an ninh và quốc phòng với Mỹ tới đâu. Từ đây, Mỹ đã điều chỉnh cách tiếp cận theo kiểu cân bằng kín với Việt Nam. Các kết quả hợp tác đã giúp Việt Nam tăng cường năng lực nhưng đồng thời tăng cường sự tiếp cận và hiện diện của Mỹ ở khu vực.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Luận án có thể tiếp tục khai thác những nội dung như sau để góp phần phân tích quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với những người đã tham gia quá trình hoạch định, triển khai hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng của hai bên. Cách làm này sẽ mở rộng nghiên cứu này theo hướng nghiên cứu lịch sử, có thể giúp mô tả quan hệ quốc phòng hai nước qua từng thời kỳ cũng như nhận xét của người trong cuộc. Từ đây sẽ thấy được những khía cạnh khác của mối quan hệ này ngoài văn bản, tuyên bố và thỏa thuận của hai bên.
Vì trên thực tế quan hệ quốc phòng ở lĩnh vực hợp tác quân sự và mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa nhiều. Nên nghiên cứu có thể phát triển theo hướng tập trung lí giải những nguyên nhân này. Vì sao bên cạnh những ca ngợi về các kết quả cũng như thành tựu hai bên đạt được, cũng như những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng khác vẫn đang diễn ra thì việc hợp tác quân sự và vũ khí lại tiến triển chậm hơn. Đâu là những rào cản của hai nước trong vấn đề này? Và hai bên có thể vượt qua các rào cản này để đạt được những thỏa thuận mới hay không?
Cuối cùng, hướng tiếp cận khác là theo quan điểm chính trị học so sánh. Nghiên cứu sẽ so sánh quan hệ quốc phòng song phương giữa Hoa Kỳ với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Việc so sánh này sẽ làm sáng tỏ mức độ quan tâm, chiều rộng lẫn chiều sâu giữa các mối quan hệ quốc phòng với nhau. Qua đó sẽ xác định được vị trí của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ đang ở mức nào so với các nước trong khu vực. Việc so sánh này cũng cho thấy mối quan tâm của Hoa Kỳ dành cho khu vực nói chung, cho từng quốc gia và cho Việt Nam nói riêng; ngược lại sẽ thấy được mức độ quan tâm của từng nước trong khu vực Đông Nam Á với Hoa Kỳ và trước sự cạnh tranh quyền lực Hoa Kỳ - Trung Quốc hiện nay. Hay so sánh quan hệ quốc phòng Việt Nam với các đối tác khác bên cạnh Hoa Kỳ như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Hoặc dựa vào số liệu mua bán vũ khí giữa Việt Nam với các đối tác sẽ so sánh quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với Nga, Ukraine, Israel và Hàn Quốc. Đây là những nước có trao đổi mua bán vũ khí với Việt Nam trong thời gian gần đây. Việc trao đổi mua bán vũ khí thường xuyên sẽ có ý nghĩa gì với mức độ quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với đối tác đó và so sánh với Hoa Kỳ ra sao.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Tiếng Việt
Hoàng Cẩm Thanh (2019), “Vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á 6 (79), tr. 32-38.
Hoàng Cầm Thanh (2021), “Nền tảng hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á 2 (99), tr. 42-49.
Tiếng Anh
Hoang Cam Thanh (2020), “The Free and Open Indo-Pacific Strategy: Possibilities of Structural Change in the Asia-Pacific Region”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triển vọng cấu trúc ở châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam”, NXB. Thế Giới, Hanoi, pp. 80-86.
Hoang Cam Thanh (2021), “Vietnam and The United States Security Cooperation in Capability Building Between 2000 and 2018,” 2021 International Graduate Research Symposium, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hanoi, pp. 524-533.
Hoang Cam Thanh (2021), “Vietnam and U.S. Cooperation in the Non-Traditional Security in 2009-2018,” International Conference Proceedings: The Security and Development Issues in the New Situations, NXB. Thế giới, Hanoi, tr. 359-380

  
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
  1. Full name: Hoàng Cẩm Thanh
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: June 11, 1986
  4. Place of birth: Vũng Tàu
  5. Admission decision number 3618/2018/QĐ-XHNV dated 04/12/2018 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Extension of study time number 2689/QĐ-XHNV-ĐT dated December 12, 2021.
- Extension of study time number 3674/QĐ-XHNV dated December 07, 2022
- Decision on the adjustment of the dissertation title of Ph.D. candidate Hoàng Cẩm Thanh number 1602/QĐ-XHNV dated June 23, 2022.
7. Official thesis title: Vietnam and the United States’ Defense Cooperation between 2001 and 2018
8. Major: International Relations
9. Code: 9310601.01
10. Supervisors: Associate Professor Trần Nam Tiến & Dr. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
11. Summary of the new findings of the thesis:
The research purpose is to apply the Realist theoretical framework to explain why Vietnam and the United States have taken policy options in defense cooperation between 2001 and 2018. By resorting to covert balancing, the United States has adapted its strategy in relation to Vietnam, who is pursuing hedging strategy in the context of Sino-US competition in the region. To probe dissertation arguments, I will conduct an in-depth research into the defense tie of the two countries. The research will employ process tracing as the systematic examination of diagnostic evidence. Through the analytic tool, the research can draw descriptive and casual inferences from the temporal sequence of events in Vietnam and the United States’ defense relations.
The research confirms the first argument that the defense relations of Vietnam and the United States depend on the American interest on the region, especially the China factor. That the way the United States has defined its policy in relation to Vietnam reflects the U.S. perception toward the rise of China and its challenges. The research adequately describes the changes of U.S. strategy towards the Asia-Pacific region and U.S. assessment of the rise and challenge of China between 2001 and 2018. Before 2001, though the United States did not pay much attention to the strategic relations with Vietnam, they still envisioned the key principles for the bilateral interaction. This vision has shaped the defense relationship with Vietnam. Over the period from 2001 to 2008, the United State pursued the global War on Terrorism. The Asia-Pacific region was not the main focus of the U.S. strategy. At this stage, the scope and peace of bilateral defense relations expanded modestly. The two sides strived to enhance mutual understanding. When the U.S. pivot to Asia-Pacific amid China’s rising influence was announced, Vietnam and the U.S. defense relationship began to take on a new stage between 2009 to 2018. The two sides have broadly expanded cooperation and dialogue in issues, which benefits both Vietnam and the United States. Through the cooperation on defense and military-related issues, Vietnam can build up its capabilities, whereas the United States can enhance its presence and engagement in the region. Second, Vietnam leverages cooperation of the United States in these areas pertinent to its national objectives and interests, which are defined in different periods. As working with the United States in such areas, Vietnam avoids having anxiety at the defense relations of the United States. By analyzing defense and security-related issues which Vietnam has received financial aid from the United States between 2001 and 2018, Vietnam’s anxiety is not actually a hindrance to the two sides’ defense cooperation. Due to lack of trust, Vietnam had not signed an IMET agreement until 2005. After the bilateral IMET agreement,  many of IMET’s Vietnamese officers have been sent to the United States to receive English language training for years. Also, Vietnam can boost its capabilities and develop infrastructure with the support of the American aid. Though Vietnam is not able to make any purchase of American-made weapons, Vietnam can obtain the American equipment and facilities under the U.S. Excess Defense Articles. Despite differences inherent in the two sides’ defense and security concerns, Vietnam and the United States can still adopt policy-options that benefit the Vietnamese military to derive training value from activities with the U.S. military but also serve U.S. interests in power balancing in the region. As stated in the Realist theoretical framework, the two countries, as unitary actors in international politics, have advanced their own interests in relation to their partner.
To sum up, the pace and scope of the bilateral interaction between Vietnam and the United States rely on how the United States perceives the role of China as well as how Vietnam revolves around its own principles of dealing with great powers. As a great power, the United States can take up a wide range of policy options with more resources. Vietnam, as a secondary state, is still able to boost the bilateral interaction in its favorable pace and scope. In turn, the United States has pursued covert forms of balancing across areas through which Vietnamese military can derive training value from activities with the U.S. military and the United States can increase it access in the region.
12. Further research directions:
In terms of research methods, I will conduct interviews with people who have participated in planning and implementing foreign policies in defense and military areas. From perspectives of policy-makers, the research can gain the insights of the defense cooperation between the two countries. Despite progressiveness of the bilateral relations, the military acquisition and procurement activities of the two sides has not developed. The further research can focus on setbacks in the strategic cooperation of two sides, especially in arm sales. And how can the two countries overcome these obstacles to deepen their strategic relations? Furthermore, the research will adopt the comparative politics approach. The study will compare the bilateral defense relationship between the United States and countries in Southeast Asia. The comparison will analyze the position of the defense relationship between Vietnam and the United States compared to other countries in the region. Also, the research will compare the concern of the US for the region, for each country, and for Vietnam. It will show the level of interest of each country in Southeast Asia with the United States and toward the current US-China power competition. Additionally, the research will compare Vietnam's defense relationship with other partners such as Russia, China, Japan, India, and the US. Based on arms sales data, I will compare defense relations between Vietnam and other partners such as the US, Russia, Ukraine, Israel, and South Korea. These are countries that have traded weapons with Vietnam in recent times. What does the arms trade mean for the Vietnam's defense relationship with these partners? And how Vietnam can diversify its defense procurements, especially the US?
  1. Thesis-related publications
Hoàng Cẩm Thanh (2019), “Vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á 6 (79), tr. 32-38.
Hoàng Cầm Thanh (2021), “Nền tảng hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ”, Tạp chí Ấn Độ và Châu Á 2 (99), tr. 42-49.
Hoang Cam Thanh (2020), “The Free and Open Indo-Pacific Strategy: Possibilities of Structural Change in the Asia-Pacific Region”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triển vọng cấu trúc ở châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam”, NXB. Thế Giới, Hanoi, pp. 80-86.
Hoang Cam Thanh (2021), “Vietnam and The United States Security Cooperation in Capability Building Between 2000 and 2018,” 2021 International Graduate Research Symposium, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hanoi, pp. 524-533.
Hoang Cam Thanh (2021), “Vietnam and U.S. Cooperation in the Non-Traditional Security in 2009-2018,” International Conference Proceedings: The Security and Development Issues in the New Situations, NXB. Thế giới, Hanoi, tr. 359-380


 
 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây