Theo TS. Đặng Kim Khánh Ly, Trưởng khoa Xã hội học và Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhiều phụ huynh và học sinh nghĩ học ngành Công tác xã hội ra chỉ đi làm tình nguyện, từ thiện và lương thấp. Song quan niệm này chưa đúng, chưa đầy đủ.
"Đây là suy nghĩ phổ biến xuất phát từ việc nhận thức chưa đầy đủ về ngành Công tác xã hội bởi họ thường nhìn thấy qua truyền thông hình ảnh những người làm từ thiện không lương, hoặc các hoạt động giúp đỡ cộng đồng mang tính tự nguyện. Tuy nhiên, ngành Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp, có đào tạo kiến thức bài bản, có hệ thống việc làm và thu nhập ổn định, thậm chí rất tốt nếu có chuyên môn cao. Là một ngành được pháp luật Việt Nam công nhận là một nghề chính thức từ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về phát triển nghề công tác xã hội", bà Ly nói.
Do vậy, nên nhận thức rằng Học công tác xã hội không chỉ là "đi làm từ thiện", mà là một nghề nghiệp chính thức, chuyên sâu, nhân văn, có kỹ năng riêng và thu nhập xứng đáng với năng lực, người học ngành này không chỉ giúp người khác mà còn xây dựng được một sự nghiệp vững chắc cho chính mình – ở cả khu vực công, tư và quốc tế.
Ông Nam cũng cho hay theo quy định mới, người làm công tác xã hội sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, là bước tiến quan trọng trong việc thiết lập chuẩn đầu vào và đầu ra cho đội ngũ nhân lực.
Sinh viên ngành Công tác xã hội học gì?
Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội ở các trường khoảng 127-132 tín chỉ trong 4 năm học. Ngoài kiến thức cơ sở ngành, tùy thế mạnh và mục tiêu, chương trình ở mỗi trường có những điểm riêng.
Tại trường Đại học Y tế công cộng, sinh viên được đào tạo để trở thành nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ, can thiệp và kết nối dịch vụ cho các nhóm yếu thế, góp phần thúc đẩy công bằng, bình đẳng và phát triển xã hội.
Trường cho hay là nơi đầu tiên có chương trình cử nhân Công tác xã hội định hướng trong y tế. Sinh viên được tiếp cận kiến thức nền tảng về y học, xã hội học, tâm lý học hay các phương pháp can thiệp chuyên sâu trong công tác xã hội.
"Các học phần về quản lý, truyền thông cũng được tích hợp một cách linh hoạt trong chương trình", thầy Nam cho hay.
Xuyên suốt quá trình học, sinh viên được rèn luyện kỹ năng thực hành nghề thông qua các tình huống thực tế, đặc biệt là với người bệnh và người nhà của họ.
Ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Công tác xã hội đạt AUN-QA, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các đại học Đông Nam Á.
Sinh viên ngoài học chuyên môn, còn được tiếp cận tư duy phân tích liên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Nhân học, Triết học... Theo cô Ly, chương trình chú trọng đến các học phần đổi mới sáng tạo, công nghệ và khởi nghiệp.
"Đây là yếu tố mới, mang tính xu thế thời đại. Người học được rèn luyện năng lực công nghệ trong phân tích dữ liệu, hiểu biết về đổi mới sáng tạo và có tinh thần khởi nghiệp", cô Ly nói. Nữ giảng viên nhìn nhận điều này giúp người học thích nghi tốt hơn với thị trường lao động.
Ngoài ra, các trường chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên như thực hành can thiệp, phản biện, truyền đạt, lập kế hoạch, giao tiếp, lắng nghe, làm việc nhóm, phân tích và xử lý thông tin, nghiên cứu, viết báo cáo...
Học ngành Công tác xã hội ra trường làm gì, lương bao nhiêu?
Theo các trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể đảm nhiệm những công việc sau:
- Nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện, trung tâm bảo trợ xã hội, trại giam...
- Nhân viên tại Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), Trung tâm Y tế dự phòng.
- Cán bộ dự án, chuyên gia phát triển cộng đồng, tư vấn viên... tại doanh nghiệp, tổ chức quốc tế.
- Chuyên viên tuyển dụng, quản lý nhân sự, chuyên gia tham vấn học đường, cố vấn phát triển kỹ năng, MC truyền cảm hứng...
Theo bà Ly, nhà tuyển dụng cần người có chuyên môn vững, tư duy phản biện, ra quyết định linh hoạt hiệu quả và kỹ năng giao tiếp - tổ chức tốt. Ngoài ra, những em có kỹ năng lập kế hoạch và quản lý công việc, hiểu công nghệ và có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, ngoại ngữ sẽ có lợi thế.
Theo PGS.TS.Phạm Tiến Nam, lương khởi điểm với sinh viên tốt nghiệp ngành này ở Đại học Y tế công cộng khoảng 8-10 triệu đồng một tháng. Còn tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, theo TS.Đặng Kim Khánh Ly, với vị trí công việc là Chuyên viên tuyển dụng, quản lý nhân sự, chuyên gia tham vấn học đường, cố vấn phát triển kỹ năng, MC truyền cảm hứng..., mức lương có thể từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tùy nơi làm việc.
Tác giả: Theo báo VNEpress
Những tin cũ hơn