TTLA: Rối nhiễu tâm lí ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực

Thứ năm - 21/08/2014 02:28
Thông tin luận án tiến sĩ "Rối nhiễu tâm lí ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực" của NCS Nguyễn Bá Đạt, chuyên ngành Tâm lí học xã hội.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Bá Đạt

2. Giới tính: Nam 

3. Ngày sinh: 5/6/1975 

4. Nơi sinh: Thanh Thủy, Phú Thọ 

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Theo quyết định số 4152/QĐ-SĐH, ngày 15/7/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Văn bản thay đổi tên đề tài tại quyết  định số 421/QĐ-SĐH, ngày 07 tháng 04 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

7. Tên đề tài luận án: “Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực”. 

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội; 

9. Mãsố: thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn:

  • GS.TS TrầnThị Minh Đức
  • PGS.TS Võ Thị Minh Chí 

11. Tómtắtcáckếtquảmớicủaluậnán: 

(1).Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực được hiểu là trạng thái sức khỏe tâm thần không bình thường do bạo lực gia đình gây ra, biểu hiện ở mặt cảm xúc chính là sự lo âu – trầm cảm, ở mặt hành vi điển hình là hành vi gây hấn - sai phạm, về mặt nhận thức rõ nhất là sự nhận thức sai lầm về bản thân, gia đình; về mặt cơ thể đó là các  rối nhiễu tâm thể như đau bụng, đau đầu và nổi ban. 

(2). Kết quả nghiên cứu bằng phiếu kiểm kê hành vi do trẻ em tự đánh giá (YSR) cho thấy, trong tổng số 141 trẻ em đang sống trong gia đình có bạo lực: 51 trẻ em (36,2%) không bị rối nhiễu tâm lý; 50 trẻ em (35,5%) ở trạng thái ranh giới giữa bình thường và bệnh lý; 40 em trẻ (28,3%) bị rối nhiễu tâm lý. Lo âu – trầm cảm, hành vi gây hấn là những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng có số trẻ em mắc phải nhiều nhất. Các triệu chứng lâm sàng như rối nhiễu tâm thể, lo âu – trầm cảm, thu mình, hành vi sai phạm, gây hấn,v.v.v, ở những trẻ em bị rối nhiễu tâm lý có sự liên kết với nhau khá chặt chẽ. 

(3). Trẻ em sống trong gia đình có bạo lực bị rối nhiễu tâm lý gặp khó khăn trong việc thích ứng xã hội, giải quyết tình huống có vấn đề và học đường nhiều hơn so với trẻ em sống trong gia đình có bạo lực không bị rối nhiễu tâm lý. 

(4).Tình trạng bạo lực giữa cha mẹ lặp đi lặp lại, mặc cảm tội lỗi, sự trừng phạt của cha mẹ mỗi khi trẻ em mắc lỗi, sức khỏe tâm thần của người mẹ là các yếu tố làm gia tăng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em. 

(5). Can thiệp nhóm thông qua giáo dục kỹ năng sống  là biện pháp tác động, can thiệp có hiệu quả đối với những trẻ em ở trạng thái ranh giới giữa bình thường và bệnh lý hoặc bị rối nhiễu tâm lý nhẹ. Biện pháp can thiệp nhóm không mang lại hiệu quả đối với những trẻ em sống trong gia đình có bạo lực bị rối nhiễu tâm lý nặng, có dấu hiệu trầm cảm. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kết quả nghiên cứu của luận án gợi mở các hướng nghiên cứu về (1) những khó khăn trong việc thích ứng xã hội, trường học của những trẻ em có cha hoặc mẹ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài (2) khả năng ứng phó của trẻ em bị xâm hại thể chất, tinh thần và tình dục (3) khả năng ứng phó của trẻ em sau những cú sốc trong cuộc sống như cha mẹ, người thân đột ngột bị ốm đau, qua đời hoặc bị tai nạn. 

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án. 

  1. Nguyễn Bá Đạt (2014), “Rối loạn stress sau sang chấn ở trẻ trong gia đình bạo lực”, Tạp chí Tâm lý học (1), tr. 51 – 58. 
  2. Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Hà Thành (2013), « Tham vấn tâm lý trong công tác xã hội đối với cá nhân hoặc nhóm bị tổn thương tâm lý sau sang chấn», Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Nâng cao tính chuyên nghiệp công tác xã hội vì phát triển và hội nhập, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 613 – 620.
  3. Nguyễn Bá Đạt (2013),«Các lý thuyết trong nghiên cứu về bạo lực học đường hiện nay », Tạp chí Giáo dục và Xã hội (31), tr. 8 – 11.
  4. Nguyễn Bá Đạt (2012),«Tâm lý của trẻ khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế:Thực tại và tương lai của gia đình Việt Nam trong thế giới hội nhập, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr. 231 – 238. 
  5. Nguyễn Bá Đạt (2012),«Hậu quả của bạo lực gia đình đối với tâm lý trẻ em”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Đào tạo nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 53 – 59.
  6. Nguyễn Bá Đạt (2012), « Những hành vi kém thích nghi của thanh thiếu niên trong gia đình có bạo lực», Tạp chí Tâm lý học (4), tr. 68 – 75. 
  7. Nguyễn Bá Đạt (2010), «Phản ứng của thiếu niên khi chịu đựng bạo lực gia đình », Tạp chí Tâm lý học (4), tr. 50 – 56. 
  8. Nguyễn Bá Đạt (2009), «Một số nghiên cứu về tổn thương tâm lý », Tạp chí Tâm lý học (5), tr. 58 – 63. 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: NGUYEN BA DAT 

2. Sex: male 

3. Date of birth: June, 05, 1975

4. Place of birth: ThanhThuy, PhuTho

5.Admission decision number: Decision No 4152/QĐ-SĐH, dated 15/07/2008 by the President of Vietnam National University Hanoi. 

6. Changes in academic process: Decision No 421/QĐ-SĐH, dated 17/04/2011 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National Universit Hanoi. 

7. Official thesis title: The psychological disorders in children living in families with domestic violence.

8. Major: Social Psychology

9. Code: Pilot training

10. Supervisors: 

  • Prof.PhD. Tran Thi Minh Duc
  • Assoc.Prof.PhD. Vo Thi Minh Chi

11. Summary of the new findings of the thesis     

(1). Psychological disorders in children living in violent families can be understood as a state of abnormal mental health caused by domestic violence,manifestthe state of anxiety-depression in emotion, typically the deviant aggressive behavior, the misperception of themself and their family, and somatic symptom disorder like abdominal pain, headache and having rash. 

(2).The results being investigated by the Youth self-report (YSR) showed that out of 141 children living with domestic violence, 51 children (36,2%) do not suffer from psychological disorders; 50 children (35,5%) are in the border between normal and pathological and the last 40 children (28,3%) has psychological disorders. Anxiety - depression, aggressive behavior are the most common clinical symptoms among those children. Those clinical symptoms tightly interconnected to each other. 

(3). Children who are living with domestic violence and having psychologicaldisorders have difficulties in social adapting, problem solving much more than children not suffering from psychologicaldisorders. 

(4). The repetition of violence between parents, guilt, punishment, parents’ mental health are the factors that increase  psychological disorders in children. 

(5). Group intervention through life skills education is an effective way of treatment for children with simple psychology disorder. However, it’s not effective with the children from domestic violence who have serious mental disorders psychosis like major depression.

12. Practical applicability 

The result of the research is a scientific basis and usefulreference source for individuals and organizations, who work in the field of domestic violence prevention; children edu-care, protective service.

13. Further research directions 

The result of the research open research directions for (1) difficulties in school and social adatation of children whose parents are in labor export overseas program, (2) adaptive ability of children with physical, mental or sexual abuse, (3) ) adaptive ability of children who have been through some traumatic life events, such as parents or ralatives suddenly got sick, have been in an accident or passed away.

14.Thesis – related publications

  • Nguyen Ba Dat (2014), “PTSD among children from family with domestic violence”, Journal of Psychology (1), pp. 51 - 58. 
  • Nguyen Ba Dat, Nguyen Ha Thanh (2013), “counselingin social work with individuals and groups with PTSD.”,International Social work Conference: Enhancing professionalization of social work for development and integration, University of Education Ha Noi, pp. 613 – 620. 
  • Nguyen Ba Dat (2013), “Theories applied in researches related to current school violence”, Educationnal& social review (31), pp. 8 – 11. 
  • Nguyen Ba Dat (2012), “Child’s psychology when witnessing family violent incident”, International Conference: Reality and future of family in the integrated world, Hanoi University of Culture, pp. 231 – 238. 
  • Nguyen Ba Dat (2012), “The impacts of domestic violence on the children’s psychology”, International Conference: Training, Research and Application of psychology in the context of international integration, Vietnam National University Hanoi,pp. 53 - 59.
  • Nguyen Ba Dat (2012), “Maladaptive behaviors of adoslescents in violent families”, Journal of Psychology (4), pp. 68 - 75. 
  • Nguyen Ba Dat (2010), “Adoslescents’ reactions when bearing or witnessing domestic violence”, Journal of Psychology (4), pp. 50 – 56.
  • Nguyen Ba Dat (2009), “Studying psychological trauma”, Journal of Psychology (5), pp. 58 – 63.

Tác giả: Nguyễn Bá Đạt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây