Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/05/1986
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/QD-XHNV-SDH ngày 30/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (trường hợp sinh viên chuyên ngữ ở một số trường đại học tại Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 62.22.01.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, áp dụng mô hình Khung ngôn ngữ ma trận, luận án cho thấy trong các ngôn phẩm chuyển mã, tiếng Việt là ngôn ngữ ma trận, tiếng Anh là ngôn ngữ nhúng. Các kết quả phân tích cho thấy: Trong số 964 phát ngôn trong 115 hội thoại, có 321 phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng Việt, 163 phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng Anh và 480 phát ngôn hỗn hợp. Phân loại 163 câu/phát ngôn theo cấu trúc và mục đích nói, luận án cho thấy, về mặt cấu trúc, các phát ngôn tiếng Anh chủ yếu được tạo bởi các câu đơn và câu đặc biệt. Theo mục đích nói, các phát ngôn tiếng Anh có mục đích tường thuật và nghi vấn chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt, các từ nghi vấn (what, why, how…) được sử dụng với tần suất lớn trong các phát ngôn nghi vấn, các phát ngôn cảm thán và mệnh lệnh chiếm tỉ lệ khiêm tốn hơn nhiều. Các phát ngôn hỗn hợp (ngôn ngữ ma trận + ngôn ngữ nhúng) là tâm điểm của sự khảo sát. Trên cơ sở lí thuyết ngôn ngữ ma trận, chúng tôi phân chia các phát ngôn chỉ được tạo bởi tiếng phát ngôn hỗn hợp thành 3 thành phần: (1) các cù lao ngôn ngữ ma trận; (2) các cù lao hỗn hợp; và (3) các cù lao ngôn ngữ nhúng, trong đó luận án khảo sát thành phần thứ (2) và thứ (3). Về cấu trúc, kết quả cho thấy, các thành tố ngôn ngữ nhúng là từ chiếm số lượng áp đảo, sau đó là các ngữ đoạn và cuối cùng mới là các câu. Về mặt ngữ âm, tác động của ngôn ngữ ma trận theo hướng làm biến đổi cách phát âm của các thành tố ngôn ngữ nhúng cũng thể hiện rõ thông qua việc ngôn ngữ ma trận làm thanh điệu hóa một số âm tiết tiếng Anh, gây một số biến đổi trong hệ thống phụ âm và nguyên âm các từ tiếng Anh khi các từ đó được “nhúng” vào các phát ngôn tiếng Việt (thể hiện qua các đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết). Về từ loại, các thành tố ngôn ngữ nhúng là thực từ đó lại chủ yếu là danh từ, sau đó mới đến động từ và tính từ.
Thứ hai, Đối với động cơ và thái độ ngôn ngữ, ngữ liệu ngôn ngữ tự nhiên cho thấy các sinh viên chuyên ngữ khá “hứng thú” với việc chuyển mã, trong đó, chuyển mã đánh dấu là hành vi phổ biến hơn nhằm thực hiện những động cơ giao tiếp nhất định. Cứ liệu từ các hội thoại tự nhiên và các cứ liệu phỏng vấn sâu đều ủng hộ kết quả đó. Kết quả nghiên cứu thái độ ngôn ngữ gây nhiều ngạc nhiên cho người nghiên cứu bởi chúng hầu hết không phù hợp với những dự đoán ban đầu. Đối với sinh viên chuyên ngữ, kết quả, thời lượng, sở thích hay tần suất tiếp xúc với người bản ngữ ảnh hưởng rất ít đến tần suất chuyển mã của họ; trong khi đó, những yếu tố nêu trên lại có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chuyển mã của họ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu thu được cũng cho thấy một số mô hình lí thuyết vốn chỉ thích dụng trong các cộng đồng ngôn ngữ phương Tây cũng có thể ứng dụng một cách khả quan trên ngữ liệu tiếng Việt. Xét về phương diện lí thuyết, những kết quả ấy đã giúp chứng minh tính cơ động, hiệu quả của cách tiếp cận và những mô hình lí thuyết mà luận án đã áp dụng.
12. Những nghiên cứu tiếp theo:
Đây chỉ là đề tài nghiên cứu bước đầu về hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt với đối tượng là sinh viên chuyên ngữ (người song ngữ không hoàn toàn trong cộng đồng người Việt). Với tốc độ toàn cầu hóa như hiện nay, cùng với nhu cầu cấp thiết của việc học tiếng Anh phổ cập toàn xã hội, chắc chắn trong tương lai phạm vi và đối tượng nghiên cứu sẽ được mở rộng, khai phá chẳng hạn có thể khảo sát hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của đối tượng học sinh chuyên ngữ tại các trường THPT hay với đối tượng và nhân viên công sở đang làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn có vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài…chắc chắn sẽ thu được những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, từ đó càng làm cho cơ sở lí luận cũng như hướng nghiên cứu về hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt mà chúng tôi thực hiện trong luận án này càng có ý nghĩa hơn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Thị Huyền (2016), "Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ Ma trận", Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (9), tr45–53.
2. Nguyễn Thị Huyền (2016), "Chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt – Một cách nhìn từ bình diện dụng học", Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ (48), tr29-41.
3. Nguyễn Thị Huyền (2017), "Nghiên cứu động cơ chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt (Trường hợp chuyển mã của sinh viên chuyên ngữ tại Hà Nội)", Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (2), tr77-84.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Huyen 2. Sex: female
3. Date of birth: 21/05/1986 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2999/QD-XHNV-SDH, Dated 30/12/2013, by VNU President
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: English Code-switching in Vietnamese Casual Conversations (a case of Vietnamese students of English in universities in Hanoi)
8. Major: Vietnamese Linguistics Code: 62 .22.01.02
9. Supervisor: Associate Prof. Dr. Trinh Cam Lan
10. Summary of the new findings of the thesis:
Firstly, with the respect to the matrix language frame (MLF), the analysis indicated that Vietnamese is the matrix language (ML) in code-switching utterances in a number of ways and English refers to the embedded language (EL) with a lesser role. Among 964 utterances which collected in 115 conversations we have three model: (1) 321 well-formed constituents entirely in the ML, (2) 163 well-formed constituents entirely in the EL and (3) 480 mixed utterances (ML + EL constituents). 163 well-formed constituents entirely in the EL were classified by structure including Simple sentences (10,4%) and Subjectless sentences (89,6%) and when classified by illocutionary force we have Affirmative (what, why, how…), Negative utterances (10,4%), Directive utterances (6,8%), Interrogative utterances (15,3%), Exclamative utterances (8%). 480 mixed utterance is the central analysis including the matrix language island (ML island), the ML + EL island and the embedded language island (EL island). Due to the purpose of chapter 2, we only analyze (2) and (3). Structurally, most of EL constituents are words, phrases stand number two and sentences are the last. Phonetically, the ML sets the frame of sentences showing code-switching and change the way how to pronounce the EL constituents such as English initials are tonal which taken to the changes in consonants and vowels English system. Major part of speech characteristics of EL (English) including: Noun (70,5%); Verb (20,1%), Adjective (8,5%) and the remain (0,9%).
Secondly, for the motive of code-switching and linguistic behavior, Vietnamese students of English quite "interested in code-switching" which marked code-switching is chosen to convey certain messages of intentionality. Linguistic behavior of Vietnamese students of English is the most unforeseen result. English learning result, time spent learning, English learning hobby or frequency of learning English have negligible effect on their code-switching frequency, meanwhile, all these factors have positive effect on their linguistic behaviors.
11. Practical applicability:
The findings help to clarify some hypothesis models which carried out foreign language communities can be applied satisfactorily to Vietnamese discourse which has English code-switching in casual conversations between Vietnamese students of English in universities in Hanoi.
12. Further research directions:
Code-switching between Vietnamese students of English in high school as well as Vietnamese officers who work for foreign companies or foreign invested corporations are likely to be our further research directions.
13. Thesis related publications:
1. Nguyễn Thị Huyền (2016), “Evidence from the matrix language hypothesis: Vietnamese-English code-switching in casual conversations”, Language and Life (9), pp45-53.
2. Nguyễn Thị Huyền (2016), “English code-switching in Vietnamese conversations – From the pragmatics view”, Journal of Foreign Language Studies (48), pp29-41.
3. Nguyễn Thị Huyền (2017), “A study of code-switching motivation of English in Vietnamese communication (a case of code-switching by English major students in universities in Hanoi)”, Lexicography & Encyclopedia (2), pp77-84.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn