TTLA: Tầng lớp thủ lĩnh Giao Châu - An Nam thời đô hộ Tùy Đường

Thứ sáu - 18/08/2017 04:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SỸ

1. Họ tên nghiên cứu sinh: Phạm Lê Huy                           

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 04/10/1981                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 3203/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập.

- Quyết định số 3919/QĐ-XHNV ngày 24/11/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh đề tài luận án.

7. Tên đề tài luận án: Tầng lớp thủ lĩnh Giao Châu - An Nam thời đô hộ Tùy Đường

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam                 Mã số: 62.22.03.13

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Bằng việc bổ sung tư liệu khảo cổ học, kết hợp với việc phân tích địa bàn hoạt động của các thủ lĩnh họ Đỗ (Chu Diên, Cửu Chân) đặt trong mối liên hệ với tuyến giao thông sông Đáy, Luận án làm rõ quá trình thay đổi kết cấu quyền lực địa phương ở khu vực đồng bằng và khe động sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Luận án chỉ ra quá trình “bản địa hóa” và phát triển thành tầng lớp thủ lĩnh địa phương của các nhóm di dân xuyên suốt từ thời Lục triều qua Tùy Đường, mối quan hệ giữa các thủ lĩnh có nguồn gốc di dân với các cuộc khởi nghĩa nổ ra tại Giao Châu – An Nam dưới thời Đường.

- Trên cơ sở phân loại, đánh giá lại các tư liệu liên quan đến khởi nghĩa Phùng Hưng, Luận án khảo cứu lại vấn đề đất bản bộ của Phùng Hưng, phân tích diễn biến khởi nghĩa với các mốc thời điểm cụ thể. Luận án cũng xem xét cuộc khởi nghĩa trong mối liên hệ với các sự kiện bên ngoài An Nam như hoạt động của nhà Đường ở đảo Hải Nam, từ đó làm rõ hoạt động và xu hướng ly tâm chính trị, nổi dậy giành quyền tự chủ của các thủ lĩnh Giao Châu – An Nam thời Tùy Đường.

- Sử dụng một số tư liệu mới, đặc biệt là tư liệu mộ chí, Luận án khảo cứu lại các mốc thời gian cụ thể, diễn biến, nguyên nhân thành công và thất bại của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Dương Thanh. Qua đó, Luận án làm rõ quá trình thay đổi kết cấu quyền lực địa phương tại khu vực Hoan Châu, chỉ rõ tính liên động giữa các cuộc nổi dậy của tầng lớp thủ lĩnh tại Giao Châu – An Nam với hoạt động của các thủ lĩnh ở miền Nam Quảng Tây.

- Nghiên cứu thực chứng của Luận án đóng vai trò như một dấu gạch nối cho các nghiên cứu đi trước của H. Maspéro, Trần Quốc Vượng, K. Taylor, Trương Hữu Quýnh và Nguyễn Danh Phiệt, chỉ ra sự tồn tại của thành phần di dân trong tầng lớp thủ lĩnh Giao Châu – An Nam thời Tùy Đường.

- Dù thuộc thành phần gốc di dân hay bản địa, tầng lớp thủ lĩnh Giao Châu – An Nam thời Tùy Đường thể hiện tính chất “bản địa” rõ nét, được nhận thức và tự nhận thức mình là những cộng đồng cư dân nằm ngoài thế giới “văn minh” Hoa Hạ.

- Luận án phân tích tính chất hai mặt trong mối quan hệ giữa tầng lớp thủ lĩnh tại Giao Châu – An Nam với chính quyền đô hộ Tùy Đường. Nhà Đường dựa vào tầng lớp thủ lĩnh để mở rộng lãnh thổ, cai trị một cách gián tiếp các vùng đất mới, trưng thu một phần tô thuế, lao dịch và binh dịch. Trong khi đó, tầng lớp thủ lĩnh địa phương ban đầu hợp tác với chính quyền đô hộ để tránh đối đầu trực diện với đế chế, duy trì quyền thống trị mang tính “thế tập” của dòng họ và quyền lợi kinh tế tại địa phương.

- Mối quan hệ mang tính hai mặt nêu trên tự thân đã hàm chứa nhiều mâu thuẫn nội tại, tất yếu sẽ bùng phát thành các cuộc nổi dậy khi chính quyền đô hộ tìm cách xóa bỏ quyền lực của tầng lớp thủ lĩnh, tăng cường bóc lột với người dân “Di Lão”.

- Trên nền tảng của nhận thức chung bản thân không phải là “Hoa Hạ”, bị đặt trước những nguy cơ chung là thủ lĩnh bị tước bỏ đặc quyền – đặc lợi, các “cộng đồng” mà thủ lĩnh làm đại diện phải chịu phú thuế, lao dịch nặng nề hơn, bằng sợi dây liên hệ là quan hệ giữa các thủ lĩnh trong cùng một gia tộc – dòng họ hay quan hệ giữa các thủ lĩnh khác dòng họ, dưới thời Tùy Đường, các “cộng đồng” Man – Di – Lão đã liên kết với nhau để trở thành các “liên cộng đồng”, rộng hơn nữa là “siêu cộng đồng”. Đó là nền tảng cho sự phát triển của ý thức dân tộc, giúp mảnh đất Giao Châu – An Nam thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc, trải qua giai đoạn quá độ là thế kỷ X, phát triển thành quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm rõ hơn một giai đoạn lịch sử là thời đô hộ Tùy Đường, đồng thời có thể được sử dụng để đính chính một số điểm chưa chính xác trong sách giáo khoa các cấp học (bao gồm cả giáo trình của một số trường đại học). Mặt khác, trên phương diện tổng quát, qua vai trò của các thủ lĩnh địa phương, Luận án cung cấp một tiền đề quan trọng góp phần lý giải sự phát triển và trưởng thành cũng như sự phân hóa của một tầng lớp xã hội giữ vai trò dẫn dắt đưa đến thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài của đất nước với những thành tựu phục hưng rực rỡ của nền văn minh Đại Việt.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phạm Lê Huy (2012a), “Diện mạo và vị trí địa lý của An Nam Đô hộ phủ thời thuộc Đường”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (429), tr.34-51.

2. Phạm Lê Huy (2012b), “Diện mạo và vị trí địa lý của An Nam Đô hộ phủ thời thuộc Đường”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (430), tr.42-51.

3. Phạm Lê Huy (2012c), “Khảo cứu lại khởi nghĩa Dương Thanh (819-820)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (440), tr.20-36.

4. Pham Le Huy (2012d), “On some Jimi provinces from the Tang Dynasty to the Ly Dynasty during the 8th–11th century)”, The Second Congress: Asian Association of World Historians (AAWH), Ewha Woman University, Seoul.

5. Phạm Lê Huy (2012e), “Hệ thống dịch trạm thời Đường nhìn từ văn học - Trường hợp An Nam Đô hộ phủ”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Giao hưởng Cổ đại II, Đại học Meiji.

6. Phạm Lê Huy (2012f), “Một vài suy nghĩ nhân sự kiện phát lộ các ngôi mộ cổ tại Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội)”, Thông báo Hán Nôm 2010-2011, tr.704 -712.

7. Phạm Lê Huy (2013b), “Một số vấn đề về phương pháp luận sử học và vấn đề thời điểm bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (444), tr.20-36.

8. Phạm Lê Huy (2015), “Phép thuật Cao Biền tại An Nam – Từ ảo tượng đến chân tướng”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (141), tr.105-132.

9. Phạm Lê Huy (2016a), “Khảo cứu bia miếu Đào Hoàng (Nghè thôn Thanh Hoài, Thuận Thành, Bắc Ninh)”, Tạp chí Khảo cổ học (1), tr.48-59.

10. Phạm Lê Huy (2016b), “Ý tưởng thiết kế Cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và Kinh đô Thăng long thời Lý – Nhìn từ tư tưởng “chiêu gián” và thiết kế kinh đô của các vương triều Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn T2(4), tr.384-427.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name:  Pham Le Huy                            2. Sex: Male

3. Date of birth: 04/10/1981                            4. Place of birth: Hanoi

5. Admission Decision Number: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH dated 21/11/2011

6. Change in academic process:

- Decision No.3203/QĐ-SĐH of the University of Social Sciences and Humanities (VNU-Hanoi) dated 31st  December, 2014 on extending the doctoral course.

- Decision No.3919/QĐ-XHNV of the University of Social Sciences and Humanities (VNU-Hanoi) dated 24th November, 2016 on changing the thesis title.

7. Official thesis title: The cheftains in Giao Chau -  An Nam in the sui and tang Dynasties

8. Major: Vietnamese History                          Code: 62.22.03.13

9. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Quang Ngoc

10. Summary of the new findings of the thesis:

- By resorting to archaeological evidences, analyzing the jurisdictions (Chu Diên and Cửu Chân) of the Đỗ clan, and setting the context in the waterway of the Đáy River, the thesis attempts to clarify the gradual changes in the local power structure of the lowland and so-called “khê động” regions of Giao Châu – An Nam following the Trưng Sisters Uprising. The thesis shows the localization process of immigrants, their emergence as local chieftains during the Six Dynasties to the Sui-Tang period, as well as their relations to the major rebellions which erupted in the Tang Dynasty.

- By classifying and criticizing historical materials related to the Phùng Hưng Uprising, the thesis rethinks about the issue of the Phùng clan’s jurisdiction, and re-examines the uprising through specific points of time. The thesis also endeavors to review the uprising in regional context, such as the activities of the Tang Dynasty in Hainan Island, thereby accounting for the prevailing political separatist tendency and the rebellions for autonomy led by the chieftains in Giao Châu – An Nam in the Sui and Tang Dynasties.

- By exploiting epitaphs, the thesis re-examines the specific timeline, developments, reasons for success and failures of the uprisings led by Hoan Châu originated chieftains - Mai Thúc Loan and Dương Thanh. The thesis discusses the changes in the local power structure in the region, and highlights the interconnectedness between the uprisings led by the chieftains in Giao Châu – An Nam and the activities of the chieftains in the South of Guangxi.

- Based on positivism, the thesis endeavors to connect the studies by Henri Maspéro, Trần Quốc Vượng, Keith Weller Taylor, Trương Hữu Quýnh and Nguyễn Danh Phiệt by proving the existence of the immigrant-originated chieftains in Giao Châu – An Nam under the Sui and Tang period.

- Regardless of their immigrant or local originations, the chieftains of Giao Châu – An Nam presented “indigenous” features. They were described by the empire, and by themselves, as “Man”, “Yi” or “Lao” – the population living outside the “civilized word”.

- The thesis analyses the dual nature of the relations between the chieftains and the imperial governments of the Sui and Tang Dynasties. The empires relied on the chieftains to expand their territories, exert indirect rule on the new lands and confiscate for itself part of the taxes, working forces, and military services. For its part, the local chieftains decided that they would collaborate with the imperial officials to avoid direct confrontation with the empire so that they could maintain their hereditary privileges, and guarantee economic benefits in their jurisdictions.

- Such kind of relation contains a great deal of inner contradictions, which inevitably led to popular uprisings when the imperial government attempted to deprive the power of local chieftains and intensified their exploitation of the “Yi Lao” people.

- Sharing the belief that they themselves were not part of the “civilized world”, the chieftains threatened to be deprived of special privileges and benefits, as well as their ruling “communities” threatened to be imposed heavier taxes and servitude by the empire, decided to come together to form what can be termed “inter-communities” or “super-communities”. This kind of collaboration raised to a sense of nationhood, helping the land of Giao Châu – An Nam to free itself from a thousand years of northern powers’ domination, experience a transitional period in the 10th century, and then developed into Đại Việt under the Lý-Trần period.

11. Practical applicability:

The findings of the thesis will contribute to an improved understanding of that historical period when Vietnam was under the domination of the Chinese Sui and Tang Dynasties. At the same time, they can provide scientific grounds for the correction of certain misconception and factual inaccuracies that currently exist in high-school textbooks and university course books. In addition, by analysing the roles of the local chieftains, the thesis helps to explain the coming of age and the disintegration of a social class that once led the country to victory against Chinese domination, marking a new era of lasting national independence and glorious renaissance of the Đại Việt civilization.

12. Further research direction, if any:

13. Thesis-related publications:

1) Phạm Lê Huy (2012a), “Study on the structure and geographic site of the Annan Protectorate in the Tang Dynasty”, Historical Studies (429), pp.34-51.

2) Phạm Lê Huy (2012b), “Study on the structure and geographic site of the Annan Protectorate in the Tang Dynasty”, Historical Studies (430), pp.42-51.

3) Phạm Lê Huy (2012c), “Rethinking about the Duong Thanh Uprising (819-820)”, Historical Studies (440), pp.20-36.

4) Pham Le Huy (2012d), “On some Jimi provinces from the Tang Dynasty to the Ly Dynasty during the 8th–11th century)”, The Second Congress: Asian Association of World Historians (AAWH), Ewha Woman University, Seoul.

5) Phạm Lê Huy (2012e), “Study on the transportation system of the Tang Dynasty based on literature documentation – A case study on Annan Protectorate”, Proceeding of the 2nd symposium “Symphony Ancient”, Meiji University, Tokyo.

6) Phạm Lê Huy (2012f), “Some issues on the old tomb revealed at Dong Ngac (Tu Liem District, Ha Noi)”, Bulletin of Han-Nom Studies 2010-2011, pp.704 -712.

7) Phạm Lê Huy (2013b), “Some issues on the methodology of historical studies and the outbreak time of Mai Thuc Loan Insumection”, Historical Studies (444), pp.20-36.

8) Phạm Lê Huy (2015), “Gao Pian (Cao Bien)’sorcery in Annan– From the illusion to the truth”, Religious Studies (141), pp.105-132.

9) Phạm Lê Huy (2016a), “Research on the stele of Dao Hoang Shrine (Thanh Hoai Commune, Thuan Thanh District, Bac Ninh Province)”, Vietnam Archaeology (1), pp.48-59.

10) Phạm Lê Huy (2016b), “The design concepts of 7th century Japanese imperial palaces and Lý Dynasty’s Thăng Long imperial citadel - Based on the reflection of the “zhaojian” ideals in capital city design in comparison with Chinese capital models”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 2, No 4 (2016), pp.384-427.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây