TTLA: Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học

Thứ hai - 07/08/2017 08:53

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thi Nhung

2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh: 10-9-1975.

4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án: Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam               Mã số: 62.22.01.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lý Toàn Thắng, PGS.TS Phạm Hùng Việt.

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy trên thế giới, định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em đã có nhiều thành tựu. Các công trình đã đề cập đến các vấn đề như sự cần thiết hay không của lời định nghĩa, các phương pháp định nghĩa đã được sử dụng trong từ điển dành cho trẻ em, cách trẻ em giải thích nghĩa từ, khả năng thụ đắc nghĩa từ của trẻ. Ở Việt Nam, có một số công trình đề cập đến việc giải thích từ ngữ cho trẻ em từ góc độ giáo học pháp. Công trình nghiên cứu về định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em, về cách định nghĩa, thụ đắc ngữ nghĩa của trẻ em rất ít.

Luận án tìm hiểu các lí thuyết về nghĩa từ, lí thuyết từ điển học truyền thống, từ điển học hệ thống, từ điển học tri nhận, lí thuyết về tri nhận nghĩa từ của trẻ em và lấy cơ sở đó để xử lí các vấn đề liên quan.

Luận án đã tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về phương pháp định nghĩa cũng như nội dung lời định nghĩa trong việc định nghĩa trong từ điển cho trẻ em và người lớn. Kết quả cho thấy, ở các từ điển dành cho trẻ em, các cách giải thích phổ biến vẫn là những cách truyền thống (5 cách) giống như trong từ điển phổ thông. Về nội dung định nghĩa, có thể thấy ba trường hợp: 1) giống nhau, 2) số lượng nghĩa ít hơn từ điển dành cho người dùng phổ thông; 3) số lượng nghĩa như nhau nhưng khác nhau về số lượng nét nghĩa.

Việc khảo sát cách giải thích nghĩa từ của học sinh cho thấy: học sinh đã sử dụng 12 mô hình định nghĩa. Một số cách giải thích được dùng trong tất cả các từ loại là: giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, giải thích bằng ví dụ, giải thích bằng cách nêu chức năng của từ, giải thích bằng cách nêu từ loại. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu nghĩa từ.

Trên cơ sở các kết quả trên, luận án đưa ra một số nguyên tắc định nghĩa và mẫu định nghĩa theo các lí thuyết từ điển học.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án đã đóng góp vào lí thuyết từ điển học trong lĩnh vực định nghĩa dành cho trẻ em ở Việt Nam.

Luận án đã góp phần vào lí luận giáo học pháp trong lĩnh vực tìm hiểu khả năng nhận thức nghĩa từ của trẻ em.

Việc đề xuất các nguyên tắc và các mẫu định nghĩa giúp chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc biên soạn từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Biên soạn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học", dùng để học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ.

Nghiên cứu và biên soạn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học" dùng để học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.

Nghiên cứu việc thụ đắc nghĩa từ của trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hoàng Thị Nhung (2015), "Việc định nghĩa các hư từ trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học", Từ điển học & Bách khoa thư (6), tr.48-55.

2. Hoàng Thị Nhung (2015), "Khả năng hiểu nghĩa và cách giải thích các hư từ của học sinh tiểu học", Nhân lực Khoa học xã hội (11), tr.84-89.

3. Hoàng Thị Nhung (2015), "Về việc định nghĩa các tình thái từ trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học", Ngữ học toàn quốc 2015 diễn đàn học tập và nghiên cứu (Kỉ yếu hội thảo khoa học), Trường Đại học Sài Gòn-Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.244-250.

4. Hoàng Thị Nhung (2015), "Tri thức văn hóa truyền thống qua ví dụ của từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học", Việt Nam học-những phương diện văn hóa truyền thống (Kỉ yếu hội thảo khoa học), T1, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng-Viện Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.1040-1047.

5. Hoàng Thị Nhung (2016), "Tìm hiểu cách giải thích danh từ của học sinh tiểu học", Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, Kỉ yếu hội thảo khoa học 2016, T2, Trường Đại học Quảng Bình- Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học, NXB Dân Trí, tr. 1415-1422.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Hoang Thi Nhung                              2. Sex: Female.

3. Date of birth: 10-9-1975.                                    4. Place of birth: Hà Nội.

5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 30/12/2013, by VNU President.

6. Changes in academic process:  None

7. Official thesis title: On the Definition in the dictionaries for primary school students.

8. Major: Vietnamese linguistics.                           Code: 62.22.01.02

9. Supervisors: Prof. Sc.D Ly Toan Thang, Assoc. Prof. Ph.D. Pham Hung Viet

10. Summary of the new findings of the thesis:

The overview of studies related to the subject shows that the definition of children's dictionaries have had many achievements. The works mentioned some problems such as the necessity or not of the definition, definition methods in children's dictionaries, explanations of word meaning and the semantic acquisition of children. In Vietnam, there are only some works dealing with the explanations of word meaning for children from the perspective of didactics. The number of works on definition methods in children's dictionaries, on explanations of word meaning and on the semantic acquisition of children is quite limited.

This thesis also studied on theories of word meaning, on traditional lexicography, systematic lexicography, cognitive lexicography, and on cognitive theories of word meaning of children, on which we considered the related questions.

This thesis examined the similarities and differences in method and content of definitions in two children's dictionaries and one adults' dictionary. The results showed that, in the children's dictionaries, the authors still used the traditional definitions. On the content of definitions, we can see three cases: 1) the same, 2) the number of meanings is smaller than that of adults' dictionaries; 3) the number of meanings is the same but the number of sememes is different.

The survey of students' explanations showed that students have used 12 models of definition. Some explanations are used in all the parts of speech: explanation by describing situations, explanation with examples, explanation by giving the function of words, explanation by the part of speech. Survey results also showed that the children are facing to many difficulties in understanding the word meanings.

Based on the resulting analysis, the thesis has suggested some definition principles and definition patterns for children from the lexicographic theory.

11. Practical applicability:

The thesis has contributed to the lexicographic theory in the definition for children in Vietnam.

The thesis has contributed to didactics in the cognitive abilities of children on word meanings.

The proposition of definition principles and definition patterns will help preparing the the theoritical and practical basis of compiling Vietnamese dictionaries for primary school students.

12. Further research directions:

Compile “Vietnamese dictionary for primary school students” that is used to learn Vietnamese as a L1.

Rechearch and compile “Vietnamese dictionary for primary school students” that is used to learn Vietnamese as a L2.

Rechearch semantic acquisition of primary school students.

13. Thesis-related publications:

1. Hoang Thi Nhung (2015), "The definition of formal words in the explanatory dictionary for primary school students," Lexicography & encyclopedia (6), pp.48-55.

2. Hoang Thi Nhung (2015), "Primary school students' ability in understanding and explaining formal words ", Journal of Social Sciences Manpower (11), pp.88-89.

3. Hoang Thi Nhung (2015), "On the definition of the modal particles in the explanatory dictionary for primary school students", Proceedings of National Conference on Linguistics 2015, University of Saigon - Vietnam Linguistics Association, Hanoi National University Publisher, H., pp. 244-250.

4. Hoang Thi Nhung (2015), "Traditional cultural knowledge through examples of Vietnamese dictionaries for primary school students", in Proceedings of National Conference on "Vietnamese study, aspects of traditional culture", T.1, Hong Bang International University - Vietnam Institute of Lexicography and Encyclopedia, Social Sciences Publishing House, H., pp.1040-1047.

5. Hoang Thi Nhung (2016), "Explaining nouns of primary school students", in Proceedings of National Conference on "Maintaining Standard Vietnamese and Teaching Language in the school", T.2, Quang Binh University- Vietnam Linguistics Association - Institute of Linguistics, Dan Tri Publishing House, pp. 1415-1422

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây