Hãy đến học tập và nghiên cứu tại Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Thứ hai - 09/08/2021 04:55
Khoa Nhân học được thành lập năm 2015 trên cơ sở Bộ môn Nhân học của  trường Đại học Khoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Lịch sử xây dựng, phát triển và chuyển đổi của Khoa trong những thập kỷ vừa qua là một quá trình phát triển và chuyển đổi từ Dân tộc học như một chuyên ngành của khoa học Lịch sử thành Nhân học như một ngành khoa học cơ bản có tính lý luận và thực tiễn đặc biệt sâu sắc.

Đội ngũ giảng viên của Khoa Nhân học hiện nay là các thầy cô có bề dày nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học ở trong và ngoài nước. Các thầy cô được đào tạo tại các trường Đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Amsterdam, Leiden (Hà Lan), Đại học Quốc gia Úc (Australia), Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), Đại học Colorado (Hoa Kỳ), Đại học Toronto (Canada) …

  Giảng viên Khoa Nhân học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Các bạn sẽ được học những gì?

Tại Khoa Nhân học của Trường Đại học KHXH&NH, ĐHQG Hà Nội, sinh viên và giảng viên khám phá những vấn đề thuộc về con người đang diễn ra trong hiện thực đời sống. Thầy cô và sinh viên cùng hoạt động tập thể, dựa trên một loạt các dữ liệu lưu trữ-dân tộc học, lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ…để theo đuổi các câu hỏi liên ngành lớn hơn. Các mối quan tâm nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trải dài trong phạm vi các lĩnh vực quan trọng nhất đối với nhân học đương đạị được thể hiện qua các môn học ở khối ngành như lịch sử lý thuyết nhân học, nhân học số và hình ảnh, nhân học tôn giáo, nhân học y tế, nhân học giới, nhân học kinh tế, nhân học đô thị, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam …

>> Ngành Nhân học: Nghiên cứu toàn diện về con người

>> Trang Facebook của Khoa Nhân học

  Sinh viên và giảng viên khoa Nhân học tham gia buổi trình bày của NCS người Mỹ

Trong thời gian học tập tại Khoa Nhân học, các bạn sinh viên thường xuyên được tiếp xúc với các Giáo sư, Tiến sỹ quốc tế từ các trường Đại học danh tiếng trên thế giới đến Khoa giảng dạy và trình bày các nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nhân học. Sinh viên  được thụ hưởng các cơ hội liên quan đến chuyên môn cũng như nâng cao ngoại ngữ qua học thuật cũng như giao tiếp.

TS. Frank Proschan học giả Fulbright (Hoa Kỳ) tham gia giảng dạy tại Khoa Nhân học

PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu tham gia trao đổi khoa học với các học giả quốc tế

Thực tập - thực tế là hoạt động quan trọng của sinh viên ngành Nhân học - sinh viên phải đến với cộng đồng để tìm hiểu về đời sống văn hóa của họ nhằm có những trải nghiệm trong văn hóa và thực hiện các kỹ năng nghiên cứu. Mục đích của hoạt động thực tập thực tế nhằm: (i) tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức điền dã dân tộc học vào công tác thực địa và sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng vào việc thu thập và xử lý thông tin trên đối tượng nghiên cứu (cộng đồng cư dân cụ thể) ở thực địa; (ii) qua đó hiểu rõ hơn những khối kiến thức lý thuyết đã học, đồng thời thấy được những khó khăn, thách thức trong nghiên cứu các đề tài cụ thể ở địa bàn nghiên cứu, (iii) từ đó đòi hỏi người học phải ý thức được yêu cầu làm chủ một cách linh hoạt và sáng tạo các vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu từ cả góc độ lý thuyết và phương pháp.

Sinh viên Khoa Nhân học tham gia nghiên cứu thực địa

Trong thời gian học Đại học sinh viên Nhân học còn có cơ hội được học tập nghiên cứu và trao đổi tại các trường Đại học lớn ở Châu Âu, Trung Quốc. Đây là dịp để sinh viên có thể trải nghiệm ở môi trường học tập quốc tế, trau dồi thêm kiến thức làm hành trang cho cuộc sống trong tương lai.

Sinh viên Nhân học thực tập ngắn hạn tại Đại học Upsala (Thụy Điển) và Đại học Gottingen (Đức)

Sinh viên Nhân học tham gia Hội hè Hán Ngữ tại Nam Ninh (Trung Quốc)

Các bạn sẽ làm những công việc gì sau khi tốt nghiệp ngành Nhân học?

Với những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân văn được trang bị trong trường học, sinh viên ngành Nhân học khi ra trường có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn với các vị trí công việc sau:

  • Giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, xã hội...
  • Các viện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội; các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan;
  • Quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành các tour du lịch…
  • Chuyên gia quản lý dự án; chuyên gia đánh giá hiệu quả của dự án nhận tài trợ;
  • Cán bộ Ban dân tộc, Ban tôn giáo;
  • Cán bộ Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Tổ chức - Cán bộ;
  • Cán bộ Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch;
  • Biên tập viên, phóng viên của các tờ báo viết và các trang báo điện tử;
  • Biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên của các đài phát thanh, truyền hình;
  • Cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an...
  • Các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa;
  • Các cơ quan truyền thông: cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình...
  • Các công ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học;
  • Các cơ quan quân đội, công an...

Bạn đã sẵn sàng chưa? Còn chần chừ gì nữa chúng tôi đang rộng cửa đón chào bạn

Ngành Nhân học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố sau được coi là những tài sản quan trọng giúp bạn thành công với Nhân học:

  • Đam mê nhân học, ham mê học hỏi và nghiên cứu là một trong những chìa khoá để vươn tới thành công.
  • Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.
  • Nếu có thêm khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng thì dường như bạn là người có duyên với nhân học.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết giới thiệu sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Nhân học và nếu bạn yêu thích ngành học thú vị này thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN để có cơ hội học tập trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé. 

>> Nhân học có khả năng đưa ra những dự báo tốt cho phát triển (Báo Nhân dân)

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây