Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Đắc Chiến
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/9/1981
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Di tích Giồng Lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 62.22.03.17
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quốc Hiền, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án tập hợp, hệ thống các tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích Giồng Lớn nói riêng và các di tích có liên quan nói chung, qua đó cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin, tư liệu đầy đủ về một nhóm các di tích trong giai đoạn chuyển tiếp và hình thành văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ.
- Trên cơ sở những đặc trưng di tích, di vật của Giồng Lớn cũng như so sánh nó với các di tích khác trong không gian và thời gian, luận án góp phần làm rõ một con đường phát triển nội sinh của văn hoá Óc Eo ở vùng ven biển miền Đông Nam Bộ.
- Trên cơ sở những tư liệu đã có, luận án đã phác thảo bức tranh lịch sử sôi động giai đoạn đầu công nguyên của khu vực này, khẳng định tầm quan trọng của những “cú hích” ngoại sinh đối với việc hình thành văn hoá Óc Eo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở đáng tin cậy cho việc trưng bày và phát huy giá trị di tích, di vật của địa điểm Giồng Lớn nói riêng, các di tích khảo cổ ở Long Sơn nói chung tại Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về giai đoạn chuyển tiếp Tiền Óc Eo - Óc Eo ở miền Nam Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Quá trình chiếm lĩnh và khai phá vùng ngập mặn Đông Nam Bộ của các cộng đồng cư dân thời Tiền - Sơ sử.
- Vai trò của văn hóa Sa Huỳnh với việc hình thành văn hóa Óc Eo.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án
- Vũ Quốc Hiền, Trương Đắc Chiến (2009), "Góp bàn về quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ", Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa Óc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích, An Giang, tr. 54 - 58.
- Lê Cảnh Lam, Trương Đắc Chiến (2013), "Nghiên cứu gốm khảo cổ học bằng phương pháp khoa học tự nhiên", Khảo cổ học (3), tr. 82 - 90.
- Trương Đắc Chiến (2014), "Đồ gốm di tích Giồng Lớn trong phức hệ gốm tiền - sơ sử Nam Bộ", Khảo cổ học (5), tr. 27 - 49.
- Trương Đắc Chiến (2015a), "Kết quả khảo sát các di tích khảo cổ trên đảo Long Sơn (Vũng Tàu) năm 2008", Thông báo Khoa học (1), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr. 43 - 54.
- Trương Đắc Chiến (2015b), "Về ba ngôi mộ có mặt nạ vàng ở Giồng Lớn", Khảo cổ học (3), tr. 63 - 76.
- Trương Đắc Chiến (2016), "Quá trình chiếm lĩnh vùng ngập mặn Đông Nam Bộ thời tiền - sơ sử", Thông báo Khoa học (1), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr. 17 - 37.
INFORMATION OF DOCTORAL THESIS
1. Full name: Truong Dac Chien 2. Sex: Male
3. Date of birth: 10/9/1981 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3676/QĐ-SĐH dated 28/10/2009 by President of Vietnam National University, Ha Noi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Giong Lon archaeological site and its contribution to the formation of Oc Eo culture in the coastal area of the South-eastern region.
8. Major: Archaeology Code: 62.22.03.17
9. Supervisors: Dr. Vu Quoc Hien, Assoc.Prof. Dr. Lam Thi My Dung
10. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis provides for researchers and concerned ones relative complete data of a group of archaeological sites related to the formation process of Oc Eo culture in South-eastern region.
- On the basis of characteristics of Giong Lon site, as well as basing on comparing the characteristics with those of other sites in spatial and temporal aspects, the thesis contributes to clarify a native-development process from prehistoric cultures to Oc Eo culture in the coastal area of the South-eastern region.
- Based on available materials, a vivid historical picture of the South-eastern region in the Early Common Era has been outlined, and the importance of external influences on the formation of Oc Eo culture has been confirmed at the same time.
11. Practical applicability:
- The research results of this thesis provide a reliable basis for museum activities such as exhibiting and promoting values of Giồng Lớn site in particular and other sites on Long Sơn island in general at the Museum of Bà Rịa - Vũng Tàu province and the Vietnam National Museum of History as well.
- This thesis can be reference material for researches related to the transitional period from pre-Óc Eo to Óc Eo culture in southern Vietnam.
12. Further research directions:
- Process of mangrove occupation in the eastern part of southern Vietnam in pre-protohistorical period.
- The contributions of Sa Huỳnh culture to the formation of Óc Eo culture.
13. Thesis-related publications:
- Vũ Quốc Hiền, Trương Đắc Chiến (2009), "Some thoughts on the formation of Oc Eo culture in the coastal area of the southeastern region of Vietnam ", Proceedings of the Conference on Oc Eo culture - Awareness and Solutions for conserving and promoting values of the relics, An Giang, pp. 54 - 58.
- Lê Cảnh Lam, Trương Đắc Chiến (2013), "Research on ancient ceramics with natural scientific approach", Archaeology (3), pp. 82 - 90.
- Trương Đắc Chiến (2014), "Giồng Lớn ceramics in the complex of Pre-Protohistory ceramics in Southern Vietnam", Archaeology (5), pp. 27 - 49.
- Trương Đắc Chiến (2015a), "The survey of archaeological sites on Long Son island (Bà Rịa-Vũng Tàu province) in 2008", Bullentin of Vietnam National Museum of History (1), pp. 43 - 54.
- Trương Đắc Chiến (2015b), "About three burials with gold masks found from Giồng Lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu", Archaeology (3), pp. 63 - 76.
- Trương Đắc Chiến (2016), "Human colonization on the salt marsh of the South-eastern region of Vietnam in the Pre-Protohistory", Bullentin of Vietnam National Museum of History (1), pp. 17 - 37.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn