TTLA: Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 – 1969)

Thứ sáu - 18/08/2017 04:00

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Nguyên Nhung          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08-12-1981                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết đinh công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, hình thức đào tạo

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 3203/QĐ-XHNV-SĐH về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thời hạn 12 tháng.

- Quyết định số 167/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2011-X ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thời hạn 12 tháng.

7. Tên đề tài luận án: Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 – 1969)

8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ                    Mã số: 62.22.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án mô tả và phân tích cấu trúc của diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những phân tích này, luận án chỉ ra cấu trúc điển hình của diễn ngôn có nội dung kêu gọi.

- Luận án phân tích hành động kêu gọi, hành động khuyên bảo và hành động khuyến nghị trong diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Luận án phân tích các chiến lược giao tiếp và từ dùng để xưng hô như là biểu hiện quyền lực ngôn ngữ.

- Luận án thực hiện nghiên cứu ba trường hợp để làm rõ những đặc trưng của diễn ngôn có nội dung kêu gọi và ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu về ngôn ngữ và diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bình diện chức năng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu hành động ngôn từ trong các diễn ngôn kêu gọi.

- Biểu hiện quyền lực ngôn ngữ qua các diễn ngôn Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch.

- Chiến lược giao tiếp trong diễn ngôn có nội dung kêu gọi từ lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phạm Nguyên Nhung (2015), "Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về ngôn ngữ qua bài viết "Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng"", Tạp chí Giáo dục và xã hội (Số đặc biệt tháng 4), tr. 3-5.

2. Phạm Nguyên Nhung (2016), "Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong diễn ngôn kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục và xã hội (66), tr. 67-70.

3. Phạm Nguyên Nhung (2017), “Chiến lược giao tiếp trong Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (4), tr. 8-11.

4. Phạm Nguyên Nhung (2017), “Biểu hiện của quyền lực phát ngôn qua cách xưng hô trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư (3), tr. 67-73.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Phạm Nguyen Nhung                         2. Sex: Female

3. Date of birth: December 08th, 1981                   4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, dated 21/11/2011 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: 

- Extanding the studying time (12 months) according to the decision number: 3023/QD-XHNV-SĐH, dated 31/12/2014 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

- Extanding the studying time (12 months) according to the decision number: 167/QD-XHNV, dated 20/01/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Offical thesis title: President Ho Chi Minh's calls for papers from 1941 to 1969 in aspect of the discourse analysis.

8. Major: Theoretical Linguistics                            Code: 62.22.01.01

9. Supervisors: Prof. Dr. Đinh Văn Đức

10. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis describes and analyses the discourse structure of President Ho’s speech. Base on these analysis, the thesis shows typical structure of the discourse.

- The thesis analyses the actions of calling, advising, recommendating in the call of President Ho discourse.

- The thesis analyses communication strategies and words used for addressing as expression of languistic power.

- The thesis does research of 3 cases in order to clarify characteristic of discourse and language that President Ho used in the calling.

11. Practical applicability, if any:

The results of the thesis can be used as reference material for learning, teaching, research on language and discourse that has call of President Ho from functional aspect.

12. Further research directions, if any:

- Researching verbal actions in the calling discourses.

- Expressing anguistic power through calling discourses of President Ho.

- The communication strategy in the calling discourse from critical discourse analysis.

13. Thesis – related publications:

1. Pham Nguyen Nhung (2015), “A discussion of President Ho Chi Minh about language with “lear to speak the voice of the masses””, Educational and Social Journal (4), pp.3-5.

2. Pham Nguyen Nhung (2016), “Using idioms and proverbs in the President Ho Chi Minh’s discourse”, Educational and Social Journal (66), pp. 67-70.

3. Pham Nguyen Nhung (2017), “Commuiation strategy in the call of President Ho Chi Minh”, Language & Life (4), pp.8-11.

4. Pham Nguyen Nhung (2017), “The manifestation of perlocutionary force of speech seen from the addressing forms in the call by Presiden Ho Chi Minh”, Lexicography & Encyclopedia (3), pp.67-73.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây