TTLA: Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn ( trường hợp Tô Hoài và Phạm Hổ)

Thứ hai - 31/07/2017 00:14

    THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Huyền       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 17/07/1986                                           

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có thay đổi.

7. Tên đề tài luận án: Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích của nhà văn ( trường hợp Tô Hoài và Phạm Hổ)

8. Chuyên ngành: Văn học dân gian                        Mã số: 62.22.01.25

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lê Chí Quế, Hướng dẫn 2: PGS.TS Lã Thị Bắc Lý

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, luận án đóng góp một cái nhìn cụ thể về ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết, đặc biệt là mảng truyện cổ tích viết lại của nhà văn Tô Hoài và nhà văn Phạm Hổ. Qua đó khẳng định những đóng góp không nhỏ của nhà văn Tô Hoài và nhà văn Phạm Hổ vào dòng văn xuôi Việt Nam hiện đại dành cho trẻ em, nhất là ở thể loại cổ tích mới.

Thứ hai, luận án là công trình khoa học đầu tiên đã thống kê và hệ thống hóa các truyện có phong cách cổ tích do nhà văn mới sáng tác hoặc là các truyện cổ tích cũ do nhà văn viết theo lối mới. Đồng thời, luận án đã nhận diện và phân tích những yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt giữa cổ tích nhà văn và cổ tích dân gian. Luận án đã so sánh giữa truyện cổ tích của nhà văn Tô Hoài và truyện cổ tích của nhà văn Phạm Hổ để thấy được sự khác biệt và tương đồng của hai nhà văn này.

Cuối cùng, luận án đã bổ sung thêm nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giới thiệu chuyên sâu về truyện cổ tích của nhà văn Tô Hoài và nhà văn Phạm Hổ tại các trường đại học. Đồng thời là một đóng góp cho ngành lý luận nghiên cứu văn học thiếu nhi vốn còn nhiều nội dung đang bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người có cùng mối quan tâm.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu tổng thể về cổ tích nhà văn ở các tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Võ Quảng.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Thanh Huyền (2015), “Yếu tố cổ tích về nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật (15), tr.110 -113.

- Nguyễn Thanh Huyền (2015), “Yếu tố kì ảo trong chuyện hoa, chuyện quả”, Tạp chí Giáo dục nghệ thuật (16), tr.91- 93.

-  Nguyễn Thanh Huyền (2017), “Cảm quan về thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật (54), tr.53 - 56.

                                                  

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thanh Huyen                         2. Sex: Female

3. Date of birth: 17– 07 – 1986                               4. Place of birth: Quang Ninh

5. Admission decision number: 2999/2013/QD-XHNV-SDH of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, dated: December 30th, 2013.

6.  Changes in academic process: no changes

7. Official thesis title: From folklore fairy tales to fairy tales by authors (the case of To Hoai and Pham Ho)

8. Major: Folklore literature                                       Code: 62.22.01.25

9. Supervisors: 1. Prof. Dr. Le Chi Que, 2. Asst. Prof. Dr. La Thi Bac Ly

10. Summary of the new findings of the thesis:

Firstly, the thesis provides a specific view on the impact of folklore to written literature, especially the rewritten fairy tales of To Hoai and Pham Ho. On this basis, the thesis emphasizes the significant contribution of To Hoai and Pham Ho to the Vietnamese modern prose for children, particularly the new type of fairy tales.

Secondly, the thesis is the first study which has collected, compared and systematized stories characterized as fairy tales written by writers or the old folklore fairy tales rewritten with new styles. Besides, the thesis identifies and analyses the core factors creating the difference between fairy tales by writers and folklore fairy tales. The thesis compares between fairy tales of To Hoai and fairy tales of Pham Ho in order to identify the similarities and differences of the two above-mentioned writers.

Finally, the thesis has supplemented an important source of documentation serving studying process and depth introduction to fairy tales written by To Hoai and Pham Ho at universities; at the same time, the thesis is a contribution to the major of the theory study of children’s literature of which many issues have not been studied thoroughly enough and lack of appropriate attention thus far.  

11. Practical applicability, if any:

Compiling references for literature students, graduate students and for those who are interested in this study subject.

12. Further research directions, if any:

- Comprehensively studying fairy tales written by Nguyen Huy Tuong and Vo Quang.

13. Thesis-related publications:

- Nguyen Thanh Huyen (2015), “The fairy factor concerning person in stories of To Hoai”, The Artistic Education Journal (15), pp.110 -113.

- Nguyen Thanh Huyen (2015), “The wonder factor in the Stories of Flower and Fruit”, The Artistic Education Journal (16), pp.91- 93.

-  Nguyen Thanh Huyen (2017), “The artistic awareness of nature in children’s stories of Pham Ho”, The Journal of literature and art criticism (54), pp.53 - 56.           

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây