Ngôn ngữ
Chủ đề: Những mạng lưới xuyên quốc gia của người di cư Việt Nam ở Đức
Tóm tắt: Trong kỉ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, những luồng di dân từ châu Á và châu Phi đến Âu châu đã biến đây thành những khu vực di dân năng động có tính gắn kết toàn cầu. Khác với những ‘lao động xuất khẩu’ trước đây thường di chuyển từ các quốc gia ở Địa Trung Hải tới châu Âu để làm việc trong khu vực công nghiệp và sản xuất chủ yếu theo những hiệp định song phương giữa các chính phủ và nhà tuyển dụng, những người di cư mới đã tìm được những vị trí khác trong thị trường lao động châu Âu thông qua những thay đổi của pháp luật về di dân quốc gia. Tuy nhiên, do các quốc gia châu Âu có những chính sách khác nhau, nên địa vị pháp lí của những người di cư mới thường không rõ ràng, rất nhiều người trong số họ sống và làm việc như những người lao động di cư bất hợp pháp. Tập trung vào chủ nghĩa xuyên quốc gia và những cộng đồng ở hải ngoại như những khái niệm lí thuyết mới trong khoa học xã hội, báo cáo của tôi sẽ khám phá những cách kiểu hình thành nơi chốn khác nhau ở Đức. Tôi lập luận rằng người di cư chuyển tải và du nhập những sự tưởng tượng, thực hành và chủ thể từ nơi này đến nơi khác trong khi chuyển đổi hay tái định hình những ý tưởng của họ về gia đình, nghi lễ, tính địa phương và không gian. Đặc biệt, báo cáo của tôi tập trung vào những làn sóng dân di của người Việt Nam ở Đông Đức và Tây Đức cũng như những trải nghiệm của họ sau khi thống nhất nước Đức năm 1990. Nền tảng chính trị và lịch sử khác nhau của các làn sóng di dân góp phần làm chuyển dịch những sự phụ thuộc lẫn nhau giữa việc hình thành nơi chốn và tính địa phương trong việc tạo thành các bản sắc tha hương ở châu Âu.
Người trình bày: TS Gertrud Hüwelmeier là trợ lí giáo sư và nghiên cứu viên tại Bộ môn Dân tộc học Âu châu, Đại học Humboldt, Berlin, Đức. Gertrud học nhân học xã hội ở Đại học Freie (Berlin) và nhận bằng tiến sĩ về nhân học tại Đại học Tübingen, Đức. Cô đã điền dã ở châu Âu, Mĩ và Ấn Độ. Cô hiện là chủ nhiệm dự án nghiên cứu về “Những mạng lưới xuyên quốc gia” tập trung vào người di cư Việt Nam và Ghana ở châu Âu cũng như ở mẫu quốc của họ.
Thời gian: 9h00 sáng thứ 6 ngày 21-11-2008
Địa điểm: Multimedia Room, Bảo tàng Nhân học, Tầng 3, Nhà D, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn