Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Mai Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/6/1983
4. Nơi sinh: Quảng Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 13/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án theo Quyết định số 1560/QĐ-XHNV ngày 16/5/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng Việt hiện nay)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - PGS.TS Phạm Văn Tình
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu phỏng vấn với tư cách là một cuộc hội thoại. Lấy cặp thoại phỏng vấn làm trung tâm, luận án đã nghiên cứu và làm rõ đặc điểm cấu trúc, chức năng của cặp thoại cũng như sự vận động và tương tác của cặp thoại trong cuộc thoại phỏng vấn. Trên cơ sở đó, luận án cũng chỉ ra một số chiến lược phỏng vấn mà những nhà báo giàu kinh nghiệm thường sử dụng để mở đầu, duy trì, phát triển cũng như kết thúc cuộc phỏng vấn sao cho mang lại hiệu quả giao tiếp và hiệu quả thông tin tối đa. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra chiến lược này có sự vận dụng khác nhau trong từng thể loại đặc thù thông qua việc nghiên cứu điển hình chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong phỏng vấn chân dung, phỏng vấn thời sự và phỏng vấn điều tra.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận án giúp người làm báo có thêm kinh nghiệm khai thác thông tin cũng như kinh nghiệm thực hiện các cuộc phỏng vấn thông qua các hành vi ngôn ngữ và các chiến lược giao tiếp khi tác nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy chuyên ngành ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là ngôn ngữ phỏng vấn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn trên phát thanh và truyền hình.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
Phạm Thị Mai Hương (2015), “Định kiến giới trong ngôn ngữ phỏng vấn trên báo in”, Nữ quyền - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia), NXB Đại học Sư phạm, tr. 392-398.
Phạm Thị Mai Hương (2016), “Cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn báo in”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học 2016 – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, T.1, NXB Dân trí, tr. 819-824.
Phạm Thị Mai Hương (2016), “Hành động hỏi trong phỏng vấn báo in”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư 3 (41), tr. 96-102.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Thi Mai Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/6/1983 4. Place of birth: Quang Binh
5. Admission decision number: 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated: November 11, 2013 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: Change thesis title according to Decesion number1560/QĐ-XHNV, dated: May 16, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
7. Official thesis title: The Language of conversation in the interview (data on the current Vietnamese newspapers)
8. Major: Linguistics Code: 62.22.02.40
9. Supervisor: Assoc.Prof. Nguyen The Ky - Assoc.Prof. Pham Van Tinh
10. Summary of new findings of the thesis:
This doctoral thesis is the first study on interview language in the context of real dialogues. With the focus on interview dialogues, the thesis has researched into and clarified structure and function of the two sides in various dialogues as well as the interactions between them. From these findings, the thesis also identifies several interview strategies that experienced journalists employ to open, maintain, develop and end an interview in the most effective manner. Particularly, the thesis examines typical languages in portrait, news and investigation interviews to suggest specific contexts to apply the above-mentioned interview strategies.
The thesis is the first research interview as a conversation. Get exchange interview centered, thesis research and clarification of the structure and functions of the exchange as well as a pair of motion and interaction of pairs of telephone lines in the interview. On this basis, the thesis also pointed out a number of strategies that the journalists interviewed experienced often used to opening, maintaining, developing and ending the interview so that effective communication and maximum efficiency information. In particular, the thesis has shown this strategy is implemented differently in each specific category through case studies, strategic use of language in the interview portraits, interviews and interviews news articles tea.
11. Practical applicability:
- The thesis provides journalists and reporters with experiences to gainmore information and language behaviors and communication strategies to conduct interviews successfully.
- The research results of the thesis will serve as a teaching and learning document for press language specialization, particularly the interview language.
12. Further research directions:
- Study the conversational language in the radio and television.
13. Thesis-related publications:
Pham Thi Mai Huong (2015), “Gender prejudice in language press interview”, Feminism - theoretical issues and practical (Proceedings National Scientific Conference), University of Education Publishing House, pp.392-398.
Pham Thi Mai Huong (2016), “Exchange in conversation press interview”, Scientific Conference Proceedings 2016 - To preserve the purity of the Vietnamese language and language education in schools, episode 1, Intellectual Publishing house, pp. 819-824.
Pham Thi Mai Huong (2016), “The act of Asking in interview of press interview”, Lexicography & Encyclopedia Journal 3 (41), pp.96-102.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn