Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Xuân Quang
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/11/1989
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài luận án theo Quyết định số 3271/QĐ-XHNV ngày 03/10/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tên cũ: Biến thể cú pháp của câu tiếng Việt từ bình diện cấu trúc - chức năng
7. Tên luận án: Biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt từ bình diện cấu trúc - chức năng
8. Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 62.22.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã xác lập được bộ tiêu chí nhận diện biến thể cú pháp của câu tiếng Việt, góp phần phác họa một bức tranh toàn diện hơn về câu tiếng Việt từ góc nhìn hoạt động của ngôn ngữ. Biến thể cú pháp của câu là những phát ngôn có chung một cấu trúc cú pháp và cùng biểu hiện một sự tình nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện bề mặt và chức năng dụng học.
Luận án phân loại và miêu tả cấu trúc hình thức của ba loại biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt: biến thể cú pháp trật tự thành tố, biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố và biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh. Nhìn từ bình diện cấu trúc, các biến thể cú pháp của một câu đơn được phân biệt dựa theo sự khác biệt về trật tự thành tố, sự hiện diện hay khiếm diện của các thành tố và sự bổ sung hay không của các từ ngữ nhấn mạnh.
Luận án cũng phân tích ngữ cảnh sử dụng và lý giải chức năng như là động lực dụng học quan trọng hình thành các biến thể cú pháp. Xem xét từ góc độ chức năng, các biến thể cú pháp đảm nhiệm các chức năng cụ thể như nhấn mạnh thông tin quan yếu, duy trì mạch lạc trong chuỗi phát ngôn, biểu lộ thái độ người nói, v.v.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án về biến thể cú pháp của câu đơn, từ cả hai bình diện cấu trúc và chức năng có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ nghiên cứu như các chuyên luận về cú pháp tiếng Việt và giảng dạy như sách giáo khoa tiếng Việt, sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Các biến thể trong ngôn ngữ;
- Một số vấn đề của ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt;
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Dương Xuân Quang (2014), “Những đặc trưng quan yếu của biến thể cú pháp câu tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (3), tr.16-22.
2. Dương Xuân Quang (2016), “Phát ngôn – biến thể cú pháp của Câu”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (2), tr. 56-62.
3. Dương Xuân Quang (2016), “Về đơn vị ngôn ngữ và các biến thể của chúng”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (2), tr.17-33.
4. Dương Xuân Quang (2016), “Biến thể cú pháp thay đổi trật tự thành phần với sự trong sáng của tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường” (ISBN 978-604-88-2843-1), Nxb Dân trí, Hà Nội, tr. 1049-1056.
5. Dương Xuân Quang (2016), “Câu và biến thể phát ngôn với mô hình ba bình diện của Kí hiệu học”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Kí hiệu học – Từ lí thuyết đến ứng dụng trong nghiên cứu và dạy học ngữ văn” (ISBN 978-604-0-09502-2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.87-94.
6. Dương Xuân Quang (2016), “Về chức năng biểu thái của các biến thể cú pháp câu tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (ISBN 978-604-62-6689-1), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.434-442.
7. Dương Xuân Quang (2017), “Về các biến thể cú pháp thêm xen trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (1), tr.45-52.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. The author’s name: Duong Xuan Quang 2. Sex: Male
3. Date of birth: November 11th, 1989 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, dated 21/11/2011 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Decision on changing the thesis’ name 3271/QĐ-XHNV dated 03/10/2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: Syntactic Variants of Vietnamese Simple Sentences from the Structural - Functional Perspective.
8. Major: Theoretical Linguistics Code: 62.22.01.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. – Dr. Nguyễn Hồng Cổn
10. Summary of the new findings of the thesis:
This dissertation establishes a set of criteria to identify the syntactic variants of Vietnamese sentences. Syntactic variants of Vietnamese simple sentences are utterances which are similar in syntactic structure and state of affairs, but different in surface form and pragmatic function.
The dissertation classifies and describes the formal structure of three types of syntactic variants of Vietnamese simple sentences: variants by constituent order, variants by ellipsis and variants with focus operators. From the structural perspective, syntactic variants of sentences were defined by the difference of constituent order, the presence or absence of constituents and the addition to focus operators.
The dissertation also analyses context and explains function as an important factor in forming syntactic variants. From the functional perspective, syntactic variants of sentences have functions, such as: prominence, coherence, attitudinal, etc.
11. Practicial applicability:
Research results about the syntactic variants of Vietnamese sentences could be used in compiling monographs about Vietnamese syntax and Vietnamese textbooks for Vietnamese people and foreigner.
12. Further research directions:
- Variants in Language;
- Some other topics in Vietnamese Syntax and Semantics;
- The relationship between Language, Culture and Thought.
13. Thesis-related publication:
1. Dương Xuân Quang (2014), “Relevance Features of Syntactic Variants of Vietnamese Sentences”, Lexicography & Encyclopedia (3), pp.16-22.
2. Dương Xuân Quang (2016), “Utterance – Syntactic Variants of Sentence”, Language & Life (2), pp.56-62.
3. Dương Xuân Quang (2016), “Discussion on Linguistics Units and their Variants”, Lexicography & Encyclopedia (2), pp.17-33.
4. Dương Xuân Quang (2016), “Syntactic Variants by Constituent Order with Standard Vietnamese”, in Proceeding of National Conference on “Maintaining Standard Vietnamese and Teaching Language in the School” (ISBN 978-604-88-2843-1), Dân trí Publishing house, Hanoi, pp.1049-1056.
5. Dương Xuân Quang (2016), “Sentence and Variants with Semiotic Triangle”, in Proceeding of National Conference on “Semiotics – From Theory to Application in Research and Teaching Philology” (ISBN 978-604-0-09502-2), Giáo dục Publishing house, Hanoi, pp.87-94.
6. Dương Xuân Quang (2016), “Attitudinal Function of Syntactic Variants in Vietnamese”, in Proceeding of International Conference on “Linguistics Research and Training: Theoretical and Practical Issues” (ISBN 978-604-62-6689-1), Đại học Quốc gia Hà Nội Publishing house, Hanoi, pp.434-442.
7. Dương Xuân Quang (2017), “Syntactic Variants by Expletive of Focus Particle in Vietnamese Language”, Language & Life (1), pp.45-52.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn