TTLA: Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam nhìn từ góc độ thể loại

Chủ nhật - 05/03/2017 23:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Lệ Thủy                   

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 23/4/1969                                                        

4. Nơi sinh:Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21/11/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia HàNội

6.Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi người hướng dẫn phụ theo Quyết định số 1078/QĐ-SĐH, ngày 08/01/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: “Hồi ký văn học (của nhà văn) trong văn học Việt Nam nhìn từ góc độ thể loại"

8. Chuyên ngành:Văn học Việt Nam                   Mã số: 62.22.34.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, TS. Nguyễn Thị Kiều Anh

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên tìm hiểu hồi ký văn học của nhà văn Việt Nam hiện đại trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, với những trường hợp tác giả hồi ký tiêu biểu từ góc nhìn thể loại. Trên cơ sở đó khẳng định đóng góp và vị trí đáng kể của hồi ký văn học của nhà văn về thể hồi ký văn học trong tiến trình hình thành và phát triển của loại hình ký nói chung và thể hồi ký nói riêng.

Luận án cung cấp những thông tin về tình hình nghiên cứu hồi ký văn học của nhà văn Việt Nam hiện đại cùng một số vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài nhìn từ lý thuyết thể loại, văn học sử và về tác gia và tác phẩm hồi ký từ nửa đầu thế kỷ  XX  cho đến nay.

Luận án đã xác định rõ đặc điểm thể loại hồi ký văn học; phân loại hồiký; diễn trình hình thành và phát triển hồi ký văn học trong văn học Việt Nam hiện đại; nhận diện những đặc điểm nổi bật của hồi ký văn học của các nhà văn Việt Nam ở sự tái hiện chân thực xã hội và văn học một thời đã qua; ở sự thể hiện đậm đặc cái tôi tác giả, ở sự sáng tạo hình thức nghệ thuật đa dạng độc đáo. Tìm hiểu phân tích và đánh giá sự phát triển của hồi ký văn học và những cây bút hồi ký văn học tiêu biểu. Luận án đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, thưởng thức hồi ký văn học khẳng định những đóng góp của hồi ký văn học đối với đời sống xã hội và nhất là đóng góp về mặt phát triển thể loại.

Luận án có những đóng góp về mặt tư liệu (sưu tầm hơn 50 tác phẩm hồi ký văn học) cung cấp nguồn tư liệu tham khảo thiế tthực đối với việc nghiên cứu giảng dạy, học tập văn học Việt Nam hiện đại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quản ghiên cứu của luận án có thể trở thành chuyên luận tham khảo và giảng dạy cho sinh viên cũng như học viên cao học của ngành Văn học.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

13. Các công trình đã công bố lien quan đến luận án:

1. Lê Thị Lệ Thủy (2010), “Biểu tượng Người mẹ trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (188),  tr.28-30.

2. Lê Thị Lệ Thủy (2013), “Hồi ký- tự truyện của Ma Văn Kháng, nỗi nhớ và tình yêu sâu nặng”, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (226), tr.16-21.

3. Lê Thị Lệ Thủy (2014), “Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài”, Diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam (241),  tr.64-68.

4. Lê Thị Lệ Thủy (2016), “Chất trữ tình trong hồi ký Vũ Bằng” Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Đại họcThái Nguyên (12),  tr.86-90.

 

INFORMATION ON DOCTORL THESIS

1. Full name: Le Thi Le Thuy                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 23/04/1969                     4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Admission decision numeber: 2213/QD-XHNV-SDH, dated 21/11/2011 of the Rector of Hanoi National University

6. Changes in academic process: Changing the secondary instructor under Decision No. 1078 / QD-SDH, dated 08/01/2014 of the Rector of Hanoi University of Social Sciences and Humanities.

7. Official thesis title : “Literary memoirs (of the writer) in Vietnamese literature from the perspective of genres”

8. Major: Vietnamese literature                Code: 62.22.34.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Ngoc Thien, Nguyen Thi Kieu Anh, Ph.D

10. Summary of the new findings of the thesis:

The dissertation is the first project focusing on studying literary memoirs of modern Vietnamese writers on two aspects of content and art, with the typical cases of memoir authors from the genre perspective. On that basis, the dissertation highlights the significant contributions and position of writers in literary memoir genre in the process of foundation and development of literature in general and memoir in particular.

The dissertation provides information in detail about the current study of literary memoir of modern Vietnamese authors and some basic issues related to the subject seen from the genre theory, literary history, authors and memoirs from the first half of the twentieth century up to the present.

The dissertation defines characteristics of literary memoir genre; classifies various type of memoir narrative; the process of formation and development of literary memoirs in Vietnamese modern literature; identifies the distinct features of literary memoir of Vietnamese writers characterized in its ability of representing society and literature of the past, the personal voice of its author, as well as creativity in diverse and unique art forms; analyzes and evaluates the development of literary memoirs and typical literary memoir writers. The dissertation has met the needs of research, appreciating literary memoirs; confirms the contribution of literary memoir in social life, particularly in terms of developing memoir genre.

The dissertation contributes much in terms of materials (collecting more than 50 works of literary memoir), supplying practical references for researching, teaching, and learning Vietnamese modern literature.

11. Practical applicability, if any:

The research results of the dissertation can become a treatise reference and instruction for students as well as graduate students of literature.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

1. Le Thi Le Thuy (2010), “The icon of the Mother in Hoang Phu Ngoc Tuong’s memoir”, VN Letters and Arts Forum (188), pp. 28-30.

2. Le Thi Le Thuy (2013), “Ma Van Khang’s memoir and autobiography, nostalgia and deep love”, VN Letters and Arts Forum (226),  pp. 16-21.

3. Le Thi Le Thuy (2014), “Narrative language in To Hoai’s memoir”, VN Letters and Arts Forum (241), pp. 64-68.

4. Le Thi Le Thuy (2016), “Lyrical quality in Vu Bang’s memoir”, Journal of Science and Technology -TNU (12),  pp. 86-90

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây