FTA trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thứ sáu - 15/03/2013 07:41
Ngày 14/3/2013, Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Quỹ Rosa Lucxemburg tổ chức Hội thảo: “Sự phát triển của Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu - quan điểm của EU và ASEAN”.
Ngày 14/3/2013, Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Quỹ Rosa Lucxemburg tổ chức Hội thảo: “Sự phát triển của Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu - quan điểm của EU và ASEAN”. Dự hội thảo có PGS.TS Phạm Quang Minh (Phó Hiệu trưởng), Đại diện Quỹ Rosa Luxemburg tại Việt Nam, cùng nhiều nhà khoa học đến từ các cơ quan, tổ chức quốc tế, các trường đại học, học viện trong nước và nước ngoài. Các bài tham luận tại hội thảo đi sâu phân tích quá trình hình thành các AFTA, những lợi thế và cả thách thức của Việt Nam và ASEAN khi tham gia FTA. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, việc tham gia các FTA đã trở thành nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia. Việt Nam đã tham gia AFTA từ năm 1996 và từ đó đến nay Việt Nam đã đàm phán, tham gia nhiều FTA khu vực và song phương với các hình thức và nội dung khác nhau. Tính đến năm 2012, Việt Nam đã tham gia 6 FTA khu vực bao gồm: Hiệp đinh về Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP); 2 FTA song phương Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Chi Lê và đang xúc tiến đàm phán kí kết việc kí kết thêm các FTA quan trọng như: TPP, FTA Việt Nam – EU. Trong bài tham luận “Các hiệp định thương mại tự do (FTAs): Đặc điểm, xu hướng và những ảnh hưởng tới Việt Nam”, PGS.TS Hà Văn Hội (Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN) nêu rõ: các FTA có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam. Tiêu biểu là Vòng đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) – Việt Nam – Liên minh châu Âu đã chính thức được kì vọng sẽ giúp đỡ 90% dòng thuế cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, cùng với việc gia tăng dòng vốn của Liên minh châu Âu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, tham gia các FTA, Việt Nam các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm thiểu các chi phí, đặc biệt là chính sách giảm thuế và đầu tư. Như vậy, khi triển khai các cam kết trong FTA, hoạt động thương mại sẽ được thúc đẩy mạnh hơn, cũng như mang lại sự an toàn hơn trong quá trình quá trình đầu tư của doanh nghiệp, các rào cản thương mại sẽ giảm dần, thúc đẩy cho một Việt Nam phát triển mạnh trong tương lai. Cũng theo báo cáo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN : Quan niệm và chính sách” của PGS.TS Phạm Thanh Bình (Viện kinh tế và Chính trị Thế giới), mục đích kí kết FTA của Việt Nam cũng giống như các nước ASEAN khác là mong muốn tăng cường xuất khẩu, tạo sức hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường vị thế và xây dựng hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. FTA còn có tác dụng gia tăng các sức ép để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, các tham luận cho rằng, việc tham gia nhiều vào FTA sẽ tạo nên quá nhiều cam kết và quy định đan xen, gây khó khăn cho việc hoạch định chính sách thương mại quốc gia và tuân thủ, thực thi cam kết, quy định của FTA. Tuy nhiên, nếu không gia nhập xu thế này, Việt Nam và ASEAN sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử và nguy cơ đối mặt với hiệu ứng “chệch hướng thương mại” khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả. Do đó, trong bối cảnh hội nhập thế giới, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN cần nhận diện rõ những đặc điểm và xu thế của FTA trên thế giới và khu vực. Đó sẽ là chìa khoá để Việt Nam và các nước có được sự tham gia có hiệu quả, góp phần phục vụ tốt công cuộc phát triển kinh tế của đất nước mình.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây