TTLA: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Thứ hai - 16/10/2023 04:58
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1.
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Anh 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/11/1985 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4416/2019/QĐ-XHNV, ngày 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Điều chỉnh tên đề tài theo quyết định số 2064/QĐ-XHNV-ĐT ngày 07/ 10/ 2021; Văn bản gia hạn số 3675/QĐ- XHNV ngày 07/12/2022 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
7. Tên đề tài luận án: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GVHD 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Lan; 
GVHD 2: PGS.TS. Trần Thu Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu của luận án:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH đối với trẻ có RLPTK và gia đình trẻ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ CTXH trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện các dịch vụ CTXH trong hỗ trợ gia đình và trẻ có RLPTK.
* Đối tương nghiên cứu của luận án: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn tự kỷ.
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Nghiên cứu đã sử dụng 6 phương pháp như sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, tổng cộng là 178 tài liệu đã được sử dụng để trích dẫn.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Điều tra 2 giai đoạn với tổng số phiếu dành cho nhân viên cung cấp dịch vụ CTXH là 193 phiếu; Phụ huynh của trẻ có RLPTK là 248 phiếu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện với 3 nhóm khách thể gồm nhân viên cung cấp dịch vụ (30 người), phụ huynh của trẻ có RLPTK (20 người), lãnh đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ (15 người).
- Phương pháp thảo luận nhóm: Có 2 cuộc thảo luận nhóm nhân viên cung cấp dịch vụ và 1 cuộc thảo luận nhóm phụ huynh của trẻ có RLPTK
- Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến 5 chuyên gia trong các giai đoạn thực hiện nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý thông tin định lượng thông qua phần mềm SPSS, thông tin định tính thông qua việc phân tích thông tin theo chủ đề.
11.3. Các kết quả chính và kết luận
* Các kết quả chính:
- Đặc điểm về gia đình và trẻ có RLPTK: Trẻ có RLPTK đang sử dụng dịch vụ hỗ trợ tại các cơ sở có độ tuổi từ 3 đến dưới 16 tuổi, trong đó trẻ ở độ tuổi từ 3 đến dưới 11 tuổi chiếm số lượng cao nhất. Giới tính của trẻ có sự chênh lệch cao, tỷ lệ nam/ nữ là 3,5/1. Trẻ có mức độ RLPTK nhẹ  sẽ thường theo học giáo dục hòa nhập, ở mức độ nặng và đặc biệt nặng sẽ theo học giáo dục đặc biệt. Gia đình của trẻ có RLPTK sinh sống ở các khu vwacj địa lý khác nhau từ thành thị, nông thôn tới miền núi. Người chịu trách nhiệm chính chăm sóc hỗ trợ trẻ có RLPTK trong gia đình thường là nữ giới, cụ thể là người mẹ. Trình độ học vấn của các phụ huynh tương đồng và ở mức khá (chủ yếu là cao đẳng và đại học). Những khó khăn gia đình trẻ có RLPTK gặp phải đó là những vấn đề liên quan tới tình trạng căng thẳng, sự bất hòa mâu thuẫn trong gia đình, kinh tế suy giảm, thiếu kiến thức chăm sóc trẻ, bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Họ có mong muốn được hỗ trợ để giải quyết những khó khăn trên.
- Thực trạng dịch vụ CTXH được mô tả cụ thể theo các thành tố của dịch vụ, gồm có: Loại hình dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ, mức giá và cách thức cung cấp dịch vụ. Loại hình dịch vụ CTXH đang cung cấp cho gia đình trẻ có RLPTK là các dịch vụ phòng ngừa (tuyên truyền, nâng cao nhận thức), dịch vụ can thiệp chuyên sâu (Huy động, kết nối nguồn lực, Chuyển gửi dịch vụ, Biện hộ, Tham vấn, giải tỏa căng thẳng tâm lý, Tư vấn chính sách, Giáo dục, cung cấp kiến thức chăm sóc trẻ). Các dịch vụ cung cấp cho trẻ có RLPTK gồm có dịch vụ can thiệp ban đầu (Đánh giá sơ bộ, Sàng lọc, Chẩn đoán), dịch vụ can thiệp chuyên sâu (RDI, ABA, TEACCH, PECS) và dịch vụ hòa nhập- phát triển (Hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại trường học, Hỗ trợ hướng nghiệp dạy nghề, Xây dựng mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng). Các dịch vụ CTXH mặc dù vai trò vẫn còn yếu so với các dịch vụ can thiệp GDĐB nhưng các hoạt động CTXH cũng đã được thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, có những tác động nhất định tới quá trình can thiệp và hỗ trợ cho gia đình và trẻ có RLPTK. Về quy trình cung cấp dịch vụ, tại các cơ sở vẫn chưa có một quy trình cung cấp dịch vụ thống nhất, mỗi cơ sở lại có những căn cứ khác nhau để lựa chọn quy trình thực hiện. Mức giá các dịch vụ được cung cấp ở mức cao so với thu nhập bình quân đầu người ở nước ta. Các dịch vụ chủ yếu được cung cấp tại cơ sở, với các hình thức theo giờ, bán trú và nội trú. Bên cạnh đó một số cơ sở cũng cung cấp dịch vụ tại gia đình với hình thức theo giờ. 
- Những khó khăn trong quá trình cung cấp dịch vụ CTXH được mô tả liên quan tới cơ sở cung cấp dịch vụ và nhận thức của cộng đồng. Trong đó những khó khăn từ phía cơ sở bao gồm năng lực cung cấp dịch vụ của cơ sở, nhận thức của lãnh đạo cơ sở và nhân viên cung cấp dịch vụ.
- Những yếu tố tác động đến dịch vụ CTXH, theo quan điểm của nhân viên cung cấp dịch vụ, có 4 nhóm yếu tố tác tới hiệu quả dịch vụ CTXH, gồm có năng lực cung cấp dịch vụ của cơ sở, nhận thức của lãnh đạo cơ sở và nhân viên cung cấp dịch vụ, nhận thức của cộng đồng. Trong đó yêu tố cộng đồng được đánh giá là có tác động mạnh nhất. Theo quan điểm của gia đình trẻ có RLPTK, có 2 nhóm yếu tố tác động tới việc sử dụng dịch vụ CTXH, nhóm thứ nhất là yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ và thời điểm can thiệp của trẻ, thứ hai là yếu tố gia đình, cộng đồng,chính sách. Trong đó nhóm yếu tố gia đình, cộng đồng,chính sách có tác động mạnh nhất.
* Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng thông qua việc kiểm định mô hình hồi quy đã làm cơ sở để đưa ra gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ CTXH dành cho gia đình và trẻ RLPTK phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Những giải pháp này được nhóm lại thành 4 nhóm chính, bao gồm: (1)- Hoàn thiện cơ chế chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển dịch vụ CTXH; (2)- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ; (3)- Nâng cao hiểu biết của các nhóm liên quan gồm có cộng đồng, gia đình và lãnh đạo cơ sở; (4)- Phát triển mô hình cung cấp dịch vụ CTXH tại các cơ sở can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Vai trò của CTXH trong phối hợp liên ngành hỗ trợ gia đình và trẻ có RLPTK ở Việt Nam
- Hoạt động CTXH đối với gia đình và trẻ có RLPTK tại các cơ sở y tế
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
STT Thông tin về công trình
1 Nguyen Phuong Anh (2021), “Issues facing Vietnamese families with autism spectrum disorder children and suggestions for support from social workers”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em: giải pháp trợ giúp từ can thiệp tâm lý và công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, TP. HCM, tr.274-283.
2 Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Thái Lan (2022), “Đào tạo công tác xã hội trong hỗ trợ gia đình và trẻ em rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam - Một số vấn đề nhìn từ thực tiễn và đề xuất giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Đào tạo thực hành nghề công tác xã hội: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.411-426.
3 Nguyen Phuong Anh, Nguyen Thi Thai Lan, Nguyen Trung Hai (2022), “Current Situation of Staff Providing Social Work Services to Children with Autism Spectrum Disorder in Vietnam”, Asian Social Work Journal (ASWJ) Vol 7 (5), pp. 1- 7.
4 Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Trung Hải (2022), “Khả năng phát triển dịch vụ công tác xã hội với trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam”, Tạp chí Nguồn nhân lực và An sinh xã hội (12), tr. 47- 53.
5 Nguyễn Phương Anh (2023), “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình- Kinh nghiệm quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Vai trò của công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay, NXB Lao động, tr.196-205.
6 Nguyen Phuong Anh, Nguyen Thi Thai Lan (2023), “Social work services for autism children in Vietnam: status quo and challenges”, The journal Anthropological Researches and Studies, Vol 13, tr. 274-287.


INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Nguyen Phuong Anh
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 05/11/1985
  4. Place of birth: Hanoi
  5. Amission decision number dated 4416/2019/QĐ-XHNV, date 26/11/2019 by Principal University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
  6. Changes in academic process: Adjusted the title name according to Decision No. 2064/QD-XHNV-DT dated 7/10/ 2021; Extension document No. 3675/QD-XHNV dated 7/12/2022 of Principal University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
  7. Officical thesis title: Social work services for families and children with autism spectrum disorder
  8. Major: Social work
  9. Code: 9760101.01
  10. Supervisors: Nguyen Thi Thai Lan; Tran Thu Huong
  11. Summary of the new findings of the thesis:
  1. Thesis purpose and objectives
  1. Purpose of thesis
Theoretical and practical research to assess the current status of social work services for children with autism spectrum disorder and their families, analyze factors affecting social work services on that basis, propose some solutions to improve these services. Social work services in supporting families and children with ASD.
  1. Objectives of thesis: Social work services for families and children with autism spectrum disorder.
  1. Research methods
The study used 6 methods as follows:
- Document analysis method: Analyzing documents in English and Vietnamese languages, a total of 178 documents were used for citation.
- Questionnaire survey method: A 2-stage survey with a total of 193 votes for social work service providers, 248 votes for parents of children with ASD.
- In-depth interview method: Conducted with 3 groups of subjects including service providers (30 people), parents of children with ASD (20 people), leaders of service providers (15 people).
- Group discussion method: There are 2 group discussions of service providers and 1 group discussion of parents of children with ASD
- Methods of polling experts: Asking for opinions of 5 experts in the stages of research implementation.
- Methods of information processing: Quantitative information processing through SPSS software, qualitative information through analyzing information by topic.
  1. Major results and conclusions
  1.  The major results
Research shows that social work services for families and children with ASD are being performed to varying degrees in both public and non-public institutions. Service groups for children with ASD, families of children with ASD and the community have certain differences. For children with ASD, focus on early detection and early intervention services through awareness raising activities from the community, followed by inclusive education services. For vocational guidance and vocational training support services, although these services are in great demand, in reality, they are being implemented at a low level. For young families with ASD, focus on services to improve awareness, knowledge, skills and methods of child care and education. In addition, there are services such as consultation, consultation, advocacy, connection, transfer, with the highest level of consultation implementation, services such as advocacy and transfer have a lower level of implementation.
The implementation of social work services is currently being implemented mainly at intervention facilities for children with autism, mainly at non-public facilities. The social work services provided to children with ASD and their families are still integrated and complementary to the child's therapy-intervention activities, not considered an independent industry, and have not played a role. stand alone in interdisciplinary activities to support children with ASD and their families. The percentage of staff providing social work services is still low, mainly focusing on long-term and experienced employees such as managers or facility directors, even staff with social work expertise after training. supplementing the short-term certificates of special education intervention has performed more special education intervention services than social work services, because they are employed as intervention teachers, not as employees. social worker. Since then, it has been shown that the use of social work human resources is not reasonable when the main profession has not had the opportunity to practice. In addition, the research situation has shown that the cost of using services is higher than the living standard of residents in Vietnam. The proportion of services provided in the home and in the community is still low, and the on-site delivery is still dominant. The provision and delivery of social work services at both public and non-public facilities is still not high because of many difficulties and barriers related to service providers, grassroots leaders, families, and characteristics of the service provider. autistic children, support policies in the field of ASD, grassroots capacity and community factors. Families also face certain difficulties when family members are children with ASD, namely economic difficulties, psychological pressure, stigma, discord in the family. The most prominent of which is the psychological stress factor of parents. They also have needs for support in using family-appropriate services related to stress relief, economic improvement, and policy access.
The fact that employees perform activities in the service delivery process at facilities shows that there are differences in aspects: type of establishment, training level, work experience, income level. There is not much difference between training majors, although the training majors in special education, psychology and pedagogy dominate, the percentage of social work workers also has a small difference. The activities in the process are closely correlated with each other, starting with the receiving of the object, followed by the screening and classification of the object. Followed by a periodic psychophysiological assessment of the subject's health status and needs, including the collection of additional information, the child's progress, or the adjustment of the family's problem needs. family, from which there will be a re-evaluation to serve as a premise for the development and adjustment of the plan. The development of a plan is not only done once, but with adjustments if necessary when relevant factors change such as problems, needs, and status of the child and family. In the process of implementing the plan, it will also need to make appropriate adjustments to always aim for the interests of the child and family. After implementing the plan, the analysis and evaluation of the object is also a follow-up and necessary activity. This is the premise for deciding whether to go to the next activity, which is to plan to stop support, integrate into the community for the child or return to the activity of developing and implementing a new plan to meet the needs and solve the problem. problem solving for the child/ young family.
Social work services at public and non-public facilities are affected by different groups of factors. For the provision of social work services, the effectiveness of the service is influenced by four groups of factors: service staff, grassroots leaders, grassroots capacity and community, in which strong group of factors. The most part belongs to the human factor, which is service staff and establishment leaders. For the use of social work services, service quality is assessed through family satisfaction, which is influenced by two groups of factors in service providers: knowledge of grassroots leaders about policy legal books, on ASD, creating conditions for staff to study to improve their child's level and time of intervention, basic capacity, and knowledge about ASD of service providers. And outside the service provider is the initiative and cooperation of the family, understanding to avoid stigma from the community, policies related to supporting families and children; in which the group of factors with the strongest impact is the group of factors outside the service provider.
  1.  Conclusions
From the research results in terms of theory, reality and influencing factors through testing the regression model, it has served as a basis to suggest some solutions to improve the effectiveness of social work services for children. families and children with ASD in line with reality in Vietnam. These solutions are grouped into 4 main groups, including: (1)- Completing mechanisms and policies as a basis for the development of social work services; (2)- Strengthening the capacity of service providers; (3)- Improve the understanding of relevant groups including Community, family and grassroots leaders; (4)- Developing a model of providing social work services at early intervention and inclusive education institutions.
  1. Futher research directions:
- The role of social work in interdisciplinary coordination to support families and children with autism in Vietnam
- Social work activities for families and children with autism at medical facilities
  1. Thesis-related publications:
No Publications
1 Nguyen Phuong Anh (2021), “Issues facing Vietnamese families with autism spectrum disorder children and suggestions for support from social workers”, Proceedings of the International Scientific Conference Impact of climate change and epidemics on families, women and children: solutions to help from psychological intervention and social work, National University Publishing House Hochiminh city, HCM city, tr.274-283.
2 Nguyen Phuong Anh, Nguyen Thi Thai Lan (2022), “Social work training in supporting families and children with autism spectrum disorders in Vietnam - Some issues viewed from practice and proposed solutions", Proceedings of the International Scientific Conference on Practical Training Social work profession: international experience and Vietnamese practice, Hanoi National University Publishing House, Hanoi, pp.411-426.
3 Nguyen Phuong Anh, Nguyen Thi Thai Lan, Nguyen Trung Hai (2022), “Current Situation of Staff Providing Social Work Services to Children with Autism Spectrum Disorder in Vietnam”, Asian Social Work Journal (ASWJ) Vol 7 (5), pp. 1- 7.
4 Nguyen Phuong Anh, Nguyen Trung Hai (2022), “Possibility of developing social work services for children with autism spectrum disorders in Vietnam”, Journal of Human Resources and Social Protection Vol 12, pp. 47- 53.
5 Nguyen Phuong Anh (2023), "The role of social workers in supporting autistic children and their families - International experience", Proceedings of the International Scientific Conference The role of social work in the current context, Labor Publishing House, pp.196-205.
6 Nguyen Phuong Anh, Nguyen Thi Thai Lan (2023), “Social work services for autism children in Vietnam: status quo and challenges”, The journal Anthropological Researches and Studies, Vol 13, pp. 274-287.

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây