TTLA: Niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay

Thứ hai - 27/03/2017 23:10

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Hùng           

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 27 – 02 – 1967                   

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 11 năm 2011

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: văn bản gia hạn số: 2475/QĐ-XHNV, ngày 05/8/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành:  Chính trị học                   Mã số: 62.31.20.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS  Nguyễn Văn Vĩnh

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về lý luận: Xây dựng và áp dụng một khung lý thuyết khoa học tương đối hoàn chỉnh về niềm tin chính trị với tư cách là một nhân tố cấu thành của văn hoá chính trị để luận giải và làm rõ niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, bao gồm các khái niệm, cơ chế hình thành, cấu trúc, đặc điểm và chức năng niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam.; Trên nền tảng đó, cung cấp một cách tiếp cận mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam nói riêng, niềm tin chính trị nói chung.

Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá một cách chân thực về thực trạng niềm tin chính trị của sinh viên ở nước ta hiện nay. Đồng thời, rút ra những mặt mạnh - yếu và nguyên nhân của nó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng, củng cố niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay.

 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ và cung cấp một số vấn đề lý luận và thực tiễn về niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam cho Đảng, Nhà nước và xã hội để từ đó có thể xây dựng, điều chỉnh chính sách phù hợp, hiệu quả hơn đối với nhóm đối tượng là sinh viên. Bên cạnh đó luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập những vấn đề liên quan đến chính trị học, nâng cao nhận thức xã hội về chính trị, văn hoá chính trị và công tác giáo dục sinh viên, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có cơ sở nhận diện đúng tính vấn đề liên quan đến động lực của sự phát triển đất nước.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có):

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có):

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Quang Hùng (2015), “Xây dựng môi trường xã hội dân chủ góp phần củng cố, nâng cao niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (183,184), tr.39-42.

2. Nguyễn Quang Hùng (2016), “Sinh viên Việt Nam và niềm tin chính trị hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (113), tr.46-49.

3. Nguyễn Quang Hùng (2016), “Hình thành phẩm chất người lao động mới cho sinh viên”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (384), tr.130-133.

4. Nguyễn Quang Hùng (2016), “Niềm tin chính trị ở sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị (2), tr.100-104.

5. Nguyễn Quang Hùng (2016), “Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên”, Tạp chí Thanh niên (1), tr.20-21.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Quang Hung                2. Sex: Male

3. Date of birth: February 27, 1967                4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH, dated: November 21, 2011.

6. Changes in academic process: 2475/QĐ-XHNV, dated August 5, 2016, University of Social Sciences and Humanities.

7. Official thesis title: Political beliefs of Vietnamese students today

8. Major: Political science                               Code: 62.31.20.01

9. Supervisors: Associate professor, Doctor Nguyen Van Vinh

10. Summary of the new findings of the thesis:

Reasoning: Developing and applying a relatively complete scientific theory framework of political beliefs as a constitutive element of political culture to interpret and clarify the political beliefs of the students in the cause of the country’s innovation and development, including concepts, mechanisms of formation, structure, characteristics and function of political beliefs of Vietnamese students. On that basis, it provides a new approach in exploring and studying the political beliefs of Vietnamese students in particular as well as political beliefs in general.

About the reality: Analyze and honestly evaluate the current state of political beliefs of students in our country. At the same time, the thesis draws the strengths - weaknesses and causes of it as the basis for proposing some major solutions to build and strengthen the political beliefs of Vietnamese students today.

Theoretical and practical meanings of the thesis: The research results of the thesis contribute to clarify and provide some theoretical and practical issues about the political beliefs of Vietnamese students to the Party and the State and the society in order to build and adjust more appropriate and effective policies for students. In addition, the thesis can be used as a reference, research, study of issues related to politics, raise the social awareness of politics, political culture and education. The thesis also helps policymakers and regulators to identify properly the issues related to the national development motivation.

11. Practical applicability, if any:

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

1. Nguyen Quang Hung (2015),  "Building a democratic social environment contributes to consolidating and enhancing the political beliefs of students today", Journal of Ethnicity and the Times (183,184), pp. 39-42.

2. Nguyen Quang Hung (2016),  ”Vietnamese students and political beliefs today”, Journal of Communist Party (113), pp.46-49.

3. Nguyen Quang Hung (2016), "Forming the Quality of New Workforce for Students," Journal of Culture and the Arts (384), pp.130-133.

4. Nguyen Quang Hung (2016), "Political beliefs of Vietnamese Students Today," Journal of Political Theory Science , (2), pp. 100-104.

5. Nguyen Quang Hung (2016), "Building a healthy social environment in order to educate the revolutionary ideals, ethics and cultural lifestyles for students," Journal of Youth, pp. 20-21.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây