Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Anh Thư
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/06/1983
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS số: 2798/2012/QĐ-SĐH, do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 28 tháng 12 năm 2012.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (12 tháng) theo quyết định số 113/QĐ-XHNV do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 15 tháng 01 năm 2016.
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá về phong cách giáo dục của cha mẹ và tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Trần Thị Minh Đức, Hướng dẫn 2: PGS.TS Trần Thu Hương
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án bổ sung thêm vào hệ thống nghiên cứu lý luận về PCGD của cha mẹ và tự đánh giá. Làm rõ ảnh hưởng PCGD của cha mẹ đến tự đánh giá của học sinh THCS. Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân của học sinh.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: đánh giá về PCGD của cha mẹ có mối tương quan với tự đánh bản thân của học sinh. Cụ thể, học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD dân chủ và tự do/ dễ dãi có mối tương quan thuận với tự đánh giá của các em trên lĩnh vực cảm xúc, tương lai và gia đình. Học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD độc đoán có mối tương quan nghịch với tự đánh giá của các em trên các lĩnh vực này.
Học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD dân chủ và PCGD độc đoán có tác động nhiều nhất đến tự đánh giá gia đình của trẻ và học sinh đánh giá cha mẹ có PCGD tự do có tác động nhiều nhất cho tự đánh giá tương lai của các em.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, trong các PCGD kết hợp thì học sinh quan niệm rằng PCGD dân chủ kết hợp với PCGD độc đoán của cha mẹ có tác động đến tự đánh giá cái tôi gia đình của các em. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy PCGD của cha mẹ kết hợp với sự quan tâm đến đời sống tình cảm của các con là yếu tố làm tăng lên tự đánh giá bản thân của học sinh.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến PCGD của cha mẹ bao gồm những yếu tố liên quan đến đặc điểm của trẻ: trẻ hướng ngoại, trẻ là con cả đánh giá cha mẹ có PCGD độc đoán hơn trẻ hướng nội, trẻ là con thứ. Tự đánh giá bản thân của học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, kiểu người hướng nội – hướng ngoại, trường học và lớp học.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Tâm lý học gia đình, Tham vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên, Tham vấn gia đình, Tham vấn học đường và ứng dụng trong thực tiễn liên quan đến trợ giúp tâm lý cho học sinh và phụ huynh.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài cũng gợi mở một số vấn đề cần được tiếp tục mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo như: Nghiên cứu trên cha mẹ nhằm so sánh đánh giá của cha mẹ và con về cùng vấn đề PCGD và tự đánh giá có sự khác biệt như thế nào. Nghiên cứu thiết kế thang đo có thể đo được cụ thể PCGD kết hợp của cha mẹ.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Anh Thư (2016), “Phong cách giáo dục của cha mẹ dưới góc nhìn của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (4), tr. 107 – 115.
2. Nguyễn Thị Anh Thư (2016), “Phong cách giáo dục độc đoán của cha mẹ và tự đánh giá gia đình dưới góc nhìn của học sinh trung học cơ sở”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Sang chấn Tâm lý và các hoạt động trợ giúp”, Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 91 – 99.
3. Nguyễn Thị Anh Thư (2016), “Tự đánh giá cảm xúc của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học (11), tr. 89 - 98.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thị Anh Thu 2. Sex: Female
3. Date of birth: June 18th, 1983 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2798/QD-XHNV-SDH, dated 28/12/2012 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Extanding the studying time (12 months) according to the decision number: 113/QD-XHNV, dated 15/01/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis titlle: “Assessing parenting style and self-esteem of secondary school students”
8. Major: Psychology Code: 62.31.04.01
9. Supervisor: Prof., Dr. Tran Thi Minh Duc, Assoc Prof., Dr. Tran Thu Huong
10. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis contributes to the theory system of parenting style and self-esteem. It clarifies the impacts of parenting style to self-esteem of secondary school students and points put the factors that effect on their self-esteem.
The results of the study show that there are a relationship between parenting style and students’ self-esteem. Specially, the students, who assessed that their parenting style is permissive and democratic, has positive self-esteem in their emotional, future, and family aspects. In the contrary, the students, who supposed to think their parents are autism, has negative thinking about these aspects.
The considered objects of the study, secondary students, judged democratic or authoritarian parenting style have the greatest impact on their self-esteem. Moreover, they appraised that freedom-parenting style is the most influent style on their future self-esteem
The results show that in the different combinations of parenting style, the secondary students perceived that the democratic-authoritarian combining style influenced the self-esteem in their family’s ego. Moreover, the results also present that parenting style combined with their interest in the emotional life of their children is a factor to increase the students’ self-esteem.
Some factors that effect on the parenting style related to the characteristics of the child show that extracurricular children and the oldest child evaluated their parents’ parenting style is more domineering than introverted children and second children. Self-esteem of students are influenced by internal factors such as gender, introverted - extroverted, school and classroom.
11. Practical applicability, if any:
The thesis is considered as the references for Family Psychology, Child and Adolescent Counseling, Family Counseling, School Counseling. It could be applied in practices related to psychology for supporting the relationship between children and their parents.
12. Further research directions, if any:
The thesis suggests some open issues such as (1) Researching on parents’ aspect instead of children’s aspect on the relationship between parenting style and self-esteem of children and comparing the results, (2) Researching and designing scale to measuring parenting style combinations.
13. Thesis- related publications:
1. Nguyen Thi Anh Thu (2016), “Parenting style in the perspective of the secondary school students”, Journal of Social Psychology (4), pp. 107 - 115.
2. Nguyen Thi Anh Thu (2016), “Authoritarian Parenting style and Family Self-Esteem: The view of junior high School Students”, Proceeding of International Conference “Psychological Trauma and Support Activities”, Department of Psychology - University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publisher, pp. 91 - 99.
3. Nguyen Thi Anh Thu (2016), “Emotion Self-esteem of junior high school students”, Journal of Psychology (11), pp. 89 - 98.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn