TTLA: Quá trình hội nhập kinh tế của miền Đông Thái Lan trong dự án hành lang kinh tế phía Nam thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (1998-2019)

Thứ năm - 03/11/2022 23:43
 
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Jirayoot Seemung                      2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 21 tháng 12 năm 1986                                            4. Nơi sinh: Thái Lan
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2859/QĐ-XHNV, ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh theo quyết định số: 3129/QĐ-XHNV ngày 30/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
-Về việc thay đổi/ điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh theo quyết định số:1485/QĐ-XHNV-ĐT ngày 21/07/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
-Về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2017-X (từ 03/11/2020 đến 02/11/2021) theo quyết định số:1570/QĐ-XHNV ngày 07/09/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
-Về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh (từ 03/11/2021 đến 02/11/2022) theo quyết định số:1964/QĐ-XHNV-ĐT ngày 30/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Quá trình hội nhập kinh tế của miền Đông Thái Lan trong dự án hành lang kinh tế phía Nam thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng (1998-2019)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                      9. Mã số: 62 31 02 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:             1. GS.TS. Phạm Quang Minh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của miền Đông, Thái Lan về mặt cơ sở hạ tầng, quan hệ thương mại, đầu từ và liên kết khu vực sản xuất trong dự án Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) Từ đó, phân tích các yếu tố tác động, đánh giá kết quả, xu hướng và cuối cùng, đưa ra gợi ý chính sách nhằm tăng cường hội nhập kinh tế, hợp tác và liên kết khu vực miền Đông Thái Lan và khu vực sông Mê Kông để phát huy các lợi thế một cách hiệu quả và bền vững. Với các kết quả chính như sau:
Quá trình hội nhập kinh tế của khu vực miền Đông, Thái Lan trong dự án SEC thuộc hợp tác GMS được thành hai giai đoạn: Thứ nhất, giai đoạn 1998-2010 đặc trưng hội nhập kinh tế của khu vực miền Đông, Thái Lan trong dự án SEC được mở rộng. Trong đó, nền kinh tế khu vực miền Đông tăng cao, quan hệ thương mại giữa biên giới miền Đông, Thái Lan và Campuchia được mở rộng.  Đặc biệt là khi Thái Lan điều chỉnh chính sách ngoại giao và kinh tế.; Thứ hai, giai đoạn 2011-2019, đây là giai đoạn phát triển đi vào chiều sâu do chính phủ Thái Lan triển khai và bắt đầu nâng cao chất lượng kinh tế trong khu vực miền Đông. Đồng thời tiến hành thúc đẩy liên kết khu vực miền Đông với các dự án hàng lang kinh tế nói chung và dự án SEC nói riêng, nhằm phát triển khu vực miền Đông trở thành trung tâm hậu cần của khu vực sông Mekong. Quan hệ thương mại xuyên biên giới trong giai đoạn này phát triển đáng kể, không chỉ giữa Thái Lan và Campuchia, mà còn mở rộng quan hệ sang Việt Nam dọc theo Dự án SEC từ năm 2010 trở đi. Quan hệ liên kết khu vực sản xuất giữa Thái Lan và Campuchia tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2019, nhưng quan hệ liên kết khu vực sản xuất giữa Thái Lan và Việt Nam vẫn chiếm quy mô nhỏ, dù sao Dự án SEC đã góp phần hỗ trợ việc di chuyển liên kết cơ sở sản xuất qua đường thủy giữa ba quốc gia.
Dựa trên kết quả và phân tích nghiên cứu, tình hình hội nhập của khu vực miền Đông trong dự án SEC có xu hướng càng đi sâu và mở rộng hơn trong tương lai. Xu hướng tăng trưởng này là do các yếu tố bên trong Thái Lan và vị trí thuận lợi của dự án này có thể liên kết khu vực không chỉ bằng đường bộ mà còn bằng đường thủy. Quan hệ thương mại xuyên biên giới và đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Campuchia và Việt Nam sẽ càng tăng và đặc biệt là liên kết cơ sở sản xuất.
Để khu vực miền Đông, Thái Lan hội nhập với Dự án SEC có hiệu quả hơn, nghiên cứu này đã có một số gợi ý đề xuất phương châm chính sách (Policy Guidelines) về đối nội và đối ngoại như sau: (1) Đề xuất chính sách kinh tế - xã hội cho khu vực miền Đông: Với đề xuất phương châm chính sách dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả các dự án trong khu vực; thúc đẩy phân phối lợi ích kinh tế và nâng cao mức sống người dân bản địa. (2) Đề xuất chính sách ngoại giao: Đề xuất phương châm chính sách dựa trên cơ sở đa phương hóa chính sách ngoại giao và hợp tác nhiều cấp độ; nâng cao hợp tác để tăng cường liên kết hội nhập khu vực trên cơ sở các bên cùng tham gia cùng có lợi và; tạo ra tình hình khu vực hóa (Regionalisation) từ dưới lên.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo thiết thực cho những người quan tâm đến đề tài này cũng như góp phần nâng cao nhận thức và ý thức hợp tác cùng phát triển của cộng đồng các nước thuộc hợp tác GMS nói riêng và khu vực ASEAN nói chung. Bên cạnh đó, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan chính phủ và địa phương có liên quan đến Dự án SEC trong việc định hướng, chủ trương, thực hành và có biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác, thúc đẩy phát triển khu vực.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
  1. Jirayoot Seemung (2019), “Eastern Thailand and Its Role of Innovative Industrial Centre and Greater Mekong Sub Region Hub: The Reviews of Thai State’s Proposal on Development”, Graduate Development Journal, Ubon Ratchathani Rajabhat University. Vol.6(2), pp. 57 – 63.
  2. Jirayoot Seemung (2021), “The Roles of America and Thai State in National Development and The Socioeconomic Changes in the Eastern Thailand During the Vietnam War (1955 – 1975)”, Burapha Journal of Political Economy. Vol. 9(1), pp. 54 - 79.
  3. Jirayoot Seemung (2021), “Implementation and Barriers of Border Economic Zone Policy in Thailand: A Case Study of Eastern Border Economic Zone in Trat Province”, International Conference Proceedings the Security and Development Issues in the New Situations, Hanoi, 12/5/2021, VNU - University of Social Sciences and Humanities, pp.351 – 337
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Jirayoot Seemung                           2. Gender: Male
3. Date of birth: 21 December 1986                    4. Place of birth: Thailand
5. Admission decision number: 2859/QĐ-XHNV, on 2 November 2017 by the Rector of USSH, VNU
6. Changes in academic process: - Changing the PhD thesis topic according to Decision No.3129/QĐ-XHNV, on 30 October 2018 by the Rector of USSH, VNU;
-Changing/ Adjustment of the PhD thesis topic according to Decision No.1485/QĐ-XHNV-ĐT, on 21 July 2021 by the Rector of USSH, VNU;
- Regarding the extension of the study period of PhD student QH-2017-X (from 3 November 2020 to 2 November 2021) according to Decision No.: 1570/QĐ-XHNV, on 7 September 2020 by the Rector of USSH, VNU;
- Regarding the extension of the study period of PhD student (from 3 November 2021 to 2 November 2022) according to Decision No.: 1964/QĐ-XHNV-ĐT, on 30 September 2021 by the Rector of USSH, VNU
7. Official thesis title: Economic integration process of Eastern Thailand in the Southern Economic Corridor Project under The Greater Mekong Subregion Economic Cooperation Program (1998-2019)
8. Major: International Relations                                     9. Code: 62 31 02 06
10. Supervisors:                1. Prof. Dr. Pham Quang Minh
11. Summary of the new findings of the thesis:
   The research aim of the thesis is to study the economic development and integration process of Eastern Thailand into the Southern Economic Corridor (SEC) project in terms of infrastructure, trade relations, investment and linkage in the manufacturing sector in the SEC project under the GMS cooperation. Thereby, analyze the influencing factors, evaluate the results and trends, and finally, make suggestions for policies to enhance economic integration, cooperation and linkage in the Eastern Thailand, and the Mekong Region in order to promote advantages effectively and sustainably. With the following main findings:
The economic integration process of Eastern Thailand in the Southern Economic Corridor (SEC) Project under the Greater Mekong Subregion (GMS) Economic Cooperation Program is divided into two stages: Firstly, in the period of 1998-2010, the economic integration features of Eastern Thailand in the SEC project were expanded. In particular, the economy of Eastern Thailand grew strongly, and trade relations between the border of Eastern Thailand and Cambodia were expanded, especially when Thailand adjusted its foreign and economic policies; Secondly, in the period of 2011-2019, this is a period of in-depth development because the Government of Thailand implemented and started to improve the quality of the economy in Eastern Thailand. At the same time, linkages have been promoted between Eastern Thailand and economic corridor projects in general and the SEC project in particular in order to develop the Eastern Thailand to become the logistics center of the Mekong River region. Cross-border trade relations during this period developed significantly, not only between Thailand and Cambodia, but also expanded to Vietnam along the SEC Project from 2010 onwards. Although the production linkage between Thailand and Cambodia has increased sharply in the period of 2010 - 2019, the one between Thailand and Vietnam only accounts for a small percentage. However, the SEC Project has contributed to supporting the movement of production facilities through waterways between the three countries.
Based on the research results and analysis, the integration situation of Eastern Thailand in the SEC project tends to be more and more deepened and expanded in the future. This growth trend is due to the internal factors of Thailand and the favorable location of this project which can link the region not only by road but also by waterway. Thailand’s cross-border trade and direct investment in Cambodia and Vietnam will further increase, and especially linkage between production facilities.
In order for Eastern Thailand to integrate with the SEC Project more effectively, this study has some suggestions to propose policy guidelines on domestic and foreign affairs as follows: (1) Propose socio-economic policies for Eastern Thailand: With the proposal of policy guidelines based on improving the efficiency of projects in the region; promote the distribution of economic benefits and raise the living standards of indigenous peoples. (2) Propose foreign policies: Propose policy guidelines on the basis of multilateralization of foreign policy and multi-level cooperation; enhance cooperation to strengthen regional integration links on the basis of mutual benefits for participants; create regionalization from the bottom up.
12. Practical applicability, if any:
The thesis is a practical reference source for those interested in this topic as well as contributes to raising the awareness and sense of cooperation for mutual development of the community of GMS countries in particular and the ASEAN region in general. In addition, the thesis is also a reference source for governmental and local authorities related to the SEC project in orienting, undertaking, practicing and taking measures to improve cooperation efficiency and promote regional development.
13. Further research direction, if any: No
14. Thesis-related publications:
  1. Jirayoot Seemung (2019), “Eastern Thailand and Its Role of Innovative Industrial Centre and Greater Mekong Sub Region Hub: The Reviews of Thai State’s Proposal on Development”, Graduate Development Journal, Ubon Ratchathani Rajabhat University. Vol.6(2), pp. 57 – 63.
  2. Jirayoot Seemung (2021), “The Roles of America and Thai State in National Development and The Socioeconomic Changes in the Eastern Thailand During the Vietnam War (1955 – 1975)”, Burapha Journal of Political Economy. Vol. 9(1), pp. 54 - 79.
  3. Jirayoot Seemung (2021), “Implementation and Barriers of Border Economic Zone Policy in Thailand: A Case Study of Eastern Border Economic Zone in Trat Province”, International Conference Proceedings the Security and Development Issues in the New Situations, Hanoi, 12/5/2021, VNU - University of Social Sciences and Humanities, pp.351 – 337

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây